Sinh sản & Phối giống
Một trong những nguyên nhân thành công của chăn nuôi bò sữa là người chăn nuôi phát hiện được chính xác ngày động dục chín muồi duy nhất của bò. Nhờ đó, công tác phối tinh cho bò được kịp thời và đảm bảo hiệu quả, khai thác tối ưu lợi thế của chăn nuôi bò sữa.
Những đàn gia súc lớn, việc phát hiện động dục bằng quan sát gặp nhiều khó khăn và dễ bị bỏ sót. Có một số phương pháp hỗ trợ con người trong phát hiện bò cái động dục đã được áp dụng.
Chu kì động dục ở bò cái từ 19-21 ngày, trong đó thời gian bò cái có biểu hiện động dục ra bên ngoài có thể quan sát được không dài, chỉ 1-2 ngày, gọi là thời gian động dục. Với mục đích phục vụ cho kỹ thuật TTNT, người ta chia thời gian động dục của bò cái ra làm 3 giai đoạn
Dù sử dụng bất kỳ loại tinh nào vẫn phải thực hiện đúng các bước đã đề cập ở phần trên. Trong phần này chúng tôi chỉ tóm lược kỹ thuật TTNT cho bò bằng tinh viên với những điều mà bạn cần phải lưu ý.
Trên thế giới hàng năm có khoảng trên 50 triệu lượt trâu bò được phối giống bằng kỹ thuật truyền tinh nhân tạo. 99% số bò sữa được phối giống bằng truyền tinh nhân tạo. Ở Việt nam, phối giống cho bò sữa chủ yếu là áp dụng kỹ thuật truyền tinh nhân tạo. Lợi ích của truyền tinh nhân tạo, nhất là đối với bò sữa, bò thịt cao sản là hết sức to lớn.
Ở Việt Nam, kỹ thuật TTNT được biết đến lần đầu vào năm 1957 tại Học viện Nông Lâm (nay là trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội). Năm 1958 thử nghiệm lần đầu trên lợn tại trại An Khánh (Hà Tây), đầu những năm 1960 áp dụng TTNT trên bò.
Theo thống kê của FAO, năm 1991 cả thế giới mỗi năm sản xuất hơn 200 triệu liều tinh bò. Nhiều nhất là các nước thuộc khối EU và các nước Đông Âu (cũ). Pháp là nước sản xuất tinh bò nhiều nhất thế giới, mỗi năm sản xuất khoảng 40 triệu liều. Cộng hoà Séc 27 triệu liều. Ba Lan và Canada mỗi nước 18 triệu liều, Mỹ 16 triệu liều mỗi năm.
Truyền tinh nhân tạo (TTNT) còn gọi là gieo tinh nhân tạo hay thụ tinh nhân tạo, có thể hiểu là những kĩ thuật được sử dụng để lấy tinh trùng của con đực đưa vào đường sinh dục của con cái mà vẫn cho hiệu quả thụ thai và sinh sản tương đương so với giao phối tự nhiên.