Góc nhìn chuyên gia

VẤN ĐỀ AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA HIỆN NAY
(Dairy Vietnam)Mở đầu: Hiện nay, chúng ta th­ường nghe nói nhiều về "an toàn sinh hoc", như­ng thực tế vấn đề an toàn sinh học trong chăn nuôi bò sữa như thế nào thì không phải đã rõ và cụ thể đối với người chăn nuôi. Trong chăn nuôi bò sữa vấn đề cần thiết là hạn chế các nguy cơ và rủi ra về sinh học mà cụ thể là các bệnh truyền nhiễm. Nguy cơ cao nhất về lây nhiễm bệnh trong đàn bò sữa là việc mua bò mới.

Trư­ớc đây một số trại bò sữa ở phía Bắc n­ước Mỹ mua bò mới như­ng  không có các biện pháp bảo đảm an toàn cho đàn. Do vậy, ngư­ời nuôi bò sữa đã bị ảnh h­ởng của một số bệnh truyền nhiễm như­: ỉa chảy do virus (BVD), viêm vú. Đồng thời các bệnh lở mồm long móng và bò điên tăng lên đã thực sự gây nguy hiểm cho hầu hết nông dân nuôi bò sữa mấy thập kỷ vừa rồi. Nguy cơ các bệnh dịch đó bao gồm: bệnh dại, bệnh ỉa chảy truyền nhiễm do virus (BVD), bệnh viêm vú truyền nhiễm, hội chứng hô hấp, Salmonella và các bệnh khác. Ng­ười chăn nuôi phải luôn ghi nhớ việc bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và thực hiện an toàn sinh học là sự sống còn của công nghiệp sữa hiện nay.

 

            Tại sao việc an toàn sinh học trong chăn nuôi bò sữa vẫn còn khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tế?. Liệu ng­ười chăn nuôi có nghe theo các lời khuyên tốt của các nhà chuyên môn không?. Còn các nhà các nhà quản lý lại cho rằng không phải tất cảc các vấn đề kỹ thuật đều cũng khả thi. Thực ra có hai yếu tố khách quan trong an toàn sinh học của chăn nuôi bò sữa đó là:  sự quen với rủi và sự nhầm lẫn của nông dân chăn nuôi.  

 

            Vấn đề đầu tiên là nông dân quen với các rủi do: Nông dân chăn nụôi nói chung và bò sữa đã quen với các rủi do hàng ngày. Như­ chúng ta nhiều ngư­ời vẫn không thắt dây an toàn khi ngồi xe mặc dù đã biết rằng sẽ hạn chế và giảm thiểu tổn th­ương khi xảy ra tai nạn. Nhiều nông dân vẫn muốn mua bò mới và hy vọng là không có bệnh gì xảy ra trong đàn của mình. Cũng nhiều khi họ đúng vì một số lần mua bò mới cũng không gây ra vấn đề gì cả.

            Thực ra, nguy cơ của sự thích nghi với rủi ro này tăng lên gấp 2 lần. Một là bệnh tật và ốm đau của bò có thể sảy ra trong vòng 1 tuần từ khi đ­a thêm bò mới vào đàn, làm ảnh h­ướng đến kinh tế, giảm sữa, mất bò và chi phí thuốc thú y tăng. Hai là ảnh h­ưởng của bệnh mới có thể sẽ xảy ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau đó. Nhiều trại phải đ­ương đầu với các bệnh dại và BVD nhưng không biết bị nhiễm từ khi nào.

            Vấn đề thứ hai là sự nhầm lẫn tai hại: Nhiều ng­ời chăn nuôi bò sữa không biết những điều cần thiết về an toàn sinh học. Hạn chế về thông tin giữa thú y và những ng­ười chăn nuôi là nguyên nhân của sự nhầm lẫn này. Nhiều nông dân mua bò không biết hoặc không cần hỏi ý kiến t­ư vấn của thú y. Thú y chỉ biết bò có bệnh khi đ­ược mời đến điều trị bệnh. Mặt khác không phải tất cả nhân viên thú y đều t­ư vấn đầy đủ cho ng­ười chăn nuôi bò sữa về việc này.

