Góc nhìn chuyên gia

Đánh giá của mạng lưới trang trại bò sữa Quốc tế
IFCN (International Farm Comparison Network) – được thành lập từ năm 2000 và là mạng lưới tập hợp các nhà nghiên cứu về sữa từ nhiều nước trên thế giới nhằm đánh giá về sản xuất sữa trên toàn cầu. IFCN có một số đánh giá về hiện trạng sản xuất sữa như sau:

IFCN (International Farm Comparison Network) – được thành lập từ năm 2000 và là mạng lưới tập hợp các nhà nghiên cứu về sữa từ nhiều nước trên thế giới nhằm đánh giá về sản xuất sữa trên toàn cầu. IFCN có một số đánh giá về hiện trạng sản xuất sữa như sau:

 1. 20 quốc gia dẫn đầu về sản xuất sữa

Vấn đề quan trọng của sản xuất sữa là sản lượng sữa. Từ năm 2000, IFCN đã dựa trên tiêu chí này để thu thập dữ liệu từ các cộng sự của mình trên toàn cầu. Sản lượng sữa thế giới (sữa tươi nguyên liệu) là 708,9 triệu tấn. Để có thể so sánh, IFCN đã quy đổi sữa này thành sữa tiêu chuẩn (ECM milk-sữa có tỷ lệ mỡ sữa 4% và tỷ lệ mỡ sữa 3.3%).

Sản lượng sữa thế giới năm 2011

Sản lượng sữa thế giới năm 2011 (gồm sữa bò và sữa trâu) đạt 708,7 triệu tấn, quy đổi sang sữa tiêu chuẩn đạt 721,4 triệu tấn. Theo ước tính của IFCN chỉ có khoảng 62% sản lượng sữa được đưa vào chế biến, 38% còn lại được tiêu thụ tại trang trại hoặc bán không chính thức.

20 quố gia đứng đầu về sản xuất và chế biến sữa năm 2011

(ĐVT: triệu tấn)

TT

Quốc gia

Sản lượng sữa quy đổi

Sản lượng sữa

Sữa quy đổi đưa vào chế biến

Sữa thường đuợc đưa vào chế biến

1

Ấn Độ

137,5

121,2

23,0

20,5

2

Mỹ

84,3

89,0

83,8

88,5

3

Pakistan

41,6

35,6

1,3

1,1

4

Trung Quốc

33,9

37,4

29,2

32,8

5

Brazil

32,0

33,0

21,8

22,5

6

Đức

31,1

30,3

30,1

29,3

7

Nga

30,1

31,7

15,5

16,4

8

Pháp

25,2

25,3

24,6

24,7

9

New Zealand

21,3

18,9

21,3

18,9

10

Anh

14,1

14,1

13,8

13,8

11

Hà lan

12,7

12,0

12,4

11,6

12

Thổ Nhĩ Kỳ

12,2

12,8

9,7

7,1

13

Ba Lan

12,0

12,1

8,9

9,0

14

Argentina

11,4

12,0

10,2

10,7

15

Italia

11,3

11,6

10,5

10,8

16

Mexico

11,1

11,1

7,7

7,7

17

Ukraina

10,2

11,1

4,3

4,6

18

Úc

9,8

9,6

9,5

9,3

19

Iran

9,8

9,7

7,2

7,3

20

Canada

8,9

9,2

8,6

8,8

 

Thế giới

721,4

708,7

447,0

453,2

·                     Ghi chú: sữa quy đổi ECM là sữa có tỷ lệ mỡ sữa 4% và 3,3% protein. Công thức quy đổi từ sữa thường như sau:

Sữa quy đổi = sữa thường x (0,383 x tỷ lệ mỡ sữa + 0,242 x tỷ lệ protein + 0,7832)/3,1138

 

Trong số 5 quốc gia đứng đầu về sản xuất sữa (Ấn Độ, Mỹ, Pakistan, Trung Quốc và Brazil) thì có 4 quốc gia là các nước đang phát triển. Trong 5 quốc gia đứng đầu về chế biến sữa (1. Mỹ, 2. Đức, 3. Trung Quốc, 4. Pháp, 5. Ân Độ), thì Trung Quốc ở vị trí thứ 3 về chế biến sữa trên thế giới.

2. 20 hãng chế biến sữa lớn nhất thế giới năm 2012

Lượng sữa chế biến của 20 hãng này chiếm 24% sản lượng sữa trên thế giới. Hãng sữa lớn nhất thế giới là Fonterra với sản lượng sữa chế biến chiếm 3% tổng sản lượng sữa.

Các hãng sữa lớn nhất thế giới năm 2012

TT

Công ty

Quốc gia

Địa điểm chính của cơ sở chế biến

Thị phần trong tổng sản lượng  sữa (%)

Lượng sữa thu mua (triệu tấn)

Doanh thu

(tỷ USD)

1

Fonterra Cooperative Group

New Zealand

international

3.0%

21.6

16.4

2

Dairy Farmers of America

USA

USA

2.4%

17.1

13.0

3

Groupe Lactalis (Parmalat)

France

international

2.1%

15.0

16.9

4

Nestlé

Switzerland

international

2.1%

14.9*

19.1

5

Dean Foods

USA

USA

1.7%

12.0

13.1

6

Arla Foods/MUH/Milk Link

Denmark/Sweden

DK/SE/DE/UK

1.7%

12.0

12.0

7

FrieslandCampina

The Netherlands

NL/DE

1.4%

10.1

13.4

8

Danone

France

international

1.1%

8.2

15.6

9

Kraft Foods

USA

international

1.1%

7.8

7.5

10

DMK

Germany

Germany

1.0%

6.9

6.4

11

Saputo Inc.

Canada/USA

Canada/USA/Argentina

0.9%

6.3

7.0

12

Glanbia Group

Ireland

international

0.8%

6.0

3.9

13

Land O' Lakes Inc.

USA

USA

0.8%

5.9

4.3

14

California Dairies Inc.

USA

USA

0.6%

4.6

3.0

15

Unternehmensgruppe Theo Müller

Germany

international

0.6%

4.4

6.5

16

Groupe Sodiaal

France

France

0.6%

4.1

5.7

17

Mengniu Dairy Company Ltd.

China

China

0.6%

4.1**

5.8

18

GCMMF (Amul)

India

India

0.6%

4.0

2.5

19

Yili Group

China

China

0.6%

4.0**

5.8

20

Bongrain SA

France

international

0.5%

3.6

5.5

Tổng của 20 công ty sữa hàng đầu

24%

172.8      183.4

Ghi chú: * số liệu năm 2010, **số liệu ước tính

 

Trong số các nhà chế biến sữa hàng đầu thế giới có 50% đến từ Châu Âu, 30% từ Mỹ và 20% đến từ các châu lục khác, trong đó Fonterra (NZ) là công ty hàng đầu thế giới. Một nửa các nhà chế biến sữa hàng đầu thế giới là các hợp tác xã (cooperatives) và một nửa là các công ty tư nhân. Trong số 20 hãng sữa lớn trên thế giới thì có Arla và Lactalis mới sáp nhập với nhau và Bongrain, Glanbia và Müler mới hợp nhất với Wiseman và là thành viên mới.

Doanh thu tính trên 1kg sữa mua vào: con số này chỉ cho thấy giá trị   gia tăng của  sữa. Để tìm ra  môi quan hệ có ý nghĩa giữa lượng sữa mua vào và doanh số sữa cho thấy sự so sánh giữa các công ty là một thách thức lớn. Qua tính toán cho thấy có sự khác nhau đáng kể giữa các công ty về chỉ số này (dao động trong khoảng 0,65-1.53USD/kg bao gồm các chi phí ngoài).

3. Chi phí sản xuất sữa năm 2011

IFCN bắt đầu đánh giá giá thành sản xuất sữa của các trang trại trên thế giới từ năm 2000, đã có 171 trang trại điển hình từ 61 vùng sản xuất sữa ở 51 quốc gia được nằm trong chương trình này. Các số liệu thu thập được phân tích, đánh giá bởi các nhà nghiên cứu của nước sở tại, các nhà nghiên cứu của IFCN và đưa ra thảo luận tại Hội nghị của IFCN vào tháng 6/2012.

IFCN dùng chỉ số giá thành sản xuất sữa để phản ánh sự liên quan tới giá bán sữa. Chi phí sản xuất sữa bao gồm: chi phí bán sữa và chi phí khác ngoài sữa như: bán bê, bò tơ lỡ, phân… Chi phí sản xuất sữa dao động từ 5USD/100kg sữa ở các trang trại chăn nuôi thâm canh ở Cameroon đến 100 USD ở các trang trại quy mô trung bình ở Thụy Sỹ.

Giá thành sản xuất sữa trung bình của các quốc gia phân tích là: 40,6-100USD/100kg.

Một số quốc gia điển hình về chi phí sản xuất như:

- Chi phí sản xuất dưới 30USD (Argentina, Chi lê, Peru, Indonesia, Pakistan và một số nước thuộc khu vực trung Phi.

- Chi phí sản xuất 30-40USD: Châu Úc, Nam Phi, Ấn Độ, và một số quốc gia thuộc khu vực Bắc Phi và Đông Âu.

- Chi phí sản xuất 40-50USD: Mỹ, Brazil, Anh, Ireland và Tusnia.

- Chi phí sản xuất trên 50USD: nhiều nước thuộc khu vực Tây Âu, Ba Lan, Mexico, Colombia, Moroco, Israel, Jordan, Iran, Thổ NHĩ Kỳ và Trung Quốc. Đắt nhất vẫn là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Giá trị này nhấn mạnh tới thang bậc về kinh tế có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia, đặc biệt là khu vực Tây Âu nơi mà quy mô trang trại khá lớn.

Trong năm 2011, chi phí sản xuất sữa tăng 5USD/100kg sữa, trong đó 38% là do giá thức ăn tăng. Hơn thế nữa, các trang trại chăn nuôi bò sữa và các cường quốc về bò sữa đang phải đối mặt đó là: chi phí nhân công ngày càng cao. Và nhân tố thứ ba tác động tới chi phí sản xuất đó là sự tăng giá của nhiên liệu và phân bón.

4. Tổng quan về giá thành sản xuất năm 2012

Trong năm 2012, dự báo giá thành sản xuất sữa sẽ tăng khoảng 5% so với năm 2011. Các nhân tố chính làm tăng giá thành sản xuất sữa là: giá thức ăn, năng lượng tăng cao, sự cạnh tranh về đất. Từ tháng 1 đến tháng 8 giá sữa trung bình đã giảm 24% so với cùng kỳ năm 2012.

Tương tự như năm 2009, giá thức ăn hiện tại (kể từ tháng 7/2012 đến nay) cao hơn giá sữa thậm chí có khi còn ở mức cao hơn. Điều này chỉ cho thấy khi mà kinh tế của trang trại chăn nuôi bò sữa chịu áp lực về sự chuyển dịch các giá thị trường thế giới. Các hệ thống trang trại dựa trên đầu vào thức ăn tinh cao bị tác động đáng kể.

Ảnh hưởng của giá thức ăn tăng cao trong thời gian dài tới kinh tế trang trại

Bước 1: biến đổi của giá thức ăn thế giới đối với giá thức ăn tinh trong nước

Bước 2: Chi phí mua thức ăn tăng phụ thuộc vào số lượng thức ăn mua và thời gian làm hợp đồng với nông dân.

Bước 3: Giá trị đất tăng đặc biệt, đặc biệt là đất trống phục vụ trồng hoa màu. Sự chuyển dịch tăng khi mà chi phí thuê đất tăng.

Bước 4: chi phí cơ hội đối với chủ sở hữu đất tăng khi mà họ có thể thu lợi nhuận từ trồng trọt thay vì sử dụng cây trồng đó cho bò của họ ăn. Ở giai đoạn này, chi phí có tăng hay không sẽ tùy thuộc vào quyết định của người chăn nuôi.

Bước 5: Nếu như giá thức ăn tăng cao trong thời gian dài, giá đất cho đồng cỏ sẽ tăng, dẫn tới tăng chi phí sản xuất đối với hệ thống chăn thả.

Như vậy, trong một số lần giá thức ăn tăng, tại các trang trại sử dụng ít thức ăn tinh (như Ireland) có lợi thế trong cạnh tranh. Khả năng thích ứng của mô hình trang trại gia tăng sản lượng sữa và giảm chi phí đầu vào có thể giúp cho loại hình trang trại này cải thiện thu nhập.

Nguồn: Dairy Vietnam
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác