Ngày 25 tháng 2 năm 2008, Hiệp Hội Đậu tương Hoa Kỳ (đại diện Hà Nội) đã tổ chức cuộc bội thảo với tiêu đề “hiệu quả sử dụng tảng liếm protein trong chăn nuôi bò sữa và dê". Người trình bày báo cáo là các ông Choke Mikled ở Khoa Chăn nuôi, Đại học Nông nghiệp Chiang Mai và ông YL.Cheong, đại diện Hiệp Hội Đậu tương Hoa Kỳ Ở Singapore.
Các cuộc điều tra mới đây về tình hình dinh dưỡng của đàn bò sữa nuôi tại khu vực ngoại thành Hà nội cho thấy khẩu phần ăn của đàn bò sữa không cân đối: Tỷ lệ protein thô khẩu phần rất thấp (khoảng 10% VCK), năng lượng trao đổi khẩu phần cao hơn so với nhu cầu thực tế của gia súc (cao hơn từ 5,4 - 27,4% so với nhu cầu), tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần cao (50 - 60% đối với bò có năng suất khoảng 10kg sữa/ngày) (Vũ Duy Giảng, Bùi Quang Tuấn và cộng sự).
Vậy chỉ nên cho bò thu nhận VCK ở cỏ tối đa khoảng 2,75% khối lượng cơ thể bò. Thức ăn ủ xanh và cỏ khô là các loại thức ăn dự trữ cho bò sữa trong các mùa vụ khan hiếm cỏ tươi, có thể sử dụng ty lệ khoảng 3 phần thức ăn ủ xanh cho 1 phần cỏ khô là thích hợp đối với bò sữa.
Leucaena leucocephala
Keo dậu hay keo giậu (danh pháp khoa học: Leucaena leucocephala), còn có tên khác là táo nhơn, bọ chét, bình linh, keo giun, là một loài cây gỗ nhỏ, loài cây này tại Việt Nam thường được trồng làm hàng rào nên người ta thường gọi là keo giậu. Nó thuộc về chi Keo dậu trong họ Đậu và sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Tán rộng, vỏ cây màu xám. Lá thuộc dạng lá kép lông chim 2 lần chẵn, trên cuống lá cấp 1 có các tuyến hình chậu (một đặc điểm điển hình thuộc phân họ trinh nữ). Hoa tự đầu trạng, tràng hoa màu trắng. Quả tạo thành chùm. Hạt khi xanh có thể ăn được và thường dùng làm thuốc trục giun, khi quả chín, hạt chuyển màu nâu đen.
Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn cho toàn dân số trên thế giới. Những loại cây lương thực này cũng mang lại các phụ phẩm sau thu hoạch tuyệt vời để cung cấp thức ăn chăn nuôi gia súc
Bò sữa sử dụng năng lượng liên tục cho hàng loạt các phản ứng sinh hoá học cần thiết cho sự sống bao gồm: năng lượng cho duy trì, sinh trưởng, tiết sữa và mang thai... giá trị năng lượng thức ăn được tính bằng năng lượng tổng số (GE), năng lượng tiêu hoá (DE), năng lượng trao đối (ME), năng lượng thuần (NE), đương lượng tinh bột (SE), đơn vị thức ăn Scandinavian (SFU hoặc FU), đơn vị yến mạch (OU) và tổng các chất dinh dưỡng tiêu hoá được (TDN). ở Việt Nam quy định dùng năng lượ.ng trao đổi làm đơn vị năng lượng biểu thị bằng kilocalo (Kcal) cho các loại gia súc, gia cầm.
Lá sắn tươi có chứa acid cianhydric HCN nên không được cho gia súc ăn vì dễ gây ngộ độc. Nhưng đem ủ chua, lá sắn lại là món ăn rất ưa thích và rất tốt cho chúng.
Củ sắn tươi có thành phần nước, tinh bột và chất độc (axit xian hiđric HCN) cao, khó bảo quản, hàm lượng dinh dưỡng (nhất là chất đạm) thấp. Quá trình làm khô, nghiền củ sắn thành bột gặp nhiều khó khăn nếu gặp thời tiết bất lợi. Đem ủ củ sắn tươi với các phụ gia chẳng những tăng được hàm lượng dinh dưỡng cho thức ăn, khử được chất độc, gia súc lại ham ăn, chóng lớn và còn dự trữ được lượng lớn thức ăn bổ xung có chất lượng tốt.
Để nuôi bò đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, ngoài những vấn đề cơ bản như: chọn giống, tuổi, giới tính, thức ăn... Trong đó thức ăn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của đàn bò. Sau đây là quy trình kỹ thuật ủ chua vỏ ca cao làm thức ăn cho bò nhằm tận dụng phế phẩm từ vỏ ca cao đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.