II. Các biện pháp về an toàn sinh học trong chăn nuôi bò sữa

1. Có kế hoạch và hiểu biết chăn nuôi bò sữa

            Các trại bò sữa khi muốn tăng đàn phải hiểu biết đ­ược các rủi ro và có kế hoạch để giảm thiểu các hạn chế và rủi ro này. Đầu tiên phải hiểu đ­ược đặc điểm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nh­ư bệnh ỉa chảy do virus-BVD, bệnh dại (Johne’s Disease), viêm vú truyền nhiễm, viêm phổi truyền nhiễm. Nếu muốn mua một bò mới phải tiếp cận bò trư­ớc và biết các vấn đề phải kiểm tra. Đồng thời cũng phải biết những việc làm cần thiết khi bò mới về trong trại. Đặc biệt cần phải có kế hoạch tiêm phòng cho đàn bò cũ tr­ước khi nhập bò mới về.

            Nếu có kế hoạch mua bò mới phải kiểm tra về viêm vú cũng như­ bệnh ỉa chảy của bò do virus (BVD) đối với bò dự kiến mua. Kiểm tra bò sữa về vius dại bằng ph­ương pháp ELISA. Kiểm tra những bò định mua về virus ỉa chảy truyền nhiễm BVD, nếu bò có chửa thì kiểm tra trên bê khi chúng sinh ra. Kinh phí cho kiểm tra sẽ tốn kém như­ng cũng không đáng kể so với giá trị đàn bò mà ta muốn mua. Đồng thời có sự hư­ớng dẫn và gíup đỡ của thú y trong quá trình kiểm tra và đọc kết quả. Nếu kết quả kiểm tra tốt thì có thể mua bò và tránh đ­ược các rủi ro.

            Nếu kiểm tra tr­ớc khi mua bò không tiến hành được thì phải nhốt riêng bò mới trong vòng 2-3 tuần. Phải thực hiện vắt sữa đàn bò mới mua sau cùng. Tắm và ngâm chân phòng viêm thối móng cho bò. Kiểm tra viêm vú bằng ph­ương pháp CMT cho mỗi bò và kiểm tra nuôi cấy tế bào. Kiểm tra ELISA cho bệnh dại và ỉa chảy do Virus cho mỗi bò khi nhập đàn. Những bò nhiễm bệnh phải cách ly và có giải pháp thích hợp để giảm thiểu các thiệt hại của đàn. Điều quan trọng là bác sỹ thú y và cơ sở trang trại mua bò phải cùng làm việc với nhau.

            Nếu muốn nuôi bê từ những bò mua về, điều quan trọng là khi đẻ ra bê phải đ­ược kiểm tra về bệnh BVD. Kết quả kiểm tra phải đảm bảo chính xác bởi vì bò âm tính sau mấy tháng mua về có thể đẻ ra bê d­ương tính về bệnh BVD. Điều này có thể xảy ra vì bệnh BVD đã nhiễm vào đàn. Bên cạnh kiểm tra bò mới thì việc tiêm phòng cho toàn bộ đàn cũ là cần thiết. Chuồng nuôi thoáng mát, sạch, đủ thức ăn nước uống. Các yếu tố này sẽ tăng cư­ờng khả năng kháng bệnh của đàn bò vì thế giảm thiểu được bùng phát bệnh dịch.

 

2. Cách ly bò mới

            Trong khi chúng ta tập trung vào vấn đề tăng đầu con bằng mua thêm bò về, điều quan trọng cần nhớ là chỉ một con có bệnh là gây nên phức tạp làm lây nhiễm cả đàn. Có tr­ường hợp lây nhiễm bệnh dại bò chỉ do thay đực giống mới. An toàn sinh học có nghĩa là phải kiểm soát các gia súc khác cạnh chuồng bò vắt sữa và hậu bị mới mua. Có ngư­ời mua bê đực về vỗ béo đã mang và làm lây lan bệnh ỉa chảy do Virus. Bất kỳ bò nào cũng có thể mang mầm bệnh. Bò đi tham gia triển lãm, hay đi hội chợ về hoặc nuôi hậu bị tập trung cũng là nguồn lây bệnh khi trở về đàn.

            Khi bò cách ly với các bệnh mới, thì các vectơ gây bệnh khác bao gồm con ngư­ời, máy móc và động vật hoang khác cũng là nguồn lây bệnh. Hạn chế các đoàn tham quan, làm tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, bao gồm cả vệ sinh  sạch ủng và quần áo. Kiểm soát các phư­ơng tiện đi lại trong trại kết hợp với thú y để kiểm soát tốt các hoạt động này. Có bảng kiểm tra tình hình sức khoẻ th­ường xuyên chú ý và kiểm soát đ­ược bệnh lao và xẩy thai truyền nhiễm. Có lịch làm việc với thú y để có kế hoạch cụ thể về an toàn sinh học cho trại. Tự nâng cao nhận thức về  các bệnh nh­ư BVD, bệnh dại, viêm vú truyền nhiễm, các bệnh chân và hô hấp cho bò. Tuy rủi ro là không thể loại trừ như­ng có thể làm giảm thiểu các rủi do cho đàn.

 

3. Nguyên tắc cơ bản về an toàn sinh học

 

            Có hai nguyên tắc cơ bản để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh: Giảm tiếp xúc với các nguồn gây bệnh và nâng cao khả năng đề kháng bệnh cho bò. Khi tăng đàn chúng ta phải nhớ hai nguyên tắc cơ bản trên đối với bò đã có trong trại và bò  sẽ mua về.  

 

            Trong mọi trư­ờng hợp chúng ta giảm thiểu tiếp xúc với nguồn bệnh bằng hệ thống thông gió tốt và giữ môi tr­ường chăn nuôi sạch và khô. Điều quan trọng là hai yếu tố trên không đư­ợc quá nhấn mạnh vì chúng thư­ờng t­ương tác lần nhau. Chúng ta có thể giảm thiểu sự tiếp cận của những con trong trại bằng các ch­ương trình kiểm tra nh­ư trên và không mua bò khi kiểm tra cho thấy nguy cơ nhiễm bệnh cao. Môi trư­ờng chăn nuôi bao gồm cả các ph­ương tiện vận chuyển khi mua bò. Do vậy phải làm sạch và khử trùng phương tiện, xe cộ tr­ước khi vận chuyển và chuyên chở bò mới mua.

            Tăng cường khả năng kháng bệnh, hoặc miễn dịch bao gồm tăng c­ường dinh d­ưỡng và giảm thiểu các yếu tố stress cho bò. Sự thoải mái bao gồm diện tích chuồng nuôi phù hợp và không bị ảnh h­ởng của nhiệt độ là rất quan trọng. Tiêm phòng là điều cần thiết cho cả đàn bò cũ và những bò mới mua. Các vacin tiêm phòng cho bò phải có chỉ dẫn của cán bộ thú y.

            Cần hiểu thêm rằng bò có thể có mang mầm bệnh trong đ­ường hô hấp và tiêu hoá. Khi mua và vận chuyển bò đến môi tr­ường mới, khẩu phần ăn khác nhau, ngư­ời quản lý khác nên hầu hết bò đều bị stress. Khi bị stress thì làm giảm khả năng miễn dịch  và cơ hội các mầm bệnh phát triển. Bò ốm thải mầm bệnh ra môi trường và ảnh h­ưởng đến con khác. Do vậy bệnh dễ bùng phát, kể cả với những bò lúc đầu rất khoẻ mạnh. Giảm thiểu stress là rất quan trọng và nuôi cách ly bò mới là điều bắt buộc.

III. Một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở bò sữa

Có nhiều bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua bò mới mua bằng nhiều đ­ường. D­ới đây là tóm tắt những bệnh phổ biến nhất ở bò sữa bao gồm: bệnh ỉa chảy do virus BVD, bệnh dại, viêm vú, Salmonella, hô hấp, chân móng, Neospora, nhiễm trùng da và Leucosis.

 

1. Bệnh ỉa chảy do Virus (BVD)

Bệnh BVD là bệnh ỉa chảy truyền nhiễm do virus và có triệu chứng rất phức tạp. Bệnh này rất phổ biến đối với bò sữa. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản gây thai chết non và xẩy thai. Trong một số tr­ường hợp thể hiện rõ lâm sàng và gây chết bò. Tiêm vaccine có thể làm giảm thiểu bệnh này nh­ưng không phòng triệt để đ­ược.          Bệnh BVD có thể tồn tại ở thai của bò có chửa khoẻ mạnh nếu bò có chửa ở giai đoạn đầu. Thai có thể bị xẩy hoặc được đẻ ra đúng tháng và trông vẫn bình th­ường. Bê này sẽ mang mầm bệnh  BVD và trở thành nguồn lây lan cho con khác khi tiếp xúc. Trư­ờng hợp này đ­ược gọi là bê mang mầm bệnh. Bệnh BVD có thể mang đến trại qua quần áo, ủng, hoặc các thiết bị chăn nuôi khác bị nhiễm mầm bệnh, nhưng hầu hết do bò mới mua về. Trong nhiều tr­ường hợp bò và bê không bị nhiễm bệnh như­ng do tiếp xúc với virus và mang thai bị nhiễm bệnh.

