Sinh sản & Phối giống
Hiện nay nước ta đang gặp khó khăn lớn trong việc đáp ứng đủ nhu cầu con giống cho việc đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành chăn nuôi bò sữa. Việc nhập nội bò giống từ nước ngoài không những tốn kém mà còn có nhiều vấn đề về khả năng thích nghi của chúng đối với khí hậu nóng ẩm của nước ta.
Các nghiên cứu chăn nuôi bò sữa trong nước, thường chú trọng đến việc cải thiện khả năng sản xuất sữa hơn việc làm sao cho bò sữa có thể sinh sản tốt nhất. Tuy nhiên, chăn nuôi bò sữa chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao khi kết hợp khai thác hài hòa giữa khả năng sản xuất sữa và sức sinh sản của bò sữa.
rong những năm gần đây ngành chăn nuôi bò sữa đã và đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là khu vực Miền Đông Nam Bộ (thuộc các Tỉnh thành như TP. HCM, Bình Dương, Long An, Lâm Đồng, Đồng Nai ...). Tổng đàn bò sữa cả nước vào năm 2001 khoảng 45.000 con, chỉ riêng TP. HCM đã chiếm hơn 35.000 con, trong đó có 11.951 bò cái vắt sữa, hàng năm sản xuất trên 40.000 tấn sữa tươi với giá trị hàng hóa trên 130 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động. So với các ngành chăn nuôi khác như heo, gà, ngành chăn nuôi bò sữa ổn định hơn, do có sự quan tâm của Nhà nước và việc tiêu thụ sữa được đảm bảo nhờ các Công ty chế biến sữa đặc biệt là Công ty Sữa Việt Nam – Vinamilk.
Một trong các biện pháp kỹ thuật để góp phần kiểm tra và đánh giá thực trạng tình hình sinh sản của đàn bò sữa đã và đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới là kỹ thuật EIA để định lượng Progesterone (EIA-P4) trong sữa
Ảnh hưởng của mức canxi, magiê, natri và kali trong huyết thanh tinh dịch của bò đực Holstein lên các đặc tính tinh trùng
Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng tinh bò đực giống hướng sữa và hướng thịt sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu dưới dạng tinh đông lạnh dùng cho thụ tinh nhân tạo.
Rất đơn giản để sử dụng, tất cả mọi thứ bạn cần là một cọng tinh duy nhất chứa tinh dịch bò đông lạnh. Tinh dịch được giải đông như bình thường và sau đó được trộn lẫn trong các chai thuốc HEIFERPLUS/BULLPLUS. Ủ cho 20 phút và tinh dịch đã sẵn sàng cho thụ tinh.
Ngày 7 tháng 6 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành thông tư số 43/2011/TT-BNNPTNT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi. Kèm theo Thông tư này là 04 quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:
Bò vùng cao Hà Giang là một giống bò được dân tộc thiểu số Hmông nuôi tại các tỉnh vùng núi phía bắc Việt Nam, đặc biệt tập trung tại các huyện vùng cao Hà Giang. Giống bò này có khả năng sản xuất cao, tầm vóc lớn, phẩm chất thịt thơm ngon. Nhận thấy được đặc điểm quý của giống bò này, những năm 90 của thế kỷ trước một số tác giả đã nghiên cứu giống bò này:
Trước đây sau mỗi lần gây rụng trứng nhiều (GRTN) phải để bò cho phôi nghỉ 2 - 3 tháng rồi mới tiếp tục GRTN lặp lại. Như vậy, một năm chỉ tiến hành thu phôi 3 - 4 lần và số phôi bình quân/bò/năm chỉ đạt 15 phôi. Hiện nay công nghệ cấy truyền phôi và kỹ thuật gây rụng trứng nhiều lặp lại đã có nhiều cải tiến. Rút ngắn thời gian GRTN lặp lại từ 2-3 tháng xuống 35 ngày/lần/bò có thể tăng số phôi thu được/bò/năm góp phần nâng cao hiệu quả trong công nghệ cấy truyền phôi (CTP) bò.