Thức ăn thô xanh

Sản xuất thức ăn thô xanh cho bò sữa vào mùa đông: GIẢI PHÁP NÀO?

Khi hỏi các hộ chăn nuôi về thức ăn thô xanh cho bò sữa, họ nói ngay “đó là cỏ Voi”. Lượng thức ăn thô xanh có đủ cho bò không?, các hộ đều cho rằng “thừa và thoả mãn nhu cầu của bò” vì trong máng “bò ăn không hết”. Quan niệm đó đã gắn bó với người chăn nuôi bò sữa Việt Nam hàng chục năm nay. Tuy nhiên, cỏ voi chỉ phù hợp trong giai đoạn trước đây, khi mà chăn nuôi bò trở thành một hướng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhỏ. Ngày nay khi chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam trở thành ngành sản xuất hàng hóa thật sự, phải cạnh tranh với các nước trên thế giới, thì cỏ voi đã không thể đáp ứng yêu cầu.

Thực tế các hộ chăn nuôi ai cũng biết vai trò của thức ăn trong chăn nuôi bò sữa là rất quan trọng và không thể thiếu. Các hộ đã được giới thiệu và tập huấn từ khi khởi sự nuôi bò sữa và ý nghĩ đầu tiên khi các hộ nghĩ đến thức ăn thô xanh cho bò sữa là phải trồng trồng Cỏ Voi. Qua tìm hiểu mới biết là cây cỏ voi đã được trồng từ những ngày đầu các hộ nuôi bò sữa. Vậy làm sao có thể thay đổi tư duy và cách nghĩ của họ?

           Ở Việt Nam, sản xuất thức ăn thô xanh chỉ tập trung vào các tháng mùa mưa (chiếm 70-80% sản lượng cả năm), vào mùa này thức ăn thô xanh được coi là tạm đủ cho bò sữa (về mặt số lượng) nhưng về mặt chất lượng thì là một câu hỏi lớn?

            Theo kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của cỏ voi, chất lượng của cỏ Voi rất kém, hàm lượng Protein thô 5-8%, tỷ lệ sử dụng rất thấp 40-60%, tỷ lệ thân chiếm 70% tổng số; do vậy lượng thức ăn thực tế mà bò sữa sử dụng là rất thấp. Nếu xét về khía cạnh năng suất chất xanh cỏ Voi là 100 tấn, thì gia súc chỉ sử dụng được 40-60 tấn. Thực tế trong chăn nuôi bò sữa các hộ chăn nuôi đều cho rằng thức ăn thô xanh thiếu cả về số lượng và chất
 
10 kg cỏ Voi = 7,0 kg là thân (70%) + 3, 0 kg là lá (30 %) 
 

Vậy giải pháp nào để khắc phục vấn đề này?

1- Tăng sản lượng thứuc ăn sản xuất ra bằng cách:
     - Tăng diện tích đất trồng cỏ: 
               + Thuê hoặc mua thêm đất để trồng cỏ hoặc dồn điền đổi  thửa
               + Chuyển đổi mục đích sử dụng: đất trồng lúa chuyển sang trồng cỏ (cỏ Lông para)
- Thâm canh tăng năng suất:
                + Đầu tư phân bón
               + Đầu tư hệ thống tưới          
               + Sử dụng một số giống cỏ năng suất cao (lưu ý đến chất lượng và hiệu quả sử dụng của của giống này)
- Tận thu phụ phẩm nông nghiệp: như rơm (chất lượng rất thấp), cỏ tự nhiên, các loại thân lá cây lạc, thân lá cây ngô, cây sắn v.v. Tuy nhiên do chúng thu hoạch theo mùa nên cần phải có biện pháp chế biến, dự trữ thích hợp.


2- Cải tiến chất lượng thức ăn thô xanh
- Cỏ Voi: Khi thu hoạch cỏ Voi 40-45 ngày tuổi, chất lượng thức ăn rất thấp (CP = 5-8% tính theo VCK), tỷ lệ sử dụng 40-60%. Do vậy để cải thiện chất lượng các hộ phải thu hoạch khi cây còn non (30-35 ngày), tuy nhiên điều này ảnh hưởng đến khả năng tái sinh và năng suất của cỏ
- Cỏ Hỗn hợp Úc: Đây là giống cỏ hỗn hợp được Dự án bò sữa Việt Bỉ triển khai trồng tại một số hộ chăn nuôi trong vùng dự án và bước đầu cho kết quả khả quan. Cỏ Hỗn hợp Úc nếu trồng đúng thời vụ và sử dụng hệ thống tưới, thâm canh sẽ cho năng suất cao, chất lượng thức ăn rất tốt (14-16% Protein thô), tỷ lệ sử dụng rất cao >90%.
- Cỏ Lông Para (Brachiaria mutica): Là giống cỏ thích hợp trồng trên ruộng lúa hoặc những khu đất ngập nước. Lông Para là cây lâu năm, chịu úng nhưng không chịu hạn. Với 6 - 8 lần cắt mỗi năm, kể cả vào mùa đông, sản lượng có thể đạt 100 tấn/ha/năm. Giá trị dinh dưỡng khá cao (protein thô = 12 - 16% sinh khối khô). Hai vấn đề đáng lo đó là cỏ Lông Para có hàm lượng nước cao và có thể lẫn ấu trùng của các loài ký sinh trùng. Phương pháp đơn giản nhất để khắc phục là phơi nắng cho giảm hàm lượng nước và tiêu diệt ấu trùng.
 
     - Hỗn hợp Avex: là giống cỏ trồng trong mùa đông (sau khi thu hoạch lúa mùa – Tháng 10 hàng năm). Đây là giống cỏ có chất lượng rất cao CP=16-20%.  Tuy nhiên khi trồng giống cỏ này phải lưu ý trồng đúng thời vụ và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.
 
     - Trồng ngô làm thức ăn: Hiện Viện nghiên cứu Ngô có giống ngô Rau, trồng dày làm thức ăn thô xanh. Đây là giống ngô có năng suất chất xanh rất cao, thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch làm thức ăn cho bò khoảng 60-70 ngày. Chất lượng thức ăn tốt (CP=9-12%).

3- Chế biến dự trữ: 
     - Dự trữ bằng cách phơi khô: Hiện có rất ít giống cỏ trồng làm cỏ khô vì thiết diện tích đất, thời tiết không thuận lợi để phơi khô!
- Ủ chua bằng túi ủ Nylon: Ủ chua các loại phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn do sử dụng không hết trong mùa mưa như cỏ Voi, …. Tuy nhiên chất lượng thức ăn ủ chua phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu ủ

Lựa chọn giải pháp áp dụng!!!
Chăn nuôi bò sữa là kinh doanh! Do đó các hộ nông dân là người sáng suốt lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Muốn có thu nhập cao, các hộ chăn nuôi phải hạ giá thành sản xuất; cụ thể hạ chi phí thức ăn bằng cách cung cấp cỏ chất lượng cao và giảm lượng thức ăn tinh trong khẩu phần.

 

Nguồn: hua.edu.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác