Phương pháp tiếp cận: noãn bào được lấy từ buồng trứng lò mổ. Chỉ noãn bào cấp một được sử dụng. Noãn bào được làm cân bằng trong ba nhiệt độ khác nhau: 32, 37, hoặc 41°C. Với dung dịch VS1 (7,5 ethylene glycol (EG) + 7,5% DMSO) trong 10-12 phút, sau đó chuyển qua giữ dung dịch VS2 (15% EG + 15% DMSO + 0,5 m sucrose) trong một phút. Tiếp theo noãn bào được đưa vào Cryotop (làm bằng tay) và trực tiếp rơi vào nitơ lỏng. Sau khi làm ấm lên, noãn bào đã được kiểm tra khả năng tồn tại, trưởng thành, phân chia và sản xuất phôi thai.
Nhiều hộ nông dân nuôi bò sữa thường cho bò ăn nhiều thức ăn tinh. Thông thường tỷ lệ thức ăn tinh chỉ nên chiếm 30 đến 45% lượng chất khô của khẩu phần thì bà con đã dùng tới 50% thậm chí 60-80%. ở những vùng khan hiếm thức ăn thô xanh hoặc trong những mùa khan hiếm thức ăn xanh, bà con càng dùng nhiều thức ăn tinh.
Ve bám ngoài da, hút máu và truyền bệnh ký sinh trùng máu cho bò, các vết ve bám dễ gây bệnh ngoài da (nấm, mốc, lở loét,…). Phòng và diệt ve bằng cách phun xịt thuốc diệt ve, thực hiện vệ sinh chuồng trại định kỳ. Diệt ve ngoài da cho bò ở nơi khô sạch và thường xuyên tắm chải để phòng bệnh ngoài da
Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học Kỹ thuật chăn nuôi Thanh Hóa bước đầu thực hiện tốt đề tài Khoa học Công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu ứng dụng tinh phân giới tính để nhân giống bò sữa năng suất chất lượng cao trong chăn nuôi tại Thanh Hoá“
Vĩnh Tường là địa phương chăn nuôi bò sữa lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Những năm gần đây, huyện đã chú trọng quan tâm, đầu tư các dự án kỹ thuật nhằm đưa nghề chăn nuôi bò sữa phát triển một cách bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Với kinh nghiệm rút ra từ những thất bại, khó khăn ban đầu, đến nay huyện Vĩnh Tường có trên 1.800 con bò sữa, 450 hộ chăn nuôi; sản lượng sữa tươi ước đạt 3.600 tấn/năm. Từ những hiệu quả mà con bò sữa mang lại, Vĩnh Tường đang tiếp tục triển khai rất nhiều biện pháp để bò sữa trở thành con vật làm giàu cho người nông dân
Trong nhiều năm qua, Chúng tôi đã đặt chân tới hầu hết các nước châu Á và các nước khác trên thế giới. Từ những kinh nghiệm thực tế, từ những gì quan sát được, trong bài viết này tôi xin tổng kết những vướng mắc thường gặp và những thách thức mà tôi tin là người chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam đang gặp phải.
Khi nuôi bò sữa, để khai thác được nhiều sữa bà con có xu hướng "bồi bổ" cho bò như tăng thêm nhiều thức ăn tinh, giảm thức ăn thô xanh hoặc nhiều khi do thiếu thức ăn xanh bà con lại cho rằng tăng thêm thức ăn tinh thì sẽ bù được lượng thức ăn xanh bị thiếu…
Chúng ta thường nghe nói nhiều về "an toàn sinh hoc", nhưng thực tế vấn đề an toàn sinh học trong chăn nuôi bò sữa như thế nào thì không phải là dễ hiểu đối với người chăn nuôi của nước ta. Trong chăn nuôi bò sữa vấn đề cần thiết là hạn chế các nguy cơ và rủi ra về sinh học mà cụ thể là các bệnh truyền nhiễm. Vẫn còn nhiều người không biết rằng nguy cơ cao nhất về lây nhiễm bệnh trong đàn bò sữa là việc mua bò mới.
Ở những nước có nền chăn nuôi bò sữa phát triển, thức ăn tinh, thức ăn thô và khẩu phần ăn đã được tiêu chuẩn hoá. Ở nước ta những nghiên về thức ăn tinh cho bò sữa còn rất ít. Kết quả điều tra tại các hộ chăn nuôi bò sữa khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần biến động rất lớn, từ 20-70%. Số lượng và chất lượng thức ăn tinh không chỉ ảnh hưởng đến sự cân đối các chất dinh dưỡng ăn vào mà còn làm thay đổi tính chất vật lí của khẩu phần, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lên men ở dạ cỏ, từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sữa, sức khỏe bò sữa cũng như tổng chi phí thức ăn. Nghiên cứu này nhằm mục đích: Xác định số lượng và chất lượng thức ăn tinh hỗn hợp trên một kg sữa và trong khẩu phần ăn của bò sữa F1 Hà Lan.
Sữa và các sản phẩm từ sữa là một loại thực phẩm truyền thống. Trong sữa nói chung và sữa bò nói riêng chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: protein, lipit, gluxit, muối khoáng, vitamin,...