Thức ăn cho bò sữa

Các loại thức ăn thường dùng nuôi bò sữa

1. Thức ăn thô xanh

Thức anh thô xanh là tên gọi chung cho các loại cỏ xanh, thân lá cây còn xanh, kể cả một số loại  rau xanh và vỏ của những quả nhiều nuớc...  Đặc  điểm của thức ăn thô xanh là chứa nhiều nuớc, dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng và gia súc thích  ăn.  Nói  chung, thức ăn xanh có tỷ lệ cân  đối giữa các  chất dinh dưỡng,  chứa nhiều vitamin và protein có chất luợng cao.

a. Cỏ tự nhiên và cỏ trồng

Cỏ tự nhiên là hỗn hợp  các loại cỏ hoà thảo, chủ yếu là cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mật... Cỏ tự nhiên  mọc trên các gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vuờn cây, công viên... Cỏ tự nhiên  có thể đuợc sử dụng cho bò sữa ngay trên đồng bãi  duới  hình thức chăn thả hoặc cũng có thể thu cắt về và cho ăn tại chuồng. Thành phần dinh dưỡng  và chất luợng  cỏ tự nhiên  biến động  rất lớn  và tuỳ thuộc vào mùa  vụ trong năm, nơi cỏ mọc, giai đoạn phát triển của cỏ (non hay già) và thành phần các  loại  cỏ trong thảm cỏ. Khi sử dụng cỏ tự nhiên cần luu ý tránh cho bò sữa bị rối loạn tiêu hoá hoặc ngộ độc bằng cách sau khi thu cắt về, phải rửa sạch cỏ để  loại bỏ bụi bẩn, các hoá chất độc hại,  thuốc trừ sâu... Loại cỏ còn non hoặc cỏ thu cắt ngay sau khi mua cần phải đuợc phơi tái để  đề phòng bò sữa bị chuớng bụng đầy hơi.

Cỏ trồng bao gồm các loại nhu cỏ voi, cỏ Ghinê, cỏ  Stylo ... Việc trồng cỏ  rất quan trọng,  đặc  biệt là trong chăn  nuôi thâm canh và chăn  nuôi theo quy mô trang trại. Trồng cỏ bảo đảm chủ động có nguồn thức ăn thô xanh chất luợng và ổn định quanh năm.

Luợng  cỏ cho bò sữa thay đổi tuỳ theo từng đối tuợng.  Trung bình mỗi  ngày có  thể  cho một  con ăn đuợc một luợng  cỏ tuơi bằng khoảng 10-12% thể trọng của nó.

b. Ngọn mía

Ngọn mía là phần ngọn thải ra sau khi thu hoạch thân cây mía làm đuờng. Thông thuờng ngọn mía chiếm 20% của cả cây mía. Nhu vậy, với  năng suất mía bình quân 45-50 tấn/ha  thì mỗi ha thải ra trên 9 tấn ngọn mía và số ngọn mía của mỗi ha có thể nuôi đuợc 4 con bò trên 3 tháng (cho mỗi con bò ăn 25 kg ngọn mía/ngày).

Hiện nay, tại  những vùng  ven sông, đặc biệt   là những vùng  quy hoạch  mía  đuờng của nuớc  ta, hàng năm  luợng  ngọn  mía  thải ra rất lớn  và ngọn  mía  là nguồn thức ăn xanh có giá trị, cần tận dụng và có thể dùng để nuôi bò sữa rất tốt. Tuy nhiên, vì ngọn mía chứa hàm luợng  đuờng và xơ cao nhung lại nghèo các thành phần dinh dưỡng  khác, do đó chỉ nên sử dụng ngọn mía nhu loại thức ăn bổ sung đuờng mà không nên thay thế hoàn toàn cỏ xanh trong một thời gian dài

c. Vỏ và đọt dứa

Vỏ và đọt dứa là nguồn phế phụ phẩm với  khối luợng  rất lớn,  do các nhà máy chế biến dứa xuất khẩu thải ra. Vỏ và đọt dứa chứa nhiều đuờng nhung lại thiếu protein và xơ. Chính  vì vậy,  không nên  sử dụng vỏ và đọt dứa thay thế hoàn toàn cỏ xanh. Mặt khác, trong vỏ dứa có chứa men bromelin nên khi bò sữa ăn nhiều sẽ bị rát lưỡi.  Tốt nhất là nên cho bò ăn mỗi ngày khoảng 10-15 kg vỏ và đọt dứa và nên chia ra làm nhiều lần.

