Sinh sản & Phối giống
Bò sữa khi mang thai sẽ không động dục trở lại. Có một vài ngoại lệ (4-5% bò đã có chửa vẫn có biểu hiện động dục lại ở vài chu kì đầu). Nhiều bò sữa sau khi phối giống không động dục lại nhưng vẫn không đậu thai. Người chăn nuôi nghĩ rằng bò đã mang thai. Một bò cái không mang thai nhưng không động dục lại sẽ kéo dài khoảng cách lứa đẻ, thực chất là kéo dài thêm thời gian nuôi không cho sữa (cạn sữa).
Từ những vấn đề trên, đề tài này được thực hiện nhằm các mục tiêu: đào tạo đội ngũ cán bộ tiếp cận với kỹ thuật sản xuất phôi bò in-vitro; nghiên cứu thử nghiệm để xây dựng quy trình sản xuất phôi bò in-vitro phù hợp với điều kiện phòng TN tại Viện; thử nghiệm sản xuất phôi bò xác định trước giới tính từ tinh dịch chỉ chứa tinh trùng mang nhiễm sắc thể X.
Hai con bê cấy phôi đầu tiên (một đực và một cái) đã chào đời tại nhà ông Tám Sách, ấp Xuân Thới Đông, Tân Xuân, Hóc Môn. Sự ra đời của chúng mở ra triển vọng mới cho việc phát triển nhanh đàn bò sữa cao sản bằng công nghệ cấy truyền phôi.
Công nghệ cấy truyền phôi ở động vật đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới. Năm 1951, con bê đầu tiên sinh ra đầu tiên từ công nghệ cấy truyền phôi đã đánh dấu bước thành công đầu tiên của công nghệ này. Ngày nay, công nghệ phôi đã trở thành một biện pháp cải tạo giống gia súc nhanh nhất, hiệu quả nhất. Công nghệ đã được áp dụng ở nhiều nước chăn nuôi tiên tiến như: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Pháp, Newzealand…Trên thế giới đã có 75 - 95% bò đực giống có năng suất sản lượng sữa cao đang sử dụng được tạo ra từ công nghệ cấy truyền phôi.
Ngay sau sự kiện những con bê đầu tiên đã ra đời bằng phương pháp cấy truyền phôi ở TP.HCM, chúng tôi đã tìm gặp GS.TS Lê Xuân Cương, đồng chủ nhiệm đề tài "Sản xuất và cấy truyền phôi bò sữa" để biết thêm chi tiết về vấn đề này. Tiếp chúng tôi. GS.TS vui vẻ nói: Đây là tin vui đối với ngành chăn nuôi bò sữa. ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu của TS Bùi Xuân Nguyên,Viện Công nghệ sinh học (Hà Nội) đã nghiên cứu công nghệ phôi vào những năm 1980. Việc sản xuất phôi bằng phương pháp kích thích gây rụng trứng nhiều đã được ứng dụng vào sản xuất. Các nghiên cứu sản xuất phôi bằng thụ tinh trong ống nghiệm, sản xuất phôi bằng vi phẫu thuật (cắt phôi) và nhân dòng phôi mới chỉ bắt đầu. Năm 1995, Viện Chăn nuôi quốc gia đã đưa vào ứng dụng, sản xuất và cấy truyền phôi bò sữa ở xung quanh khu vực Hà Nội. Hơn 5 năm đã có 30 bê con được ra đời bằng phương pháp cấy truyền phôi.
Trong chăn nuôi bò nói chung có 2 phương pháp phối giống là: phối giống trực tiếp và phối giống theo phương pháp thụ tinh nhân tạo, nhưng chăn nuôi bò sữa chỉ sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Tối đa hóa tiềm năng của các con bò đực
Khả năng sinh sản là một trong số các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của bất kỳ con vật nuôi lấy sữa nào. Nó có thể chiếm một trong số các chi phí sản xuất chính và cũng cho thấy một phạm vi mà có thể đạt được các cải thiện đáng kể.