Thức ăn thô xanh
Thức ăn thô xanh chất lượng cao: Yếu tố cần thiết để đạt sản lượng sữa cao và đảm bảo sức khỏe của bò
Trong nhiều thập kỉ qua, vấn đề xác định cụ thể nhu cầu dinh dưỡng và phối hợp thức ăn đã thu hút được nhiều sự quan tâm nhằm tối ưu hóa lượng thức ăn ăn vào của bò, nâng cao sản lượng sữa và hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Người CNBS đã tăng được sản lượng sữa trên mỗi con bò nhờ áp dụng các kết quả nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng về protein thoát qua, tỷ lệ tinh bột, axit amin, mỡ thoát qua...
Tuy nhiên, những vấn đề cơ bản của dinh dưỡng cho gia súc nhai lại phải là điều được xem xét đầu tiên khi xây dựng khẩu phần ăn cho bò.Khi cho bò ăn trước hết phải chú ý cung cấp thức ăn cho các vi sinh vật trong dạ cỏ.
Do đó, chất lượng và khối lượng thức ăn thô xanh phải đáp ứng tổng nhu cầu dinh dưỡng và nhu cầu chất xơ.
Người chăn nuôi bò sữa biết rằng sảnlượng sữa phụ thuộc vào chế độ ăn giàu năng lượng và đểđạt được điều này phải cho bò ăn thức ăn tinh.Tuy nhiên, bò sữa là động vật nhai lại nên không thể ăn nhiềuthức ăn tinh như lợn. Cho bò ăn thức ăn thô xanh chất lượnglà rất quan trọng nếu muốn bò khỏe mạnh và cho nhiều sữa.
Thách thức lớn nhất đối với người chăn nuôi bò sữa Mỹ là cho bò ăn thức ăn thô xanh chất lượng cao và đây cũng chính là thách thức lớn nhất đối với nông dân Việt Nam. Vậy như thế nào là thức ăn thô xanh có chất lượng? Thức ăn thô xanh chất lượng cao là loại thức ăn có lượng chất xơ khá thấp, giàu năng lượng và protein. Thức ăn thô xanh chất lượng cao mềm, dễ uốn làm ngon miệng (bò ăn nhiều) và không bị mốc.
Tuy nhiên, điều quan trọng là liệu bò có cho sữa tốt khi ăn loại cỏ đó.Khi nguồn thức ăn thô xanh trở nên khan hiếm, đắt đỏ hoặc chất lượng kém nông dân thường cho bò ăn quá nhiều thức ăn tinh (nên nhớ là không thể cho bò ăn như lợn).
Để bò cho sản lượng sữa cao, có sức khỏe tốt và tạo thu nhập lâu dài, nông dân cần cho bò ăn ít nhất 40 % lượng vật chất khô dưới dạng thức ăn thô xanh chất lượng cao. Thiếu thức ăn thô xanh chất lượng cao sẽ ảnh hưởng sức khỏe và năng suất cho sữa của bò
Bò có thể đau ngay cả khi đi lại vì được cho ăn qua nhiều thức ăn tinh và không đủ chất xơ từ thức ăn thô xanh.
Bò không thể cho sữa nếu không được cho ăn đủ. Không nên bắt bò ăn phần thân to cứng.
Cung cấp dồi dao cỏ đảm bảo bo khỏe mạnh và cho năng suất sữa cao hơn.
Một số loại thức ăn thô xanh được sử dụng phổ biến ở Việt nam (như cỏ Voi) có chất lượng thấp và hàm lượng chất xơ cao nên nghèo dinh dưỡng và khó tiêu hóa.
Cho bò ăn nhiều thức ăn tinh và thức ăn thô xanh chất lượng thấp sẽ bù đắp được một phần protein và năng lượng nhưng bòsẽ không thể tiết sữa tốt. Ngoài ra có một vài loại thức ăn thô xanh khác chất lượng cao hơn đang được trồng tại Việt Namcó thể cải thiện sản lượng sữa. Trong đó, Cỏ khô Alfalfa - một giải pháp cho tình trạng thiếu thức ăn thô xanh chất lượng cao nếu được thu hoạch đúng lúc.
Tuy nhiên, việc trồng và thu hoạch đủ lượng cỏ đúng thời điểm là rất khó đối với nhiều trang trại. Cỏ có thể lớn quá nhanh và vượt nhu cầu hàng ngày của bò, do đó trở nên già va kém chất lượng.
Trong trường hợp này, nên cắt bỏ cỏ thừa trước khi chúng trở nên quá già rồi đem ủ chua hoặc phơi khô để dùng vào những lúc khan hiếm. Thức ăn thô xanh như rơm và cỏ già vốn dĩ đã có chất lượng thấp vì chung chứa nhiều chất xơ khó tiêu hóa và làm giảm lượng thức ăn ăn vào. Có thể cải thiện chất lượng cỏ nếu thu hoạch trước khi cỏ trở nên quá già.
Tại Việt Nam, nông dânthường ủ chua thân lá cây ngô để cho bò ăn nhưng loại thức ăn này cung cấp ít năng lượng hơn nhiều so với ủ chua cả cây ngô có bắp chín sáp. Bò sẽ không thể cho sữa tối đa nếu máng thức ăn lúc nào cũng trống rỗng!
Phải luôn để cỏ khô trước mặt bò. Nên cho bo ăn thức ăn thô xanh quanh năm, nông dân cần chú ý tới chất lượng vì nó rất quan trọng cho giai đoạn đầu tới giữa chu kỳ cho sữa. Cho bò ăn thức ăn thô xanh càng sớm sau khi sinh bê để có thể trạng tốt và cho nhiều sữa. Không nên ép bò ăn nhiều các phần thân cứng của cỏ khô, thức ăn ủ chua, kể cả của cỏ tươi. Cần cho bò ăn thật nhiều thức ăn thô xanh và thức ăn tinh chất lượng tốt vào đầu chu kỳ cho sữa. Nếu không, bò sẽ bị gầy đi, khiến sản lượng sữa giảm. Sau đó bò càng gầy đi, tiếp tục tiết sữa ít đi trong giai đoạn sau của chu kỳ cho sữa và cạn sữa sớm. Bò gầy khó có thể phối giống trở lại và sản lượng sữa cũng giảm trong những năm tiếp theo.