Sự phát triển của ngành chăn nuôi đã và đang làm gia tăng lượng chất thải, tạo sức ép lên môi trường. Trước thực tế đó, việc tái sử dụng chất thải chăn nuôi được xem là giải pháp quan trọng không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra giá trị kinh tế, thúc đẩy chăn nuôi theo hướng bền vững.
Ở bang California, Tập đoàn công cộng PG&E đã bắt đầu đưa vào sản xuất một loại khí đốt thiên nhiên từ chất thải của bò trong một trang trại nuôi bò sữa tại khu nông nghiệp trung tâm Golden State. Hy vọng rằng, phương pháp này sẽ tạo ra một loại năng lượng mới, hoàn toàn sạch thay thế cho nhiều loại năng lượng cũ đang dần cạn kiệt.
Nhờ có cách thức chăn nuôi khoa học, xây hầm biogas để tạo năng lượng và bảo vệ môi trường, rất nhiều hộ nông dân có trang trại nuôi heo, bò tại TPHCM đã “miễn nhiễm” với dịch bệnh đồng thời thu được lợi nhuận cao một cách bền vững…
Vừa qua, phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ Cơ sở đã tiến hành giám sát quá trình ứng dụng công nghệ sinh thái với thực vật bậc cao để xử lý nước thải chăn nuôi bò sữa và heo.
Theo Văn phòng Khí sinh học thành phố Hà Nội, hiện các huyện, thị xã ngoại thành Thủ đô đã xây dựng được gần 40.000 công trình khí sinh học (hầm bioga), trong đó có 10.000 hầm được xây dựng từ sự hỗ trợ kinh phí của Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do Bộ NN&PTNT và Tổ chức Hợp tác phát triển của Hà Lan tài trợ. Những công trình khí sinh học này đã góp phần đáng kể trong việc hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do chăn nuôi ở khu vực ngoại thành Thủ đô hiện nay.
Các nhà khoa học làm việc tại Bộ Nông nghiệp (USDA) Hoa Kỳ đã công bố các dữ liệu chi tiết đầu tiên về việc cơ sở chăn nuôi bò sữa đã góp phần phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô lớn.