d. Cây ngô sau thu bắp non

Cây ngô sau khi thu bắp non (ngô bao tử hay ngô qươ) có thể dùng  làm nguồn thức ăn  xanh rất tốt cho trâu bò. Thành phần dinh dưỡng  của cây ngô sau thu bắp non rất phù  hợp  với  sinh lý tiêu  hoá của trâu bò. Cây  ngô loại  này có thể  dùng  cho ăn  trực tiếp hay ủ xanh để dự trữ cho ăn về sau.

2. Thức ăn ủ uớp

Là loại thức ăn đuợc tạo ra thông qua quá trình dự trữ các  loại  thức ăn  thô xanh duới  hình thức ủ chua. Nhờ  ủ chua, nguời ta có thể bảo quản thức ăn trong một thời gian dài, chủ động có thức ăn cho bò sữa, nhất là vào những thời kỳ khan hiếm cỏ tự nhiên,  với  việc tổn thất ít  nhất các  chất dinh dưỡng  so với  quá  trình phơi khô. Ngoài ra, ủ chua còn làm tăng tỷ lệ  tiêu  hoá của thức ăn, do các chất khó tiêu  trong thức ăn bị mềm  ra hoặc chuyển  sang dạng dễ tiêu.

Thức ăn ủ chua tốt có những đặc tính  sau:

- Có mùi thơm dễ chịu (nếu có mùi khó ngửi chứng tỏ bị thối hỏng).

- Có vị hơi chua, không đắng và không chua gắt.

- Mầu  đồng  đều, gần tuơng tự nhu mầu của cây truớc khi đem ủ (hơi nhạt hơn một chút).

- Không có nấm mốc.

- Gia súc thích ăn.

Về  nguyên  tắc  nguời ta có thể  ủ chua các  loại thức ăn xanh, kể cả thức ăn hạt và củ quả, nhung thông thuờng nguời ta hay ủ chua thân, lá cây ngô, cỏ voi, cỏ tự nhiên và trong khi ủ thuờng cho thêm rỉ mật đuờng và muối.

Có thể sử dụng thức ăn ủ chua để  thay thế một phần cỏ tuơi.Luợng thay thế khoảng 15-20 kg. Đối  với bò sữa, nên  cho ăn sau khi vắt sữa để  tránh cho sữa có mùi cỏ ủ.

3. Cỏ khô

Cỏ khô là loại thức ăn thô xanh đã đuợc sấy khô hoặc  phơi khô nhờ nắng  mặt trời và đuợc dự trữ duới hình thức đánh đống hoặc đóng bánh. Đây là biện pháp bảo quản thức ăn dễ thực hiện, cho phép ta dự trữ với khối luợng lớn để dùng vào những thời điểm khan hiếm. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng  của cỏ khô luôn thấp hơn giá trị dinh dưỡng của cỏ ủ chua.

4. Rơm lúa

Rơm lúa là loại thức ăn thô đuợc dùng  phổ biến cho trâu bò ở nuớc  ta. Tỷ lệ  giữa rơm và thóc thuờng biến động trong khoảng 0,7-1/1. Nhu vậy, với tình hình trồng lúa của nuớc ta hiện nay, mỗi năm chúng ta có thể thu đuợc khoảng 25-30 triệu tấn rơm. Nguồn phụ phẩm này hiện nay vẫn chua đuợc tận dụng một cách hiệu quả trong chăn nuôi loài nhai lại mà chủ yếu dùng  làm chất đốt, phân bón, và thậm  chí còn đốt cháy ngoài đồng gây lãng  phí  và ô nhiễm môi truờng. Thực tế, tuy rơm lúa chứa  nhiều chất xơ lignin  hoá  khó  tiêu  hoá,  nghèo protein và muối khoáng nhung sau khi thu hoạch, đuợc phơi khô dự trữ cẩn thận vẫn là nguồn thức ăn thô quý cho bò sữa.

Rơm lúa thuờng đuợc sử dụng để tăng luợng  chất khô, đảm bảo độ  choán  dạ  dầy, tăng  luợng  xơ trong khẩu phần, nhất là đối với những khẩu phần thiếu xơ. Do rơm lúa có giá trị dinh dưỡng  và tỷ lệ tiêu hoá thấp nên hiện  nay, nguời ta thuờng áp  dụng một số biện  pháp kiềm hoá  rơm nhu ủ rơm với  urê  hay với  dung dịch amoniac. Việc xử lý này không những làm tăng  tỷ lệ tiêu hoá của rơm mà còn làm cho nó mềm hơn, bò sữa thích ăn hơn, đồng thời làm tăng hàm luợng  nitơ trong rơm.

5. Củ quả

Thức ăn củ quả bao gồm khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu,  bí... Đây là loại thức ăn rất tốt cho bò sữa. Chúng có mùi thơm, vị ngon, gia súc thích ăn. Thức ăn củ quả có hàm luợng nuớc, chất bột đuờng và vitamin C cao. Hạn chế của chúng là nghèo protein, chất béo, xơ và các muối khoáng, khó bảo quản và dự trữ lâu dài.

Do những đặc tính  trên nguời ta thuờng dùng thức ăn củ quả để  cải thiện những khẩu phần ít  nuớc,  nhiều xơ, nghèo chất bột đuờng   (ví dụ, khẩu phần nhiều rơm khô). Luợng thức ăn củ quả trung bình mỗi ngày khoảng 4-5 kg cho một con bò sữa.

6. Phụ phẩm  chế biến

a. Bã đậu nành

Bã đậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt  đậu nành thành đậu phụ hoặc thành sữa đậu nành. Nó có mùi thơm, vị  ngọt, gia súc thích ăn. Hàm luợng chất béo và protein trong bã  đậu nành rất cao. Chính  vì vậy, nó có thể đuợc coi là loại thức ăn cung cấp protein cho gia súc nhai lại và mỗi ngày có thể cho mỗi con bò ăn từ 10 đến 15 kg.

Cần luu ý khi sử dụng bã đậu nành sống cùng lúc với  một  số  loại  thức ăn  có  chứa urê  (nhu bánh  dinh dưỡng, thức ăn tinh hỗn hợp) là phải chia nhỏ luợng thức ăn này ra thành nhiều bữa để  bảo đảm an toàn cho bò sữa. Vì trong bã  đậu nành sống có chứa men phân giải urê nên nếu cho ăn cùng lúc và với số luợng lớn  hai loại thức ăn này thì urê bị phân  giải nhanh chóng, tạo ra một khối luợng lớn khí amoniac và rất dễ gây ngộ độc.

b. Bã bia

Bã bia là loại thức ăn nhiều nuớc, có mùi thơm và vị ngon. Hàm luợng khoáng, vitamin (chủ yếu là vitamin nhóm B) và đặc biệt  là hàm luợng  protein trong bã  bia cao. Vì vậy,  nó có thể đuợc coi là loại thức ăn bổ sung protein và đuợc dùng  rất rộng rãi  trong chăn  nuôi bò sữa. Tỷ lệ tiêu hoá các chất trong bã  bia rất cao. Ngoài ra nó còn chứa các chất kích thích tính thèm ăn và làm tăng khả năng tiết sữa của bò nuôi trong điều kiện nhiệt đới.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng  của bã  bia phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ nuớc của nó. Thời gian bảo quản cũng nhu nguồn gốc xuất xứ của bã bia cũng ảnh huởng đến chất luợng.  Khi bảo quản lâu dài thì quá trình lên men sẽ làm mất  đi một phần các chất dinh dưỡng,  đồng thời làm cho độ chua của bã bia tăng lên. Chính  vì vậy, trong thực tế,  để kéo   dài thời  gian bảo quản bã  bia, nguời ta thuờng cho thêm muối ăn với tỷ lệ 1%.

Đối  với bò sữa, luợng bã bia trong khẩu phần cần tính toán làm sao có thể thay thế không quá 1/2 luợng thức ăn tinh (cứ 4,5 kg bã bia có giá trị tuơng đuơng với 1 kg thức ăn tinh) và không nên cho ăn trên 15 kg bã bia mỗi con, mỗi ngày. Cho ăn quá nhiều bã bia (ví dụ trên 25 kg/con/ngày) sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hoá chất xơ, các chất chứa nitơ và kéo theo sự giảm chất luợng  sữa. Tốt nhất là trộn bã bia và cho ăn cùng  với thức ăn tinh, chia làm nhiều bữa trong một ngày.

c. Bã sắn

Bã  sắn là phế phụ phẩm của quá  trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn. Bã sắn có đặc điểm  là chứa nhiều tinh bột (khoảng 60%) nhung lại nghèo chất protein. Do đó khi sử dụng bã sắn nên trộn và cho ăn thêm urê hoặc bã  đậu nành. Nếu cho thêm  bột sò hay bột khoáng vào hỗn hợp thì chất luợng dinh dưỡng sẽ tốt và cân đối hơn. Hỗn hợp này có thể đuợc sử dụng để thay thế một phần (có thể thay thế tới một nửa) luợng  thức ăn tinh trong khẩu phần.

Bã  sắn có thể dự trữ đuợc khá lâu do một phần tinh bột trong bã  sắn  bị lên men và tạo ra pH = 4-5. Bã sắn tuơi có vị hơi chua, gia súc nhai lại thích ăn. Vì vậy có thể cho gia súc ăn tuơi (mỗi ngày cho mỗi con bò ăn khoảng 10-15 kg). Cũng có thể phơi, sấy khô bã  sắn  để làm nguyên liệu phối chế thức ăn hỗn hợp

d. Rỉ mật  đường

Rỉ mật đuờng là phụ phẩm của quá trình chế biến đuờng  mía. Luợng  rỉ  mật thuờng chiếm 3% so với  mía tuơi. Cứ chế biến 1000 kg mía thì nguời ta thu đuợc 30 kg rỉ  mật. Nhu vậy, từ một ha mía  mỗi năm thu đuợc trên 1300 kg rỉ  mật. Do chứa nhiều đuờng nên rỉ  mật là nguồn cung cấp năng  luợng  quan trọng. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều nguyên tố khoáng đa luợng  và vi luợng rất cần thiết cho bò sữa.

Rỉ  mật thuờng đuợc sử dụng để  bổ sung đuờng khi ủ chua thức ăn, là thành phần chính trong bánh dinh dưỡng hoặc cho ăn lẫn với rơm lúa ... Do có vị ngọt nên bò sữa thích ăn. Tuy nhiên, mỗi ngày cũng chỉ nên cho mỗi con bò ăn 1-2 kg rỉ  mật đuờng. Không nên cho ăn nhiều trên  2 kg vì  rỉ mật đuờng nhuận tràng và có thể gây  ỉa chảy. Nên cho ăn rải đều  để tránh làm giảm pH dạ cỏ đột ngột gây ức chế vi sinh vật phân giải xơ trong dạ cỏ.

e. Khô dầu

Khô dầu là một nhóm các phụ phẩm còn lại sau khi chiết tách dầu từ các loại hạt có dầu và từ cơm dừa, bao gồm:  khô dầu lạc,  khô dầu đậu tuơng, khô dầu bông, khô dầu vừng, khô dầu dừa... Khô dầu là loại sản phẩm  rất sẵn có ở nuớc  ta và đuợc xem nhu là loại thức ăn cung cấp năng luợng  và bổ sung protein cho bò sữa. Hàm luợng  protein và giá trị năng luợng  trong khô dầu tuỳ thuộc vào công nghệ tách chiết dầu cũng nhu nguyên liệu ban đầu. Nhìn chung, khô dầu  đậu tuơng, khô dầu lạc thuờng chứa ít  canxi, phốtpho, vì vậy  khi sử dụng cần bổ sung thêm khoáng.

Có thể cho bò sữa ăn khô dầu riêng rẽ hoặc phối chế khô dầu với một số loại thức ăn khác thành thức ăn tinh hỗn hợp.

f. Cám gạo

Cám gạo  là phụ phẩm của xay xát  gạo  và đuợc dùng  phổ biến trong chăn nuôi gia súc nhai lại.  Thành phần hoá  học và giá  trị  dinh dưỡng  của cám  gạo  phụ thuộc vào quy trình  xay xát  thóc, thời gian bảo quản cám.  Cám gạo  còn mới  có mùi thơm, vị  ngọt, gia súc nhai lại thích ăn. Nhung cám để lâu,  nhất là trong điều kiện bảo quản kém, dầu trong cám sẽ bị oxy hoá, cám trở nên ôi, khét, có vị đắng, thậm  chí bị vón cục, bị mốc và không dùng đuợc nữa.

Cám gạo có thể đuợc coi là loại thức ăn cung cấp năng  luợng  và protein. Tuy nhiên,  không nên  chỉ  sử dụng cám gạo trong khẩu phần, bởi vì hàm luợng  canxi trong cám gạo rất thấp. Cần bổ sung bột xuơng, bột sò và muối ăn vào khẩu phần chứa nhiều cám gạo.

g. Bột cá

Bột cá là thức ăn  động vật có  chất luợng  dinh dưỡng cao đuợc chế biến từ cá tuơi hoặc từ sản phẩm phụ công nghiệp chế biến cá hộp.Trong protein bột cá có đầy đủ axit amin không thay thế: lyzin 7,5%; methionin 3%; izolơxin 4,8%... Protein bột  cá sản xuất ở  nuớc  ta  biến động từ 35-60%, khoáng tổng số biến  động từ 19,6%-34,5% trong đó  muối: 0,5-10%, canxi  5,5-8,7%; phốt  pho 3,5-4,8%, các chất hữu cơ trong bột cá đuợc gia súc, gia cầm tiêu hoá và hấp thu với  tỷ lệ cao 85-90%.

Bổ  sung bột cá  vào các  loại  thức ăn  xơ thô có tác dụng rất tốt nhờ kích thích VSV dạ cỏ phát triển và bổ sung protein thoát qua. Bột cá đuợc phân giải chậm trong dạ  cỏ  nên  góp  phân cung cấp một  số axit          amin,    đặc       biệt                   là          những   axit       amin     có       mạch nhánh  rất cần cho VSV phân  giải xơ. Vì  bột cá  có tỷ lệ  protein thoát qua cao nên  có thể cung cấp trực tiếp       axit      amin     tại         ruột                  (PDA)  cho       vật        chủ.      Thí nghiệm ở Bangladesh cho thấy chỉ cần  bổ sung 50g bột cá vào khẩu phần cơ sở là rơm có tác dụng làm tăng  tỷ lệ  tiêu  hoá  rơm và tăng  tốc  độ  tăng  trọng của bê rất rõ rệt.

h. Bột thịt xitơng

Bột thịt xuơng đuợc chế biến từ xác gia súc, gia cầm không dùng  làm thực phẩm cho con nguời hoặc từ các phụ phẩm của lò mổ. Thành phần dinh dưỡng của bột thịt xuơng thuờng không ổn định, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chế biến.  Tỷ lệ protein trong bột  thịt  xuơng từ 30-50%, khoáng  12-35%, mà  8-15%.           Giá       trị         sinh      học       của            protein  trong    bột       thịt xuơng cũng biến động và phụ thuộc  vào tỷ lệ  các mô liên  kết  trong nguyên  liệu. Tỷ lệ  mô liên  kết càng nhiều, giá trị sinh học của protein càng thấp.

i. Hạt bông

Hạt  bông có hàm luợng  protein và lipit cao nên  có thể đuợc coi là một loại thức ăn tinh. Nhung mặt khác, xơ của nó tuơng đuơng với  cỏ nếu  xét  về mức độ tiêu hoá ở dạ cỏ. Phản ứng của gia súc khi bổ sung hạt bông thay đổi  rất lớn  phụ thuộc vào khẩu phần cơ sở. Tỷ lệ phân giải cao của protein hạt bông làm cho hàm luợng amoniac trong dạ cỏ tăng cao. Năng luợng gia nhiệt của hạt bông thấp nên  có lợi khi cho gia súc ăn trong điều kiện  nhiệt  độ môi truờng cao. Tuy nhiên,  do có hàm luợng  lipit cao và có  độc tố  gosypol nên  có  thể  ảnh huởng xấu  đến hoạt lực của vi sinh vật dạ cỏ và hạn chế mức sử dụng.

Hiện nay nguời ta đề  nghị mức bổ sung chỉ  duới 150g/kg thức ăn của khẩu phần. Chế biến, đặc biệt  là xử lý nhiệt, có thể làm tăng tỷ lệ lipit và protein không bị phân giải ở dạ cỏ và giảm gosypol tự do trong hạt bông nên  có thể tăng mức sử dụng trong khẩu phần. Nghiền và kiềm hoá có thể làm tăng tỷ lệ tiêu hoá của hạt bông.

7. Thức ăn tinh

Là những thức ăn có khối luợng  nhỏ nhung hàm luợng  chất dinh dưỡng  cao. Nhóm thức ăn này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (ngô, mì, gạo...), bột của các cây có củ, các loại hạt cây bộ đậu và các loại thức ăn tinh hỗn hợp đuợc sản xuất công nghiệp.

Đặc  điểm của thức ăn tinh là hàm luợng  nuớc  và xơ đều thấp,  chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng nhu protein, chất bột đuờng, chất béo, các  chất khoáng và vitamin. Tỷ lệ  tiêu  hoá  các  chất dinh dưỡng  khá  cao.

Thông thuờng, nguời ta sử dụng thức ăn  tinh để  hoàn thiện các loại khẩu phần ăn cấu thành từ các thức ăn thô. Mặc dù thức ăn tinh có hàm luợng  các chất dinh dưỡng cao nhung không thể chỉ dùng  một mình nó để  nuôi bò sữa mà phải dùng  cả các loại  thức ăn thô để  bảo đảm cho quá trình tiêu hoá diễn ra bình thuờng.

a. Bột ngô

Bột ngô là loại thức ăn tinh quan trọng trong chăn nuôi bò sữa. Bột ngô có hàm luợng tinh bột cao và đuợc sử  dụng  nhu  một  nguồn  cung  cấp năng  luợng.  Tuy nhiên,  cũng nhu cám  gạo,  không nên  chỉ  sử dụng bột ngô nhu một nguồn thức ăn tinh duy nhất, mà phải trộn thêm bột xuơng, bột sò và muối ăn vào khẩu phần, bởi vì hàm luợng  các  chất khoáng,  nhất là canxi và phốtpho trong bột ngô thấp.

b. Bột sắn

Bột sắn đuợc sản xuất ra từ sắn củ thái thành lát và phơi khô. Bột sắn là loại thức ăn tinh giàu chất đuờng và tinh  bột,  nhung  lại  nghèo  chất protein,  canxi  và phốtpho. Vì vậy,  khi sử dụng bột sắn cần bổ sung thêm urê,  các loại  thức ăn giầu protein nhu bã  đậu nành, bã bia và các chất khoáng... để nâng   cao giá trị dinh dưỡng của khẩu phần và làm cho khẩu phần cân đối hơn.

 

Bột sắn là loại thức ăn rẻ, lát sắn phơi khô có thể bảo quản dễ dàng quanh năm. Một điểm bất lợi của sắn là có chứa axit HCN độc đối với  gia súc. Để làm giảm hàm luợng  của loại axit này nên sử dụng củ sắn bóc vỏ, ngâm vào nuớc  và thay nuớc  nhiều lần truớc  khi thái thành lát và phơi khô. Cũng có thể nấu chín  để loại bỏ HCN.

