Truyền tinh nhân tạo (TTNT) còn gọi là gieo tinh nhân tạo hay thụ tinh nhân tạo, có thể hiểu là những kĩ thuật được sử dụng để lấy tinh trùng của con đực đưa vào đường sinh dục của con cái mà vẫn cho hiệu quả thụ thai và sinh sản tương đương so với giao phối tự nhiên.
Hai con bê cấy phôi đầu tiên (một đực và một cái) đã chào đời tại nhà ông Tám Sách, ấp Xuân Thới Đông, Tân Xuân, Hóc Môn. Sự ra đời của chúng mở ra triển vọng mới cho việc phát triển nhanh đàn bò sữa cao sản bằng công nghệ cấy truyền phôi.
Công nghệ cấy truyền phôi ở động vật đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới. Năm 1951, con bê đầu tiên sinh ra đầu tiên từ công nghệ cấy truyền phôi đã đánh dấu bước thành công đầu tiên của công nghệ này. Ngày nay, công nghệ phôi đã trở thành một biện pháp cải tạo giống gia súc nhanh nhất, hiệu quả nhất. Công nghệ đã được áp dụng ở nhiều nước chăn nuôi tiên tiến như: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Pháp, Newzealand…Trên thế giới đã có 75 - 95% bò đực giống có năng suất sản lượng sữa cao đang sử dụng được tạo ra từ công nghệ cấy truyền phôi.
Ngay sau sự kiện những con bê đầu tiên đã ra đời bằng phương pháp cấy truyền phôi ở TP.HCM, chúng tôi đã tìm gặp GS.TS Lê Xuân Cương, đồng chủ nhiệm đề tài "Sản xuất và cấy truyền phôi bò sữa" để biết thêm chi tiết về vấn đề này. Tiếp chúng tôi. GS.TS vui vẻ nói: Đây là tin vui đối với ngành chăn nuôi bò sữa. ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu của TS Bùi Xuân Nguyên,Viện Công nghệ sinh học (Hà Nội) đã nghiên cứu công nghệ phôi vào những năm 1980. Việc sản xuất phôi bằng phương pháp kích thích gây rụng trứng nhiều đã được ứng dụng vào sản xuất. Các nghiên cứu sản xuất phôi bằng thụ tinh trong ống nghiệm, sản xuất phôi bằng vi phẫu thuật (cắt phôi) và nhân dòng phôi mới chỉ bắt đầu. Năm 1995, Viện Chăn nuôi quốc gia đã đưa vào ứng dụng, sản xuất và cấy truyền phôi bò sữa ở xung quanh khu vực Hà Nội. Hơn 5 năm đã có 30 bê con được ra đời bằng phương pháp cấy truyền phôi.