Thức ăn, nước & thiết bị
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia súc dựa trên cơ sở trồng cỏ thâm canh đã được phát triển nhiều nơi trên thế giới, việc sản xuất và cung cấp các giống cỏ phục vụ chăn nuôi được coi như một ngành sản xuất hàng hóa đang được nhiều nước thực hiện để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Thái Lan từ nhiều năm nay đã sản xuất các giống cỏ đã như Paspalum, Ruzi, Ghinê, Stylo và Leucaena đã được xuất khẩu sang các nước xung quanh khu vực (Sajtipanon và cs, 1995). Hiện nay, sản xuất hạt giống cỏ đã được phát triển bởi những người nông dân tại Malaysia (Aminah và cs, 1996), Ấn Độ (Turton and Baumann, 1996; Krishnan, 1996). Trung Quốc (Guodao và cs, 1998), Philipines (Valenzuela, 1989) và Indonesia (Nitis và cs, 1996).
Khi hỏi các hộ chăn nuôi về thức ăn thô xanh cho bò sữa, họ nói ngay “đó là cỏ Voi”. Lượng thức ăn thô xanh có đủ cho bò không?, các hộ đều cho rằng “thừa và thoả mãn nhu cầu của bò” vì trong máng “bò ăn không hết”. Quan niệm đó đã gắn bó với người chăn nuôi bò sữa Việt Nam hàng chục năm nay. Tuy nhiên, cỏ voi chỉ phù hợp trong giai đoạn trước đây, khi mà chăn nuôi bò trở thành một hướng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhỏ. Ngày nay khi chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam trở thành ngành sản xuất hàng hóa thật sự, phải cạnh tranh với các nước trên thế giới, thì cỏ voi đã không thể đáp ứng yêu cầu.
Thức ăn thô xanh ngoài cỏ gồm rơm, các phụ phẩm công, nông nghiệp và một số loại cây thức ăn chăn nuôi không phải là cỏ. Trong bài viết lần này, xin giới thiệu với bạn đọc một số phương pháp chế biến các phụ phẩm từ nghề trồng ngô.
Danh mục nguyên liệu TĂCN được nhập khẩu vào Việt Nam theo yêu cầu chất lượng đã được nằm trong danh mục
Là giống trồng ở nơi khô hạn, ít cần phải tưới, cải tạo đất tốt. Đặc biệt cung cấp dinh dưỡng cao cho bò sữa đầy đủ, vất chất khô rất cao so với ngô ủ chua. Dùng làm thức ăn thô xanh cho các loại động vật nhai lại (trâu, bò, bò sữa, dê, cừu)
Tên hai phần
Leucaena leucocephala
Keo dậu hay keo giậu (danh pháp khoa học: Leucaena leucocephala), còn có tên khác là táo nhơn, bọ chét, bình linh, keo giun, là một loài cây gỗ nhỏ, loài cây này tại Việt Nam thường được trồng làm hàng rào nên người ta thường gọi là keo giậu. Nó thuộc về chi Keo dậu trong họ Đậu và sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Tán rộng, vỏ cây màu xám. Lá thuộc dạng lá kép lông chim 2 lần chẵn, trên cuống lá cấp 1 có các tuyến hình chậu (một đặc điểm điển hình thuộc phân họ trinh nữ). Hoa tự đầu trạng, tràng hoa màu trắng. Quả tạo thành chùm. Hạt khi xanh có thể ăn được và thường dùng làm thuốc trục giun, khi quả chín, hạt chuyển màu nâu đen.
Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn cho toàn dân số trên thế giới. Những loại cây lương thực này cũng mang lại các phụ phẩm sau thu hoạch tuyệt vời để cung cấp thức ăn chăn nuôi gia súc
Hỏi: Tôi thường nghe nói có aflatoxin, mycotoxin trong ngô, sắn và thức ăn chăn nuôi. Vậy aflatoxin, mycotoxin là gì? Chất này có tác dụng gì đối với chất lượng thức ăn chăn nuôi và sức khoẻ con người?
Cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp là hết sức quan trọng đối với sức khoẻ bò sữa và để đạt năng suất sữa tối đa. Khi khẩu phần được tính toán đúng và chất dinh dưỡng được cung cấp cân đối, sự tiêu hoá thức ăn nhờ vi sinh vật ở dạ cỏ sẽ tối ưu, vì vậy mà hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn, năng suất sữa cũng cao hơn. Khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) là cách tốt nhất để đạt mục tiêu này.
TMR là một phương pháp nuôi dưỡng bò sữa mà ở đó tất cả thức ăn thô xanh, thức ăn hạt, phụ phẩm, thức ăn bổ sung khoáng, vitamin được phối hợp thành một hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh dinh dưỡng sau đó cho bò ăn tự do.
TMR lần đầu tiên được giới thiệu ở Mỹ, nam Phi và Israel vào cuối những năm 1960. Ngày nay đã phổ biến rộng rãi trên thế giới cho cả trại nuôi bò sữa và bò thịt.