 

8. Thức ăn bổ sung

Là những thức ăn đ-ợc thêm vào khẩu phần với số l-ợng nhỏ để cân bằng một số chất dinh d-àng thiếu hụt nh- protein, khoáng và vitamin. Trong số các loại thức ăn bổ sung quan trọng nhất là urê và hỗn hợp khoáng.

a. Urê

Urê là một trong những chất chứa nitơ phi protein

đã đuợc sử dụng từ lâu và rất rộng rãi  trong chăn nuôi trâu bò nói chung và bò sữa nói riêng. Sở dĩ loài gia súc nhai lại sử dụng đuợc urê bởi vì, trong dạ cỏ của chúng có các quần  thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân giải nitơ trong urê  và tổng hợp  nên  các chất protein có giá trị sinh vật học cao cung cấp cho cơ thể.

Nguời ta có thể sử dụng urê theo 4 cách: trộn vào thức ăn hỗn hợp,  trộn với rỉ  mật đuờng, trộn với một số thành phần làm bánh dinh dưỡng  và trộn ủ với  cỏ hoặc rơm.    Khi sử dụng urê cần chú ý những vấn đề sau đây:

- Chỉ bổ sung urê khi khẩu phần cơ sở thiếu N cần cho VSV dạ cỏ. Chú ý, bổ sung 1 g urê cung cấp thêm đuợc 1,45 g PDIN.

- Phải đảm bảo có đầy đủ gluxit dễ lên men trong khẩu phần của bò nhằm giúp cho vi sinh vật dạ cỏ có đủ năng luợng  để  sử dụng amoniac phân giải ra từ urê  và tổng hợp nên protein vi sinh vật.

- Đối  với  những con bò truớc  đó chua ăn urê  thì cần có thời gian tập làm quen bằng cách hàng ngày cho ăn từng ít một và thời gian làm quen kéo dài từ 5 đến 10 ngày.

- Chỉ sử dụng urê  cho bò đã lớn,  không sử dụng cho bê non vì hệ  vi sinh vật dạ cỏ của chúng chua phát triển hoàn chỉnh.

- Khi bổ sung urê  vào khẩu phần có thể bò sữa không thích ăn, vì vậy  cần  trộn urê với một số loại thức

ăn khác. Có thể cho thêm rỉ  mật đuờng để gia súc dễ ăn và cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít.

- Không hoà urê vào nuớc cho bò uống.

b. Thức ăn bổ sung khoáng

Các chất khoáng có vai trò rất quan trọng đối với gia súc nhai lại, đặc biệt  là đối với  bò sữa. Do thức ăn của bò sữa có nguồn gốc thực vật, nên khẩu phần thuờng thiếu các chất khoáng, kể cả khoáng đa luợng và khoáng vi luợng.  Để bổ sung khoáng đa  luợng  canxi nguời ta thuờng dùng  bột đá vôi, bột sò. Để bổ sung phốt pho dùng      bột  xuơng, phân           lân            nung     chảy     hoặc     đicanxi phốtphát. Các loại  khoáng vi luợng  (coban, đồng, kẽm...) thuờng đuợc dùng  duới  dạng  muối sulphát (sulphát coban, sul phát đồng, sulphát kẽm ...).

Trong thực tế,  việc  cung cấp từng chất khoáng riêng  rẽ  gặp nhiều   khó khăn,  đặc  biệt là đối với  loại khoáng vi luợng  là những chất rất cần thiết nhung chỉ cần với  số luợng  nhỏ nên  rất khó bảo đảm  định luợng chính xác. Vì vậy,  nguời ta thuờng phối hợp  nhiều loại khoáng với  nhau theo tỷ lệ nhất định duới dạng premix khoáng, dùng để trộn với các loại thức ăn tinh. Nguời ta cũng có thể bổ sung khoáng cho bò sữa duới dạng  đá liếm.

Thành phần dinh dưỡng  của một số loại thức ăn phổ biến dùng  cho bò sữa ở miền Bắc có thể xem trong phần Phụ lục.

Nguồn: Dairyvietnam
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác