Dù mới được trồng, phát triển tại một số xã trên địa bàn tỉnh, nhưng ngô sinh khối đã bộc lộ nhiều ưu điểm trên đồng đất Vĩnh Phúc như ít sâu bệnh, giảm công chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn, có thể trồng 3-4 vụ/năm. Đây được coi là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giảm diện tích đất trống trong vụ Đông, nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và thu nhập cho người dân.
Một yếu tố quan trọng làm nên hương vị sữa tươi thơm ngon là nguồn thức ăn dành cho bò rất đa dạng với thực đơn như: Ngô, cao lương, cỏ, vỏ đậu nành, nước tinh khiết, trong đó phải kể đến hoa hướng dương.
Trong chăn nuôi bò thịt, nguồn thức ăn chính là cỏ. Bò thịt với phương thức nuôi nhốt và cung cấp cỏ xanh tại chuồng sẽ làm tăng chi phí thức ăn và giảm lợi nhuận. Xu hướng nuôi bò thịt chăn thả trên những đồng cỏ thâm canh để giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm là một hướng đi tốt. Tuy nhiên, nghiên cứu về đồng cỏ trong những năm qua tập trung chủ yếu vào đánh giá thích nghi, khảo sát năng suất và chất lượng của các loại cỏ trồng thâm canh thu cắt, chưa có nhiều nghiên cứu về cỏ chăn thả.
Trong nhiều năm qua, Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Gia súc lớn (RRTC) thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã tiến hành hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để nghiên cứu, tuyển chọn được các giống cỏ nhập nội có năng suất cao, chất lượng tốt như: các giống cỏ Sả họ Panicum maximum, cỏ Ruzi họ Brachiria và cỏ giàu đạm thuộc họ Stylosanthes để bổ sung vào tập đoàn cây thức ăn thô xanh của Việt Nam thêm phong phú
Cây Trichanthera gigantae được các nhà khoa học thuộc Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, lần đầu tiên đem trồng và áp dụng thử nghiệm thành công sau khi đã qua nghiên cứu ở phòng thí nghiệm.
Bò sữa là gia súc thuộc loài động vật nhai lại có dạ dày chia làm 4 túi (bốn ngăn). Dạ cỏ có dung tích lớn và có rất nhiều vi sinh vật, chính điều này đã tạo ra sự khác biệt căn bản giữa động vật nhai lại và động vật dạ dày đơn. Vi sinh vật dạ cỏ thực hiện hai chức năng quan trọng:
Khi hỏi các hộ chăn nuôi về thức ăn thô xanh cho bò sữa, họ nói ngay “đó là cỏ Voi”. Lượng thức ăn thô xanh có đủ cho bò không?, các hộ đều cho rằng “thừa và thoả mãn nhu cầu của bò” vì trong máng “bò ăn không hết”. Quan niệm đó đã gắn bó với người chăn nuôi bò sữa Việt Nam hàng chục năm nay. Tuy nhiên, cỏ voi chỉ phù hợp trong giai đoạn trước đây, khi mà chăn nuôi bò trở thành một hướng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhỏ. Ngày nay khi chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam trở thành ngành sản xuất hàng hóa thật sự, phải cạnh tranh với các nước trên thế giới, thì cỏ voi đã không thể đáp ứng yêu cầu.
Yếu tố cần thiết để đạt sản lượng sữa cao và đảm bảo sức khỏe của bò là thức ăn thô xanh chất lượng, tuy nhiên, việc trồng và thu hoạch đủ lượng cỏ đúng thời điểm là rất khó đối với nhiều trang trại. Cỏ có thể lớn quá nhanh và vượt nhu cầu hàng ngày của bò, do đó trở nên già và kém chất lượng.
Trong chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và bò sữa nói riêng, vấn đề trồng cỏ để đáp ứng như cầu cho vật nuôi được quan tâm hàng đầu. Hiện nay, có rất nhiều giống cỏ đã được trồng để phục vụ nhu cầu của vật nuôi như: cỏ voi, cỏ ghi nê, cỏ paspalum, cỏ Mulatô, cỏ Stylo.