Một trong những nguyên nhân thành công của chăn nuôi bò sữa là người chăn nuôi phát hiện được chính xác ngày động dục chín muồi duy nhất của bò. Nhờ đó, công tác phối tinh cho bò được kịp thời và đảm bảo hiệu quả, khai thác tối ưu lợi thế của chăn nuôi bò sữa. Bò sữa đậu thai, sinh sản thành công thì người chăn nuôi mới khai thác được sữa. Vì vậy, việc xác định được chính xác thời điểm động dục chín muồi để thụ tinh cho bò là công việc khá quan trọng. Song hiện tượng động dục của bò không dễ thấy, thường chỉ có những người chăn nuôi giàu kinh nghiệm và chịu khó quan sát theo dõi hàng ngày mới phát hiện chính xác để phối giống kịp thời cho bò.
Các nghiên cứu chăn nuôi bò sữa trong nước, thường chú trọng đến việc cải thiện khả năng sản xuất sữa hơn việc làm sao cho bò sữa có thể sinh sản tốt nhất. Tuy nhiên, chăn nuôi bò sữa chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao khi kết hợp khai thác hài hòa giữa khả năng sản xuất sữa và sức sinh sản của bò sữa.
Trước đây sau mỗi lần gây rụng trứng nhiều (GRTN) phải để bò cho phôi nghỉ 2 - 3 tháng rồi mới tiếp tục GRTN lặp lại. Như vậy, một năm chỉ tiến hành thu phôi 3 - 4 lần và số phôi bình quân/bò/năm chỉ đạt 15 phôi. Hiện nay công nghệ cấy truyền phôi và kỹ thuật gây rụng trứng nhiều lặp lại đã có nhiều cải tiến. Rút ngắn thời gian GRTN lặp lại từ 2-3 tháng xuống 35 ngày/lần/bò có thể tăng số phôi thu được/bò/năm góp phần nâng cao hiệu quả trong công nghệ cấy truyền phôi (CTP) bò.
Một trong những nguyên nhân thành công của chăn nuôi bò sữa là người chăn nuôi phát hiện được chính xác ngày động dục chín muồi duy nhất của bò. Nhờ đó, công tác phối tinh cho bò được kịp thời và đảm bảo hiệu quả, khai thác tối ưu lợi thế của chăn nuôi bò sữa.
Dù sử dụng bất kỳ loại tinh nào vẫn phải thực hiện đúng các bước đã đề cập ở phần trên. Trong phần này chúng tôi chỉ tóm lược kỹ thuật TTNT cho bò bằng tinh viên với những điều mà bạn cần phải lưu ý.
Trên thế giới hàng năm có khoảng trên 50 triệu lượt trâu bò được phối giống bằng kỹ thuật truyền tinh nhân tạo. 99% số bò sữa được phối giống bằng truyền tinh nhân tạo. Ở Việt nam, phối giống cho bò sữa chủ yếu là áp dụng kỹ thuật truyền tinh nhân tạo. Lợi ích của truyền tinh nhân tạo, nhất là đối với bò sữa, bò thịt cao sản là hết sức to lớn.
Ở Việt Nam, kỹ thuật TTNT được biết đến lần đầu vào năm 1957 tại Học viện Nông Lâm (nay là trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội). Năm 1958 thử nghiệm lần đầu trên lợn tại trại An Khánh (Hà Tây), đầu những năm 1960 áp dụng TTNT trên bò.
Theo thống kê của FAO, năm 1991 cả thế giới mỗi năm sản xuất hơn 200 triệu liều tinh bò. Nhiều nhất là các nước thuộc khối EU và các nước Đông Âu (cũ). Pháp là nước sản xuất tinh bò nhiều nhất thế giới, mỗi năm sản xuất khoảng 40 triệu liều. Cộng hoà Séc 27 triệu liều. Ba Lan và Canada mỗi nước 18 triệu liều, Mỹ 16 triệu liều mỗi năm.