Sinh sản & Phối giống
Hàm lượng Progesterone trong sữa và huyết thanh có mối liên hệ chặt chẽ với động thái của chu kỳ sinh sản và thể trạng của bò. Vì thế, bản thân hormone này cũng như các phương pháp phát hiện nó đã được nghiên cứu nhiều năm trong lĩnh vực sinh sản của bò. Gần đây, kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA) có nhiều ưu việt khi dùng nó trong các phòng thí nghiệm để định lượng progesterone. Phương pháp này rất chính xác nhưng cũng có nhiều trở ngại khi ứng dụng rộng rãi trên thị trường. Đó là: giá thành, người thực hiện cần được đào tạo kỹ và việc xử lý các chất thải độc hại của phản ứng.
Bò đã phối giống đậu thai thì không động dục (lên giống) không đậu thai cũng không lên giống, nguyên nhân và biện pháp khắc phục? Con bò nhà tôi sau khi phối giống được vài 3 tháng, cứ khoảng 7-10 ngày, dịch nhờn chảy ra giống như khi động dục, phối giống không đậu thai, điều trị như thế nào?
Việc phát hiện động dục và xác định thời điểm phối thích hợp rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản và hiệu quả chăn nuôi bò sữa, vì khi bò sữa đậu thai, sinh sản thành công thì người chăn nuôi mới khai thác được sữa, nếu người chăn nuôi không phát hiện và sử dụng được thời gian động dục hoặc chậm trễ thì phải chấp nhận trễ 1 chu kỳ tức chậm lại 21 ngày nữa.
Lâm Đồng là địa phương ở Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa. Phát triển ngành chăn nuôi này, một trong những vấn đề quyết định là có con giống năng suất và chất lương cao, mà cụ thể ở đây chính là giống bò sữa Holstein Friesian (HF).
Trong chăn nuôi bò nói chung có 2 phương pháp phối giống là: phối giống trực tiếp và phối giống theo phương pháp thụ tinh nhân tạo, nhưng chăn nuôi bò sữa chỉ sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Thời gian mang thai của bò là 283 ngày nhưng bò có thể đẻ sớm hơn hoặc muộn hơn dự kiến 5 ngày. Các dấu hiệu của bò sắp đẻ là:
Công nghệ sinh học đang phát triển rất nhanh và ứng dụng của nó trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hơn nửa thế kỉ qua, công nghệ gieo tinh nhân tạo và công nghệ phôi đã tạo ra một bước nhảy vọt về năng suất và chất lượng giống gia súc, đặc biệt là đối với bò sữa.
Kỹ thuật OPU là kỹ thuật giúp cho chúng ta thu nhận trứng từ những con bò cái sống có chất lượng tốt mà không cần phải sát hại chúng nhằm cung cấp những trứng có chất lượng tốt cho kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Kết hợp hai kỹ thuật OPU và IVF, chúng ta có thể sản xuất được hơn 50 con bê từ một con bò cái cho trứng trong 1 năm. Kỹ thuật OPU/IVP có thể được tóm tắt như sau: Thu nhận trứng từ những con bò cái có chất lượng tốt được tuyển chọn bằng phương pháp chọc hút với sự trợ giúp của máy siêu âm. Sau đó đến giai đoạn nuôi trứng trứng trưởng thành, thụ tinh và nuôi phôi cho đến giai đoạn morula hay blastocyst. Ở giai đoạn này những phôi có chất lượng tốt sẽ được chuyển vào trong cơ thể con bò nhận.
Trong năm 2008, đánh giá rủi ro đầu tiên về an toàn thực phẩm của động vật nhân bản vô tính SCNT (somatic cell nuclear transfer) và con cháu của nó đã được thực hiện bởi tổ chức FDA (Food and Drug Administration) của Mỹ. Báo cáo này kết luận rằng nguy cơ từ việc tiêu thụ thịt và sữa có nguồn gốc từ động vật SCNT (ví dụ như heo, bò và dê) và con cháu của nó giống như ở vật nuôi thông thường. Các đánh giá rủi ro về sức khỏe động vật và tiêu dùng thực phẩm đã được thực hiện bằng phương pháp hệ thống tới hạn sinh học CBSA (Critical Biological Systems Approach) (Rudenko & Matheson, 2007; FDA, 2008). Với giả thuyết động vật khỏe mạnh sẽ tạo ra các sản phẩm thực phẩm an toàn dựa trên năm mức phát triển trong suốt cuộc đời của những con vật này đã được kiểm tra bởi CBSA.