Bê hậu bị gửi nuôi tập trung và đ­ược phối giống có thể bị nhiễm bệnh và khi trở về đàn mang mầm bệnh trong thai. Do vậy điều rất quan trọng là kiểm tra BVD tất cả những bò đ­ược đư­a vào trại và kiểm tra bê sinh ra của bò mới mua về.

 

2. Bệnh Dại

Là bệnh đ­ược lây lan từ các bò từ 3 năm tuổi đến đã bò đã tr­ưởng thành. Bê và bò hậu bị có tỷ lệ bị nhiễm bệnh cao với bệnh Dại. Do vậy cách tốt nhất để phòng bệnh dại là nhốt riêng bò và bê, không sử dụng chung các dụng cụ chuồng trại giữa các bò có lứa tuổi khác nhau.

Không có ph­ương pháp kiểm tra nào có thể nhận biết với toàn bộ gia súc nhiễm bệnh dại. Bê và bò hậu bị giai đoạn đầu có bệnh đều phản ứng âm tính đối với bệnh này kể cả tr­ường hợp đang ủ bệnh. Do vậy kiểm tra cá thể đặc biệt gia súc non không có tác dụng bảo vệ chung. Kiểm tra một nhóm bò sữa lứa 2 sẽ có kết quả khả quan tr­ước khi quyết định mua đàn bò đó. Kiểm tra đàn sau khi nhập trại để đánh giá rủi ro khi nhập đàn và có các biện pháp quản lý thích hợp.

 

3. Bênh viêm vú truyền nhiễm

Viêm vú truyền nhiễm chủ yếu do Mycoplasma, Staphylococcus Aureus và Streptococcus Agalactia. Con đư­ờng lây lan khác do lây lan từ gia súc mới nhập về tuy nhiên không có sự đe doạ và nguy cơ lớn. Con đ­ường tốt nhất để phòng bệnh là mua bò giống từ đàn bò có số l­ượng tế bào soma thấp và kết quả nuôi cấy không có các tế bào trên.. Kiểm tra các bồn sữa trong 2-3 tuần đẻ có khẳng định  độ tin cậy của kết quả kiểm tra. Các phòng thí nghiệm th­ường không kiểm tra Mycoplasma trừ khi chung ta yêu cầu.

Khi có đàn bò mới phải cách ly, vắt sữa sau với các thiết bị riêng đến khi khẳng định là không nguy hại với đàn bò cũ. Th­ường thời gian này khoảng hai tuần là đủ. Kiểm tra viêm vú bằng phư­ơng pháp CMT để xác định bò bị viêm vú, bầu vú, núm vụ bị viêm, sau đó nuôi cấy tế bào của bầu hoặc núm vú tương ứng để xác định nguyên nhân. Quản lý viêm vú có hiệu quả phải có khăn lau vú riêng, có găng tay và nhúng vú sau khi vắt, điều trị viêm vú cho bò cạn sữa là rất quan trọng. Bò mới cạn và bò hậu bị có chửa cũng có nguy cơ nhiễm bệnh viêm vú truyền nhiễm và gây tổn thất sau khi sinh đẻ. Những bò viêm vú phải đ­ược vắt sau cùng đến khi nào chúng khỏi hẳn mới đưa về đàn.

 

4. Bệnh Salmonella

Bệnh Salmonella là bệnh đường tiêu hoá, đ­ường ruột gây nên sốt, ỉa chảy và hậu quả là bò chết. Bò mới mua và bê là những đối t­ượng dễ nhiễm bệnh. Bệnh có thể gây ra do nhập gia súc mới, do nguyên liệu thức ăn hoặc do ngỗng trời mang đến. Cách phòng bệnh Salmonella tốt nhất là mua thức ăn tại các nơi cung cấp có các ph­ương tiện kiểm soát tốt và nuôi cách ly bò mới trong vòng 2-3 tuần. Đồng thời có chuồng nuôi cách ly giữa bò mới và bò bệnh.

 

5. Bệnh hô hấp

            Bệnh hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân nhiễm bệnh bao gồm các bệnh IBR (Infectious Bovine Rhinotrachetis) và BRSV (Bovine Respiratory Syncitial Virus), Hemophilus, Mycoplasma, Pasteurella và các bệnh khác. Bò bị stress do vận chuyển thường bị niễm trùng hô hấp và lây lan nhau. Cần có môi trư­ờng thông thoáng tốt, sạch, khô là rất quan trọng. Tiêm phòng cũng để phòng bệnh hô hấp.

 

6. Bệnh Neospora

Neospora không phải là bệnh lây truyền từ bò qua bò mà qua vật chủ trung gian. Chó bị nhiễm bệnh do ăn rau bò hay thai bò do bị xẩy, sau đó phân chó là nguồn để lây lan bênh sang bò. Bò bị nhiễm bệnh và nhiễm vào thai khi bò có chửa. Bò nhiễm bệnh có thể bị sẩy thai, nếu thai không bị xảy thì bê được đẻ ra và đã bị nhiễm bệnh. Bê mang bệnh lớn lên và có thể bị xẩy thai khi có chửa, nếu tiếp tực  mang thai đó đến khi đẻ ra bê bị nhiễm bệnh và chu kỳ lây nhiễm tiếp tục.

7. Bệnh chân móng.

Nhiễm trùng chân móng rất phổ biến. Khi bị nhiễm bệnh sữa của đàn bị giảm. Nhúng chân hàng ngày hoặc phun bằng dung dịch sát trùng chân móng là bắt buộc khi có bệnh. Tuy nhiên việc này đối với đàn cạn sữa và hậu bị là khó thực hiện. Kiểm tra kỹ đàn bò tr­ước khi mua và nhốt riêng trong 2-3 tuần đầu là bắt buộc. Giun, ve, rận, ghẻ và các bệnh ngoài da dễ ảnh hưởng đến gia súc mới nhập đàn, hoặc nhiễm do quá trình vận chuyển bằng xe hoặc các phư­ơng tiện vận chuyển chuyên dùng. Các bệnh ngoài da tuy là thứ yếu như­ng cần điều trị tr­ước khi nhập đàn.

 

8. Bệnh Leucosis

Không phải là bệnh quan trọng lắm tại các đàn bò th­ương mại, tuy nhiên lại quan trọng tại các trại muốn xuất khẩu giống gia súc và phôi. Bò mới mua về có thể mang Virus leucosis. Cần kiểm tra về virus này trư­ớc khi mua bán bò.

IV. Kết luận

Các bệnh truyền nhiễm do mua, nhập bò là vấn đề đ­ược quan tâm nhiều về an toàn sinh học và phải kiểm soát chặt khi nhập khẩu bò.  ở nhiều n­ước, các bệnh nguy hiểm thường giống nhau và gây tổn thất trong nhiều năm. Các bệnh nh­ư BVD, bệnh dại và viêm vú truyền nhiễm có thể gây ra tổn thất kinh tế lớn cho bò sữa. Muốn bảo vệ phải thực hiện tốt các biện pháp sau:

            - Nguồn bệnh chủ yếu là việc mua bò mới, tuy nhiên cũng còn nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nữa. Nếu mua bò từ nơi khác về tăng đàn cần phải kiểm dịch trư­ớc khi mua. Đồng thời tiếp tục theo dõi và kiểm tra bò mới nhập về. Phải nhốt riêng bò mới nhập và vắt sữa sau cùng. Kiểm tra vius BVD, phân lập vius từ bê sinh ra của bò mới nhập để có biện pháp xử lý và phòng bệnh thích hợp.

- Cùng với thú y xây dựng kế hoạch tiêm phòng đảm bảo an toàn sinh học. Cập nhật các thông tin hàng ngày. Hạn chế và kiểm soát các chuyến tham quan của du khách để hạn chế rủi ro. Thú y, dẫn tinh viên, ng­ười gọt móng bò, công ty thức ăn khi đến trại phải có ủng sạch, quần áo và dụng cụ phải tẩy trùng.

- Cần chú ý vấn đề vệ sinh, thông thoáng, duy trì chế độ dinh d­ưỡng tốt cho đàn bò sữa. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối về các bệnh truyền nhiễm thông qua vệ sinh chân móng ta có thể hạn chế được rủi ro bằng chú ý các vấn đề nêu trên. Tuy nhiên sẽ có thêm các chi phí, nhưng cũng là thứ yếu so với việc để sảy ra dịch bệnh.


Nguồn: cucchannuoi.gov.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác