Góc nhìn chuyên gia
Các mũi tiêm cứ hai tuần một lần bST (0; 5.1; 10.2 hoặc là 15.3 mg bST /ngày) bắt đầu ngày 28 trước khi chờ đẻ và tiếp tục qua ngày 56 sau khi đẻ. 23 trong số 25 bò cái Holstein đẻ lứa con rạ được chỉ định ngẫu nhiên vào 4 nhóm đã hoàn thành trọn vẹn thí nghiệm tương ứng là (7; 5; 6 và 5 con bò cái/ nhóm). VCKAĐ, KLCT và ĐTT đã được ghi chép toàn bộ hàng tuần cả giai đoạn trước và sau khi đẻ và các mẫu máu đã được thu thập ba lần hàng tuần để phân tích ST, Insulin, T4, T3, IGF-I, glucose và axit béo không ester hóa (NEFA). Các sản lượng sữa được ghi chép hàng ngày qua suốt sau khi đẻ đến ngày 60 và các thành phần cấu thành sữa được đo lường một lần trong tuần. Mô hình toán học được sử dụng để phân tích số liệu về các giai đoạn trước và sau khi đẻ kể cả xử lý thí nghiệm, tháng sinh bê và tương tác hai yếu tố. Các bò cái được tiêm 10.2 và 15.3 mg bST sau khi đẻ có nồng độ ST và IGF-I trước khi đẻ trung bình cao hơn. Các mũi tiêm bST trước khi đẻ không làm ảnh hưởng đến KLCT trước khi đẻ hoặc ĐTT trước khi đẻ. Tính trung bình các bò cái được tiêm sau khi đẻ duy trì ĐTT của chúng tốt hơn trong suốt thời gian 60 ngày đầu của chu kỳ sữa. Các bò cái được tiêm hai liều bST cao nhất (10.1 và 15.3 mg/ngày) có nồng độ ST và T3 sau khi đẻ trung bình cao hơn, nhưng IGF-I, T4, glucose và NEFA không khác nhau qua các nhóm. Đã theo dõi thấy không có ảnh hưởng bất lợi của bST tiêm (Asian – Aust . J. Anim . Sci. 2004. Vol 17, No 6 : 784- 793).
Mở đầu
Giai đoạn chuyển tiếp từ mang thai đến tiết sữa là một trong những giai đoạn hết sức quan trọng đòi hỏi các bò cái phải đối mặt trong thời gian của một chu trình tiết sữa. Các thực tiễn quản lý dẫn đến tần xuất xuất hiện các bệnh do trao đổi chất cao hơn trong suốt giai đoạn chuyển tiếp (-3 trước khi đẻ đến +3 tuần sau khi đẻ) có ảnh hưởng âm đến năng suất sữa và khả năng sinh lợi của bò cái (Dracley, 1999). Ngay cả khi có chế độ quản lý và các thực tiễn dinh dưỡng rất tốt trong giai đoạn chuyển tiếp, VCKAĐ của các bò cái nhìn chung giảm xuống xung quanh thời gian sinh bê (Bertics và cs., 1992; Garcia, 1998; Dracley 1999). Sự suy giảm trước khi đẻ về VCKAĐ đi đôi với sự gia tăng chậm hơn về VCKAĐ sau khi sinh bê có thể có liên quan đến phạm vi ảnh hưởng các bệnh do trao đổi chất lớn hơn gồm có gan nhiềm mỡ, Ketosis hoặc là sốt sữa và suy giảm về năng suất sữa (Eppard và cs., 1987; Dracley, 1999 Goff, 2001). Các chiến lược để cải tiến VCKAĐ trong suốt giai đoạn chuyển tiếp và để hạn chế hoặc là huỷ bỏ hoàn toàn những thay đổi có hại trong trao đổi chất sẽ cải thiện tiềm năng sản xuất sữa.
Vấn đề đã thấy rõ trong các tài liệu rằng thí nghiệm tiêm bST làm tăng năng suất sữa (Bauman và Vernon, 1993; Bauman, 1999). Năng suất sữa tăng lên do kết quả từ cả hai ảnh hưởng trực tiếp và không trực tiếp của Somatotropin (ST ) theo con đường thay đổi sinh lý, gồm có việc phân chia các chất dinh dưỡng đến các mô tuyến vú và dựa trên số lượng tế bào tuyến vú và các hoạt động tế bào tuyến vú (Bauman và Currie, 1980; Vicini và cs., 1991; Bauman, 2000). Một ảnh hưởng gián tiếp chính của bST là làm tăng lên sự tổng hợp và giải phóng IGF-I và một lượng các protein gắn kết từ gan. Các hoạt động ở gan, mô mỡ, tuyến vú và các mô khác được IGF-I giàn hoà và các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp toàn bộ của bST dẫn đến năng suất sữa tăng lên (Bauman và Vernon, 1993; Jones và Clemmon 1995; Lucy và cs., 2001). Tình trạng dinh dưỡng có một vai trò quan trọng trong việc điều hoà trục Somatotropin ở hai loài dạ dày đơn và loài nhai lại (Breier và cs., 1986) để làm giàu có các receptor hormone sinh trưởng (GHR) và sự tổng hợp IGF-I và nồng độ huyết tương bị giảm xuống trong thời gian thiếu hụt năng lượng (Lucy và cs., 2001). Trong suốt giai đoạn chuyển tiếp và đầu kỳ sữa, các bò cái cho biết trạng thái năng lượng giảm xuống hoặc độ thiếu hụt tăng lên bởi vì VCKAĐ giảm xuống, đặc biệt là trong giai đoạn đầu kỳ sữa và với khả năng sản xuất tăng lên (Bauman và cs., 1985). Việc làm tăng VCKAĐ của các bò cái sữa theo con đường vận động của hệ thống nội tiết trong suốt giai đoạn chuyển tiếp và đầu kỳ sữa sẽ là một cách để cải tiến cân bằng năng lượng và có lẽ làm tăng tổng hợp IGF-I. Quan trọng là, VCKAĐ lớn hơn trong suốt thời gian các giai đoạn này sẽ chấp nhận tốt hơn các bò cái cao sản để đáp ứng nhu cầu năng lượng của chúng để cho năng suất sữa tăng lên và giảm mức độ huy động lipid và protein trong giai đoạn đầu kỳ sữa
Vấn đề được đưa ra giải thuyết rằng việc sử dụng bST trước khi đẻ có thể có hiệu lực như là một loại thuốc phòng bệnh đối với bệnh sốt sữa và các bệnh do trao đổi chất khác. (Eppard và cs., 1991; Eppard và cs., 1996) và từ hoạt tính nâng cao miễn dịch của bST (Burvenich và cs., 1999; Collier và Vicini, 1997). Tuy nhiên, tiêm liều cao bST (25 mg/ ngày hoặc nhiều hơn) trong thời gian giai đoạn cạn sữa cuối (Bachman và cs., 1992; Eppard và cs., 1996; Putnam và cs. , 1999) và đầu kỳ sữa (Moallem và cs., 1997; Santos và cs., 1999) đã cho đáp ứng không phù hợp đến năng suất sữa sau khi đẻ và đã cải thiện tình trạng sức khỏe. Thí dụ, Putnam và cs .(1999) đã báo cáo rằng liều lượng bST đủ tiết sữa được tiêm trước khi đẻ (500 mg bST / 14 ngày) có một sự gia tăng có ý nghĩa về năng suát sữa, trong khi mà Eppard và cs. (1996) đã báo cáo rằng liều lượng bST giống hệt nhau trước khi đẻ đã không làm tăng lên năng suất sữa lứa đẻ tiếp sau đó hoặc là làm giảm xuống rủi ro bệnh sốt sữa lứa đẻ tiếp sau hoặc là làm giảm xuống rủi ro bệnh sốt sữa. Mặc dầu nhu cầu các chất dinh dưỡng của bò cái tăng lên nhanh chóng sau khi sinh bê và không thể được đáp ứng và không thể được đáp ứng do VCKAĐ tăng lên, dựa trên nghiên cứu ban đầu (Garcia, 1998; Garcia và cs., 2000), chúng ta đã xét thấy rằng tiêm một liều bST thấp hơn trong giai đoạn chuyển tiếp sẽ kích thích VCKAĐ trong thời gian cả hai giai đoạn trước và sau khi đẻ. Như vậy, điều này sẽ giúp hạn chế tối thiểu cân bằng năng lượng bị giảm xuống và có lẽ làm giảm phạm vi ảnh hưởng các bệnh do trao đổi chất ở các bò cái sữa cao sản xung quanh thời gian sinh đẻ và dẫn đến năng suất sữa được cải thiện trong chu kỳ sữa tiếp theo sau. Tuy nhiên, mục tiêu chính của nghiên cứu này là để đánh giá và nhận diện lượng bST ít hơn thích hợp để tiêm truyền. ảnh hưởng của lượng bST tiêm được đánh giá bằng cách đo lường VCKAĐ, KLCT, ĐTT , nồng độ của ST, IGF-I , INSULIN, T3, T4, glucose và NEFA trong huyết tương, và năng suất sữa tiếp theo (0-60 ngày) khi các bò cái được tiêm trong thời gian cả hai giai đoạn trước và sau khi đẻ.
Vật liệu và phương pháp
Con vật và mô hình thí nghiệm.
25 bò cái Holstein đẻ lứa con ra đã được chỉ định ngẫu nhiên vào một trong 4 nhóm thí nghiệm khoảng 5 tuần trước khi chờ sinh bê. Nhóm đối chứng không tiêm bST hoặc là tiêm dịch tá dược (7 bò cái), trong khi các bò cái tiêm 2 tuần một lần với liều 0.2; 0.4 hoặc 0.6 ml POSILAC (500 mg bST trong 1.4 ml, Mosanto, St. Louis, MO) đã được tiêm 5.1 mg bST/ ngày ( 6 bò cái); 10.2 mg bST /ngày (6 bò cái) hoặc là 15,3 mg bST /ngày (6 bò cái). Một bò cái trong mỗi nhóm tương ứng 5.1 mg bST /ngày và 15,3 mg bST/ngày đã bị loại trừ do bệnh viêm vú lâm sàng và sốt sữa. Số lượng các chu kỳ sữa trung bình trước đây của các bò cái trong 4 nhóm thí nghiệm, lúc bắt đầu thí nghiệm là 2,4; 2,4; 2.4 và 2.5; tương ứng. Các mũi tiêm bắt đầu 28± 3 ngày trước khi chờ sinh bê. Không lưu ý đến ngày mũi tiêm cuối cùng trước khi sinh bê, mũi tiêm sau khi đẻ đầu tiên trong vòng 24 h sinh bê và các mũi tiêm sau đó là ở khoảng cách 2 tuần với mũi tiêm cuối cùng là 56 ngày. Các mũi tiêm bST đã tiêm dưới da ở vùng sau xương bả vai hoặc là ở bên trái hay bên phải hốc u ngồi trực tràng, sau khi thu thập máu, nhưng trước khi cho ăn buổi sáng hay vắt sữa. Khối lượng cơ thể (KLCT ) và điểm thể trạng (ĐTT ) của các bò cái lúc bắt đầu thí nghiệm tương ứng có phạm vi từ 544 đến 770 kg và 3,25 đến 4,25 và độ dài thời kỳ cạn sữa, trung bình là 55,0; 55,2; 57,6 và 56,6 ngày; tương ứng. Tất cả các bò cái đã sinh bê trong một giai đoạn thời gian 4 tháng (tháng 2 đến tháng 5). Thu thập mẫu giai đoạn trước khi đẻ khác với giai đoạn chờ sinh bê ( 28 ngày), bởi vì sinh bê sớm hay muộn nhưng lấy mẫu giữa ngày 17 đến 31 và tất cả các bò cái trong 3 nhóm tiêm bST nhận được ít nhất 2 mũi tiêm bST trước khi sinh bê.
Chương trình nuôi dưỡng.
Các bò cái đã được chăm sóc quản lý ở chuồng có ô riêng có đường dẫn ra chỗ đất trống nơi chúng sinh bê. Chuồng bò đực lắp đặt có 48 cửa cho ăn máy điều khiển điện tử Calan (American Calan, Inc., Northwood, NH) và các bò cái được huấn luyện để sử dụng cửa ra vào trong thời gian tuần thứ nhất trước khi ghi chép đo lường VCKAĐ. Nước uống có sẵn trong các máng nước áp suất tự đọng để dùng tự do. Thức ăn được đưa vào một lần một này (10h00- 12h00) và việc chỉnh lý được thực hiện hàng ngày để chấp nhận 5-10% thức ăn thừa còn sót con vật bỏ lại không ăn. Bắt đầu 4 tuần trước khi chờ sinh bê, chế độ ăn đã được chuyển hướng từ một khẩu phần xa cạn sữa (FOD) thành một khẩu phần ăn Ion âm (anion) gần sát cạn sữa (CVD) (Bảng 1) để giảm xuống rủi ro chứng tụt can xi huyết (hypocalcaemia) sau khi đẻ. Sau khi sinh đẻ, tất cả các bò cái được nuôi bằng một khẩu phần phối hợp đầy đủ dựa trên thức ăn ủ chua cây ngô, hạt bông nguyên vẹn (HBNV), và thức ăn tinh dạng hạt để đáp ứng nhu cầu của các bò cái cao sản (bảng1). Các khẩu phần CUD và khẩu phần phối hợp đầy đủ (TMR) (~ 500g) được thu thập trong thời gian mỗi giai đoạn 2 tuần đã được hợp lại và một mẫu phụ đã được phân tích để lấy hàm lượng VCK, Protein thô, ADF, NDF, xơ thô, NEL, Protein hoà tan và mỡ tổng số (NEDHIA phòng thí nghiệm thức ăn thô xanh NEDHIA; Ithaca, NY).
Bảng 1: Đậm độ vật chất khô và thành phần hóa học của CUD và khẩu phần phối hợp đầy đủ cho bò tiết sữa để cho bò Holstein ăn.1
Thành phần |
% Vật chất khô |
|
CUD |
Khẩu phần đầy đủ cho bò tiết sữa |
|
Ngô ủ chua |
37.12 |
21.72 |
Cỏ linh lăng (Alfalfa) |
- |
9.14 |
Cỏ Bermuda |
10.70 |
- |
Vỏ trấu hạt bông |
- |
5.57 |
Cùi quả tranh |
- |
9.94 |
Bánh ngô |
22.24 |
16.28 |
Bã rượu |
7.44 |
9.19 |
Khô đậu tương (48%) |
7.44 |
7.89 |
Tòan bộ hạt bông (WCS) |
7.36 |
14.95 |
Hỗn hợp khoáng |
- |
5.33 |
Khoáng đá |
6.69 |
- |
Khoáng vi lượng |
0.59 |
- |
Di canxi photphat |
0.42 |
- |
Thành phần hóa học |
Tỷ lệ %2 |
|
Vật chất khô |
56.54 |
63.77 |
Protein thô |
15.28 |
17.67 |
Pro tein thô hòa tan3 |
34.80 |
33.43 |
ADF |
22.34 |
25.33 |
NDF |
37.34 |
37.16 |
Mỡ tổng số4 |
4.83 |
5.83 |
TDN |
68.10 |
68.29 |
NEL(Mcal/kg) |
1.58 |
1.68 |
Điểm thể trạng và khối lượng cơ thể.
Điểm thể trạng (từ 1-5: gầy – béo ); Ferguson và cs., 1994) của các bò cái đã được ghi chép ở các khoảng cách 1/4 điểm cùng ngày mỗi tuần ( 8h00 đến 12h00) trước khi cho ăn buổi sáng hoặc là vắt sữa. Tất cả các bò cái đã được cho điểm riêng biệt bằng 2 cái riêng có liên quan đến thí nghiệm với sự phù hợp 1/4 điểm để giảm thấp nhất sai lệch do ghi điểm. Đo lường khối lượng cơ thể tiếp ngay sau cùng lịch thời gian. Các số đo bắt đầu vào ngày bò cái được chỉ định Vào thí nghiệm (-28 ± 3 ngày) và tiếp theo qua suốt 60 ± 2 ngày sau khi đẻ.
Vắt sữa, thu thập sữa và phân tích.
Sản lượng sữa đã được ghi nhận mỗi trong 3 lần vắt sữa hàng ngày từ 3 đến 60 ±2 ngày sau khi đẻ. Các mẫu sữa đã được thu thập một ngày mỗi tuần tại mỗi trong 3 lần vắt sữa trong 9 tuần đầu của chu kỳ sữa. Chúng được bảo quản dùng biện pháp bảo quản quang phổ MicrotabTM. (D& F Control System, Inc). Và được phân tích để lấy hàm lượng chất béo, protein, và các tế bào soma (SCC) ở phòng thí nghiệm DHI ( South east Dairy Lab, Mc Donough, GA).
Thu thập các mẫu máu, quản lý, bảo quản và phân tích.
Các mẫu máu được thu thập từ mạch đuôi của tất cả các bò cái 3 lần hàng tuần trước khi cho ăn hoặc vắt sữa buổi sáng (7h30- 10h00) bằng cách sử dụng các kim lấy máu (vacutainerR) ( 2.54cm) và ống tuýp (10x100mm) chứa heparin sodium (Becton- Dickison. Fairlawn, NJ). Các mẫu được đặt vào nước đá ngay lập tức sau khi thu thập, ly tâm trong vòng 2h ở tốc độ là 3000 vòng/ phút trong 30 phút ở 50C (JouanGR 412 centrifuge, Wibchester, VA) và huyết tương đã được thu thập và bảo quản ở các ống tuýp Polypropylene ở – 200 C cho đến tận lúc phân tích.
Các kỹ thuật phân tích miễn dịch phóng xạ kháng thể kép đã được sử dụng để xác định nồng độ của ST, T3, T4 ( Garcia, 1998) IGF-I (Abribat và cs., 1990) và INC (Malven và cs., 1987) trong huyết tương. Một kỹ thuật so màu enzyme (NEFA C, Wako Pure Chemical Industries, Osaka, Japan) đã được sử dụng để xác định số lượng NEFA trong huyết tương như đã được Johuson và Peters (1993) mô tả. Glucose đã được phân tích sử dụng thủ tục men glucose oxidase (Kit 510, Sigma diagnostics, St. Louis, MO) như đã được mô tả do Raabo và Terkildsen (1960). Phân tích glucose và NEFA đã được tiến hành ở 96 đĩa vi hiệu giá chuẩn.
Xử lý thống kê.
Các số liệu được xử lý là các bộ số liệu riêng biệt trước và sau khi đẻ sử dụng phương pháp phân tích phương sai bình phương nhỏ nhất (SAS, 1991) và các thủ tục phối hợp Proc của SAS (Littell và cs., 2000). Các số liệu đã xử lý là VCKAĐ, ĐTT , KLCT, sản lượng sữa và sản lượng sữa quy đổi 3,5 % chất béo, các thành phần cấu thành sữa, và nồng độ của Somatotropin, Insulin, IGF-I , T3, T4, và NEFA trong huyết tương. Các giai đoạn thời gian được cân nhắc để xử lý số liệu là giai đoạn trước khi đẻ toàn đàn (ngày 28 đến ngày 0), các tuần cụ thể trong giai đoạn này, giai đoạn sau khi đẻ toàn đàn ( ngày 1 đến ngày 60), các tuần trong giai đoạn này, và cụ thể là đối với VCKAĐ thì các giai đoạn thời gian 0 – 21 và 0-60 ngày say khi đẻ. Xử lý số liệu được đặt kế hoạch trước để đánh giá các mối sai khác trong số các lô thí nghiệm đối với tất cả các biến số đã đo lường. Các mô hình gồm có ảnh hưởng chính của thí nghiệm (Th.n), tháng sinh bê (Th.sb), mối tương tác 2 yếu tố Th.n x Th.sb và sử dụng bò cái ( Th.n x Th.sb) và giới hạn sai số. Các mô hình cũng đã được sử dụng đó gồm có các tuần hay các ngày đến bậc cao nhất có ý nghĩa đối với các giai đoạn trước và sau khi đẻ toàn đàn, vì thích hợp. Các số trái ngược của các số trung bình thí nghiệm đã được so sánh đối với giai đoạn trước khi đẻ v cả đối với giai đoạn sau khi đẻ. Phân tích các mô hình cũng gồm có KLCT và ĐTT là các đồng biến số khi phù hợp. ý nghĩa thống kê đã được khai báo ở mức (p<0.05) với xu hướng chỉ rõ đến tận mức độ p< 0,01.
Kết quả nghiên cứu
Những thay đổi ở VCKAĐ, KLCT và ĐTT
Trước khi đẻ: Đã phát hiện trong suốt giai đoạn trước khi đẻ toàn đàn thì không có các mối sai khác giữa các số trung bình xử lý nhóm thí nghiệm hàng tuần đối với VCKAĐ, KLCT hoặc là ĐTT (bảng 2). Lúc 3 tuần trước khi sinh bê thì số VCKAĐ trung bình không khác nhau qua các lô thí nghiệm (phạm vi là 12.4 đến 15.5 kh/ngày), mặc dầu các bò cái lô đối chứng có lượng ăn được trung bình bằng số là lớn nhất ( biểu 1). Khối lượng cơ thể trung bình của bò cái có phạm vi từ 647.6 đến 698.4 kg khi được chỉ định vào thí nghiệm và số trung bình điểm thể trạng của các bò cái trong tất cả các nhóm thí nghiệm là cao hơn 3.5 và không khác nhau qua các lô thí nghiệm (p>0.01; có phạm vi là 3.54 đến 3.82 ). Tất cả các bò cái trong các nhóm thí nghiệm đã duy trì được KLCT và ĐTT của chúng qua suốt cả sinh bê (Biểu 2 và 3 ). Lúc sinh bê có một sự suy giảm 22% về giá trị trung bình VCKAĐ đối với bò cái mà không đựơc tiêm bST so sánh với VCKAĐ lúc -3 tuần (12.08 so với 15.54 kg/ ngày, p< 0.01; Bảng 2) nhưng sự suy giảm ở VCKAĐ chỉ có 4.8; 7.6 và 5.8% đối với 3 nhóm được tiêm bST ở bò cái.
Bảng 2: Các số trung bình bình phương nhỏ nhất và SE đối với lượng vật chất khô ăn được, điểm thể trạng và thể trọng của các bò cái ở 4 nhóm thí nghiệm trong thời kỳ trước khi đẻ1.
|
Toàn đàn (ngày-21 - 0) |
-3 tuần (-21 - -14 ngày) |
-2 tuần (-14 đến –7 ngày) |
-1 tuần (-7 ngày đến 0) |
LSM3±SE |
LSM±SE |
LSM±SE |
LSM±SE |
|
VCK ăn được (kg/ngày) |
|
|
|
|
Không tiêm bST |
13.90±0.73 |
15.54±0.95 |
14.08±0.95 |
12.08±0.95 |
5.1 mg/ngày |
12.54±0.87 |
12.89±1.13 |
12.37±1.13 |
12.38±1.13 |
10.2 mg/ngày |
13.51±0.78 |
13.92±1.01 |
13.77±1.01 |
12.85±1.01 |
15.3 mg/ngày |
13.98±0.87 |
12.36±1.13 |
13.47±1.13 |
12.36±1.13 |
Điểm thể trạng2 |
|
|
|
|
Không tiêm bST |
3.57±0.16 |
3.53±0.16 |
3.59±0.16 |
3.59±0.16 |
5.1 mg/ngày |
3.82±0.19 |
3.74±0.20 |
3.82±0.20 |
3.92±0.20 |
10.2 mg/ngày |
3.54±0.17 |
3.50±0.17 |
3.56±0.17 |
3.56±0.17 |
15.3 mg/ngày |
3.81±0.19 |
3.77±0.20 |
3.79±0.20 |
3.87±0.20 |
Thể trọng (kg) |
|
|
|
|
Không tiêm bST |
706±28.3 |
696±28.3 |
704±28.3 |
717±28.3 |
5.1 mg/ngày |
726±33.5 |
713±33.8 |
727±33.8 |
738±33.8 |
10.2 mg/ngày |
717±30.1 |
708±30.3 |
715±30.3 |
729±30.3 |
15.3 mg/ngày |
702±33.6 |
671±33.8 |
696±33.8 |
727±33.8 |
1 Các thí nghiệm = không tiêm bST; 5.1 mg bST/ngày; 10.2 mg/ngày; 15.3 mg/ngày. 2 Điểm thể trạng được tính toán dựa trên mức chia độ từ 1 đến 5 (Ferguson và cs., 1994). 3 LSM = các số trung bình bình phương nhỏ nhất.
Bảng 3: Các số trung bình bình phương nhỏ nhất và SE đối với vật chất khô ăn được, điểm thể trạng, thể trọng sau khi đẻ, sản lượng sữa và sản lượng sữa quy đổi 3.5% chất béo và SCC của các bò cái Holstein.
Số đo |
Các thí nghiệm bST (mg/ngày)1 |
|||
0 |
5.1 |
10.2 |
15.3 |
|
VCK ăn được (kg/ngày)2 |
17.7±0.34 |
13.6±0.37 |
17.8±0.33 |
19.7±0.44 |
VCK ăn được (kg/ngày)3 |
19.3±0.52 |
18.2±0.68 |
19.1±0.60 |
22.4±0.81 |
Điểm thể trạng3 |
3.15±0.00 |
3.12±0.00 |
3.20±0.00 |
3.58±0.00 |
Thể trọng (kg)3 |
614.3±0.83 |
612.0±0.99 |
618.6±0.81 |
591.6±1.60 |
Sản lượng sữa (kg)2 |
31.1±0.31 |
27.1±0.41 |
31.1±0.34 |
34.4±0.48 |
Sản lượng sữa (kg)3 |
31.8±0.25 |
30.4±0.31 |
33.1±0.27 |
35.4±0.37 |
SLS quy đổi mỡ 3.5% (kg)3 |
29.8±0.98 |
31.4±0.81 |
33.2±0.68 |
36.7±0.56 |
SCC3,4 |
865.4±126.7 |
540.6±148.6 |
177.9±134.6 |
218.6±188.8 |
1 Các thí nghiệm: Không tiêm bST; 5.1 mg/ngày; 10.2 mg bST/ngày; 15.3 mg bST /ngày. 2 trung bình sau khi đẻ 0 – 21 ngày. 3 trung bình sau khi đẻ 0 – 60 ngày. 4 SCC = tổng số các tế bào Soma (x103).
Sau khi đẻ: Phân tích phương sai bình phương nhỏ nhất của VCKAĐ trung bình đối với hai giai đoạn sau khi đẻ đã đựơc đánh giá (0 đến 21 ngày và 0 đến 60 ngày) ở Bảng 3. Có một xu hướng đối với ảnh hưởng Th.n trong suốt thời gian sau khi đẻ 21 ngày( p<0.08) nhưng không có ảnh hưởng do Th.sb hoặc là do tương tác 2 yếu tố. Trong suốt thời gian từ 0 đến 60 ngày thì giá trị trung bình VCKAĐ sau khi đẻ 0 đến 60 ngày không khác nhau do Th.n, Th.sb hoặc là do mối tương tác hai yếu tố. Theo khía cạnh khác, VCKAĐ ở 1 tuần (p< 0.04) và 4 tuần (p<0.05) là cao hơn đối với các bò cái đã đựơc tiêm với liều 15.3mg bST /ngày hơn là các bò cái không được tiêm hoặc là được tiêm với liều 5.1 mg bST /ngày có VCKAĐ cao nhất (p<0.05; biểu1 ). Các mối sai khác không có ý nghĩa đã được phát hiện giữa các lô khác. Tuy nhiên, các bò cái được tiêm với liều 5.1 mg bST / ngày có khuynh hướng có lượng ăn được thấp nhất lúc 2 tuần và 3 tuần (p<0.08) và VCKAĐ của các bò cái không được tiêm bST có xu hướng thấp hơn các bò cái được tiêm với 15.3 mg bST / ngày (p<0.07)
Phân tích phương sai bình phương nhỏ nhất đối với KLCT và ĐTT trong suốt giai đoạn sau khi đẻ toàn đàn (0 đến 60 ngày) có ở bảng 3. Mặc dầu không có ảnh hưởng do Th.n, Th.sb hoặc là mối tương tác 2 yếu tố đã được phát hiện đối với KLCT, một chiều hướng về ảnh hưởng Th.n đã được phát hiện đối với ĐTT (p<006). Tổng thể, các khuynh hướng đối với sự thay đổi ở KLCT và ĐTT là tương đương và đối ngược nhau mà sự thay đổi của VCKAĐ xảy ra trong suốt giai đoạn sau khi đẻ 0- đến 60 ngày. (Biểu 2 và 3). Những vấn đề trái ngược không trực diện đã cho thấy rằng các bò cái được tiêm với liều 10.2 và 15.3 mg bST / ngày đã duy trì ĐTT của chúng tốt hơn trong suốt giai đoạn sau khi đẻ toàn đàn tốt hơn so với các bò cái không được tiêm hoặc được tiêm với liều 5.1 mg bST / ngày (Bảng 3). Các bò cái được tiêm với liều bST cao nhất cũng có xu hướng có giá trị trung bình ĐTT cao hơn (p< 0.06) so với các bò cái ở các lô thí nghiệm khác trong thời gian giai đoạn sau khi đẻ toàn đàn (3.46 so với 3.15; 3.13 và 3.21 tương ứng).
Chiều hướng KLCT hàng tuần (Biểu 2) và ĐTT (Biểu 3) qua các lô thí nghiệm cũng đã được phân tích. Giá trị KLCT trung bình trong giai đoạn sau khi đẻ toàn đàn không khác nhau do xử lý. Các bò cái trong tất cả 4 nhóm thí nghiệm đã mất ĐTT sau khi sinh bê, như điều mong muốn, nhưng hồi phục ĐTT do các bò cái được tiêm 2 liều lớn nhất bST (10.2 và 15.3 mg/ ngày) đã được thừa nhận sau 5 tuần tiết sữa, nhưng điều này xảy ra 2 tuần sau đối với các bò cái không đựơc tiêm hoặc được tiêm đối với liều 5.1 mg bST / ngày. Các bò cái được tiêm với liều 15.3 mg bST / ngày có chiều hướng có ĐTT cao hơn trong suốt thời gian sau khi đẻ 2 tuần so với các bò cái không được tiêm hoặc được tiêm với liều 5.1 mg / ngày (p<0.01). ĐTT được duy trì tốt hơn ở các bò cái được tiêm với số lượng bST cao hơn (15.3mg/ ngày so với liều 5.1 mg/ ngày (p<0.08) và cao hơn lúc 3 tuần so với các bò cái không được tiêm (p<0.01). ĐTT được duy trì tốt hơn ở các bò cái được tiêm với số lượng bST cao hơn (15.3 mg/ ngày so với ĐTT ở các bò cái không được tiêm hoặc được tiêm với liều 5.1 mg bST/ngày, nhưng phát hiện thấy không có các mối sai khác giữa các tuần ( Biểu 3).
Sản lượng sữa và sản lượng sữa quy đổi 3.5 % chất béo. Trung bình bình phương nhỏ nhất sản lượng sữa quy đổi 3.5 % chất béo qua suốt 60±2 ngày thể hiện ở bảng 3 và các chiều hướng đối với SLS trải qua 60 ngày đầu của chu kỳ sữa thể hiện ở biểu 4. Các mối sai khác không có ý nghĩa đã được khám phá thấy vì Th.n, Th.sb hoặc là tương tác hai yếu tố. Các bò cái được tiêm với liều 15.3 mg bST / ngày có chiều hướng có sản lượng sữa hàng ngày cao nhất lúc bắt đầu chu kỳ (p<0.09), và có sản lượng sữa và sản lượng sữa quy đổi 3.5 % mỡ sữa theo giá trị tính trung bình theo con số là lớn nhất (35.4 và 36.7 kg/ ngày, tương ứng) trong suốt 60 ngày đầu của chu kỳ sữa. Sản lượng sữa có xu hướng thấp hơn đối với các bò cái không được tiêm và được tiêm với liều 15.3 mg/ ngày trong suốt giai đoạn chu kỳ sữa toàn thể (0 đến 60 ngày). Các bò cái được tiêm với hai liều bST lớn nhất (10.2 và 15.3mg/ ngày) có xu hướng có SCC bị giảm xuống so với các bò cái không được tiêm hoặc tiêm với liều 5.1 mg bST / ngày (198.3±103.5 so với 703.2 ± 119.2x 103; p<0.08), nhưng không có các mối sai khác đã được phát hiện thấy do Th.sb hoặc là tương tác hai yếu tố. Tổng thể các tỷ lệ % yếu tố thành phần sữa không khác nhau do xử lý tiêm, Th.sb và không có mối tương tác được phát hiện thấy.
Bảng 4: Các số trung bình bình phương nhỏ nhất và SE đối với các hormone (-21 đến –1 ngày) trước khi đẻ, IGF-I, glucose và NEFA của các bò cái Holstein.
Các số đo trong huyết tương2 |
Các thí nghiệm bST (mg/ngày)1 |
|||
0 |
5.1 |
10.2 |
15.3 |
|
ST (ng/ml) |
4.8±2.62 |
5.3±3.13 |
15.2±2.80 |
20.2±3.13 |
INS (ng/ml) |
0.58±0.09 |
0.71±0.11 |
0.71±0.10 |
0.83±0.11 |
IGF-I (ng/ml) |
113.0±13.9 |
142.8±16.6 |
146.6±15.0 |
171.7±17.4 |
T4 (ng/ml) |
45.8±0.7 |
40.7±0.8 |
53.5±0.7 |
56.6±1.5 |
T3 (pg/ml) |
712.7±100.4 |
819.0±119.9 |
773.8±107.3 |
920.6±120.4 |
Glucose (pg/dl) |
68.0±3.7 |
75.3±4.4 |
71.1±3.9 |
66.0±4.4 |
NEFA (àeq/l) |
380.3±54.7 |
494.3±65.1 |
438.2±58.5 |
368.2±66.5 |
1 Các thí nghiệm: Không tiêm bST; 5.1 mg/ngày; 10.2 mg bST/ngày; 15.3 mg bST /ngày. 2 trung bình trước khi đẻ -21 - 0 ngày.
Horrmone, nhân tố sinh trưởng và các chất chuyển hoá.
Trước khi đẻ: Các nồng độ ST, INS, T3, T4, IGF-I glucose và NEFA huyết tương của đã được đánh gía từ – 21 ngày đến -1 ngày; các giá trị trung bình và SE thể hiện ở bảng 4. Không có sự khác nhau về nồng độ trung bình của T3, T4, INS, glucose hoặc NEFA đã được phất hiện thấy trong suốt giai đoạn sau khi đẻ do Th.n, nhưng ST (p<0.01) và IGF-I (p<0.05) thì khác nhau. Những con số trái ngược của các số trung bình mẫu xử lý cho thấy rằng các nồng độ trung bình của ST là cao hơn đối với các bò cái được tiêm với hai liều lớn nhất (10.2 và 15.3 mg/ ngà; 15.17 và 20.15 mg/ ngày ) so với ở các bò cái không được tiêm và được tiêm với liều 5.1 mg bST / ngày (4.25 và 5.27 mg/ ml). Mặc dù các nồng độ của ST không khác nhau có ý nghĩa giữa các lô thí nghiệm lúc- 3 tuần, các bò cái được tiêm với 2 liều bST lớn nhất (10.2 và15.3 mg/ngày) có chiều hướng có nồng độ cao hơn tại lúc cả -2 tuần (p< 0.06) và - 1 tuần (p<0.01). Sự gia tăng nồng độ trung bình của ST cao hơn gấp 4 đến 5 lần, tương ứng, trong cùng khoảng cách thời gian đối với bò cái được tiêm với liều 10.2 và 15.3 mg bST /ngày.
Nồng độ huyết tương trung bình của INS trong huyết tương trong suốt giai đoạn trước khi đẻ không thấy khác nhau giữa các lô thí nghiệm (Bảng 4) [ Những con số trái ngược của các số trung bình thí nghiệm cho thấy rằng vào lúc 3 tuần, các bò cái được tiêm với 2 liều cao nhất (10.2 và 15.3 mg/ngày ) có nồng độ INS cao hơn có ý nghĩa so với những con bò không được tiêm hoặc được tiêm với liều 5.1 mg/ngày (p<0.03), trong khi mà nồng độ IINSS ở các bò được tiêm với liều 15.3 mg bST/ngày cao hơn so với nồng độ INS ở các bò không được tiêm hoặc được tiêm hoặc được tiêm với liều 5.1 mg bST lúc – 2 tuần (p<0.02). Nồng độ glucose và NEFA sau khi đẻ trung bình cũng cho thấy ở bảng 4. Nồng độ huyết tương trung bình của chẳng chất nào trong số các chất này khác nhau do Th.n, Th.sb hoặc mối tương tác hai yếu tố. Tuy nhiên, trong suốt tuần sinh bê, thì nồng độ NEFA huyết tương trung bình tính theo con số là thấp nhất ở các bò được tiêm với liều 15.3 mg bST /ngày (368.2 àep/L) và có chiều hướng không có ý nghĩa đối với nồng độ NEFA cao hơn tăng dần ở các nhóm bò cái vì lượng bST tiêm giảm xuống (395.3; 449.6 và 586.6 à ep/L tương ứng).
Có chiều hướng gia tăng tuyến tính ở IGF-I vì liều lượng bST tăng lên. Các bò cái không được tiêm bST có nồng độ IGF-I huyết tương trung bình tính theo con số là thấp nhất (113 mg/ml), trái lại nồng độ ở các bò cái được tiêm với liều 5.1 và 10.2 mg/ bST /ngày là ở giữa (142 và 146 ng/ml) và nồng độ cao nhất là ở bò được tiêm với liều 15.3 mg/ngày (171 ng/ml). Tổng thể, nồng độ huyết tương trung bình của IGF-I giảm xuống trong suốt tuần trước sinh bê ở tất cả các nhóm bò thí nghiệm.
Nồng độ INS huyết tương trong suốt giai đoạn trước khi đẻ không khác nhau giữa các thí nghiệm (Bảng 4).
Sau khi đẻ: Đối với nồng độ ST, ảnh hưởng của Th.n (p<0.01); Th.sb (p<0.06) có ý nghĩa và mối tương tác hai nhân tố (p<0.05) đã được phát hiện (Bảng 5). Nồng độ ST trung bình bình phương nhỏ nhất đối với bò không được tiêm hoặc được tiêm với liều 5.1 mg/ngày là tương tự nhau (bảng 5), nhưng chỉ có khoảng 1/3 nồng độ trung bình của các bò mà được tiêm sau khi đẻ với liều một trong hai liều bST cao nhất (10.2 và 15.3 mg/ngày )
Nồng độ INS huyết tương trung bình bình phương nhỏ nhất không khác nhau do Th.n, Th.sb hoặc tương tác hai yếu tố đó (Bảng 5).
Tuy nhiên, như mong muốn nồng độ INS đã bị suy giảm sau khi sinh bê và vẫn còn thấp trong suốt 5 tuần đầu tiết sữa. Sau đó, sự tăng lên ở INS đã được theo dõi đối với các bò cái ở tất cả các lô thí nghiệm. Tỷ số ST /INS là cao hơn (p<0.03) đối với các bò được tiêm vói hai liều bST cao nhất.
Đối với IGF-I , không có ảnh hưởng Th.n, Th.sb hoặc tương tác hai yếu tố đã được phát hiện trong đầu kỳ sữa (0 – 60 ngày). Tuy nhiên, nồng độ IGF-I trung bình (Bảng 5) trong suốt giai đoạn sau khi đẻ này đối với các bò được tiêm với hai liều cao nhất (10.2 và 15.3 mg bST /ngày) là khoảng 30% cao hơn so với nồng độ của các bò cái không được tiêm với liều 5.1 mg bST /ngày . Xu hướng về nồng độ cũng khác nhau trong suốt 8 tuần đầu của chu kỳ sữa.
Phân tích phương sai theo phương pháp bình phương nhỏ nhất đối với T3 và T4 ở bảng 5. Không có ảnh hưởng của Th.n, Th.sb hoặc là tương tác hai yếu tố đã được phát hiện đối với T4. Tuy nhiên, nồng độ trung bình bình phương nhỏ nhất của T4 đối với các bò cái được tiêm với hai liều cao nhất bST (10.2 và 15.3 mg/ngày ) là cao hơn theo con số so với bò cái không được tiêm hoặc được tiêm với liều 5.1 mg/ngày (bảng 5). Đối với T3, các số trung bình có chiều hướng khác nhau qua các lô thí nghiệm (p<0.08) và mối tương tác hai nhân tố là có ý nghĩa (p<0.01). Chiều hướng đối với nồng độ trung bình của T3 là tương tự với nồng độ T4. Nồng độ trung bình bình phương nhỏ nhất của T3 là cao nhất đối với các bò được tiêm với liều bST cao nhất (15.3 mg/ngày) và nồng độ có chiều hướng giảm xuống đều đều do lượng bST tiêm vào giảm xuống.
Bảng 5: Các số trung bình bình phương nhỏ nhất và SE đối với các hormone (0 đến 60 ngày) sau khi đẻ, IGF-I, glucose và NEFA của các bò cái Holstein.
Các số đo trong huyết tương2 |
Các thí nghiệm bST (mg/ngày)1 |
|||
0 |
5.1 |
10.2 |
15.3 |
|
ST (ng/ml) |
6.23±0.54 |
4.39±0.63 |
18.30±0.58 |
20.16±0.79 |
INS (ng/ml) |
0.48±0.01 |
0.40±0.01 |
0.43±0.01 |
0.44±0.03 |
IGF-I (ng/ml) |
73.9±2.11 |
70.0±2.59 |
85.5±2.21 |
83.0±4.47 |
PRL (ng/ml) |
22.5±0.88 |
31.7±1.05 |
25.3±0.90 |
29.6±1.51 |
T4 (ng/ml) |
45.8±0.66 |
40.7±0.77 |
53.5±0.68 |
56.6±1.52 |
T3 (pg/ml) |
524.8±14.8 |
503.4±17.6 |
598.7±16.2 |
992.0±21.7 |
Glucose (pg/dl) |
52.8±0.50 |
52.5±0.61 |
49.8±0.52 |
56.6±1.07 |
NEFA (µeq/l) |
536.4±86.3 |
582.9±95.4 |
624.2±101.3 |
605.3±99.7 |
1 Các thí nghiệm: Không tiêm bST; 5.1 mg/ngày; 10.2 mg bST/ngày; 15.3 mg bST /ngày. 2 trung bình bình phương nhỏ nhất trong thời gian sau khi đẻ 0 - 60 ngày.
Đối với glucose huyết tương và NEFA, không có sự khác nhau được phát hiện do Th.n, Th.sb hoặc tương tác 2 nhân tố; các số trung bình ở bảng 5. Trong suốt giai đoạn đầu sau khi đẻ không có xu hướng có tính hệ thống được chứng kiến thấy qua các tuần. Nồng độ NEFA huyết tương cao với bò ở tất cả lô thí nghiệm trong suốt 2 tuần đầu của chu kỳ sữa (-900à ep/L) nhưng bị suy giảm về sau này để cho đạt đến -365 à ep/L lúc 8 tuần sau khi đẻ.
Thảo luận
Chế độ quản lý và dinh dưỡng rất tốt của bò cái giai đoạn chuyển tiếp để thu được VCKAĐ tối đa là khó đạt được, để làm giảm rủi ro các bệnh do trao đổi chất, để có được năng suất sữa khả quan và để cải thiện hiệu quả sinh sản (Dracley, 1999). Việc duy trì VCKAĐ cao trong suốt các pha trước và sau khi đẻ ủng hộ phát triển tuyến vú và bào thai và còn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng để nâng đỡ sự gia tăng nhanh chóng về sản lượng sữa sau khi sinh bê (Bell, 1995). Còn nữa là, VCKAĐ giảm xuống trong suốt cả hai pha trước khi đẻ và đầu kỳ sữa của giai đoạn chuyển tiếp được chứng minh rõ bằng tài liệu (Bertics và cs., 1992; Garcia, 1998; Dracley. 1999; Garcia và cs., 2000) và một phần, có thể làm tổn thương các chức năng này.
Không còn hoài nghi gì nũa, ảnh hưởng của bST tiêm trong suốt chu kỳ sữa dựa trên nền VCKAĐ có liên quan với sự gia tăng nhanh chóng về năng suất sữa và lưu lượng chất dinh dưỡng bổ trợ đến tuyến vú để giúp đỡ sự tổng hợp sữa tăng lên (Bauman và Curry, 1980; Bauman, 2000). Suy ra ảnh hưởng đã biết của bST dựa trên VCKAĐ và phạm vi huy động protein và lipid. Cho thấy trong suốt chu kỳ sữa (Bauman, 1999), đã làm giảm lượng bST hàng ngày cung cấp trong suốt cả hai pha trước và sau khi đẻ của giai đoạn chuyển tiếp. Vấn đề này được cam kết đánh giá liệu các bò cái có duy trì tốt hơn và hoặc là cải thiện VCKAĐ của chúng và để làm khuấy động hệ thống trao đổi chất mà có thể bênh vực sự duy trì sự cân bằng nội môi vì bò cái chuyển qua giai đoạn chuyển tiếp.
Trong thí nghiệm hiện nay, 3 lượng bST hàng ngày đã được đánh giá (5.1; 10.2 và 15.3 mg bST /ngày ). Các giá trị này chỉ là 14.3 đến 42.8 % của giá trị mà hiện nay được sử dụng để nâng cao tiết sữa (POSILACR 35.7 mg bST / ngày), nhưng hai liều lượng cao hơn có xu hướng kích thích đáp ứng dương tính ở VCKAĐ sau khi đẻ và năng suất sữa. các bò cái được tiêm với liều 15.3 mg bST / ngày cũng có VCKAĐ cao hơn theo số trung bình so với các bò cái không được tiêm hoặc các bò đó nhận được liều thấp nhất (5.1m1 ) trong suốt thời gian 60 ngày đầu sau khi đẻ.
Các báo cáo sử dụng bST trước đây trong thời gian giai đoạn chuyển tiếp là thay đổi. Santons và cs (1999) đã báo cáo một sự suy giảm ở VCKAĐ của các bò cái được tiêm liều đầy đủ bST bắt đầu 5 ngày sau khi đẻ, trong khi mà VCKAĐ của các bò cái Jersey không được cải thiện bằng cách tiêm 500 mg bST / 14 ngày (35.7 mg bST / ngày) từ ngày 28 trước khi đẻ đến khoảng ngày 14 sau khi đẻ (Eppard và cs., 1996). Thiếu ảnh hưởng dương tính đến VCKAĐ do bST tiêm trong suốt thời gian giai đoạn cạn sữa hoặc đầu kỳ sữa có thể có liên quan đến tiêm liều lượng cao (Schneider và cs., 1990; Eppard và cs., 1996; Putnam và cs., 1999).
Những thay đổi ở ĐTT và KLCT trong suốt đầu kỳ sữa có thể là hậu quả của sự gia tăng nhanh chóng ở năng suất sữa đỉnh cao, việc xắp đặt thời gian gia tăng ở VCKAĐ, nhu cầu để huy động các chất dinh dưỡng dự trữ cơ thể để ủng hộ tiết sữa, và tính chất dữ dội và phạm vi thiếu hụt năng lượng. Trong thí nghiệm hiện nay, các bò cái ở tất cả các nhóm bắt đầu mất khối lượng và điểm thể trạng ngay tức khắc sau khi sinh bê. các bò cái được tiêm với liều bST cao nhất trước và sau khi đẻ có ĐTT trung bình là 3.87 lúc sinh bê và chúng giảm ít hơn về ĐTT trong suốt đầu kỳ sữa, và hồi phục ĐTT bắt đầu sau 5 tuần tiết sữa. Điều ngày chỉ ra VCKAĐ cao hơn và huy động ít hơn ở mô mở ngoài thời gian này, mà phù hợp với Garcia(1998) và Moallem và cs.,(1997). Các bò cái mà không được tiêm bST hoặc tiêm với liều 14 mg bST/ngày trong suốt thời gian 60 ngày đầu sau khi đẻ cho biết không có sự gia tăng ở KLCT hoặc ĐTT ( Stanisiewski và cs., 1992) trong khi mà 5 mg bST không gây ảnh hưởng đến KLCT hoặc ĐTT và các bò cái là ở cân bằng năng lượng âm suốt 70 ngày sau khi đẻ (Simmons và cs., 1994). Khi liều lượng bST cao hơn nhiều được tiêm (35.7 mg/ngày ) trước và sau khi đẻ không có sự thay đổi về KLCT và ĐTT của các bò lô đối chứng hoặc lô tiêm bST (Putnam và cs., 1999), trái lại Moallem và cs., (1997) đã báo cáo rằng các bò cái không được tiêm bST đã bắt đầu tăng khối lượng cơ thể sớm hơn bò được tiêm lựơng bST này trong thời gian giai đoạn đầu sau khi đẻ. Tiếp theo là, các nhà nghiên cứu này chỉ ra rằng KLCT của các bò cái được tiêm tiếp tục với lượng cao hơn bST để giảm xuống suốt 62 ngày của chu kỳ sữa (Moallem và cs., 2000). Trong nghiên cứu hiện nay, sự tăng lên VCKAĐ cao nhất là do các bò cái được tiêm với liều bST cao nhất (15.3 mg/ngày) trong suốt giai đoạn sau khi đẻ và đáp ứng tương tự với đáp ứng thấy khi bò cái được tiêm với liều đầy đủ bST trong suốt chu kỳ sữa.
Điển hình là, nồng độ ST ở các bò cái bắt đầu tăng lên trong suốt thời gian kỳ mang thai cuối và nâng lên lúc sinh bê (Bauman và vernon 1993). Trong nghiên cứu hiện nay, thiết lập một liều lượng tiêm là quan trọng mà có khả năng kích thích gia tăng nồng độ ST trong huyết tương. Nồng độ trung bình bST trong giai đoạn trước khi đẻ toàn đàn là lớn nhất đối với các bò cái được tiêm với 2 lượng bST lớn nhất (10.2 và 15.3 mg/ngày ) và nồng độ vẫn nâng lên toàn bộ giai đoạn đầu trước khi đẻ. Sau khi sinh bê nồng độ bST vẫn thấp trong suốt 5 tuần của chu kỳ sữa và sau đó bắt đầu tăng lên, nhưng không tăng ở các bò cái không được tiêm hoặc những bò cái được tiêm với liều thấp nhất bST (5.1 mg/ngày). Sự gia tăng về các nồng độ ST khoảng 2-4 lần lớn hơn đã thấy khi 5 – 25 mg bST / ngày được tiêm cho bò (Bachman và cs,. 1992; Lucy và cs., 1993; Simmon và cs., 1994). Một số sự gia tăng luỹ tiến ở nồng độ ST đã được chứng kiến trước đây ở các bò được tiêm với liều 5.1 mg bST / ngày (Garcia, 1998). Các đáp ứng khác nhau trong số các nghiên cứu có thể có liên quan với cách chăm sóc quản lý bò, các chế độ cho ăn hoặc thực tế là chu kỳ tiết sữa trong nghiên cứu hiện nay đã được làm trọn vẹn đầy đủ trong thời gian các tháng nóng hơn gây Stress trong năm. Có lẽ là ST giảm xuống đã được chứng kiến trong thời gian thời tiết nóng ẩm hơn bởi vì tiết nồng độ ST bị suy thoái nhưng lượng bST tiêm là đầy đủ để duy trì trong huyết tương .
Tiêu chuẩn để đánh giá lợi ích quan trọng tiềm tàng của bST sử dụng trước khi đẻ và hoặc là trong thời gian giai đoạn đầu sau khi đẻ là khả năng tăng nồng độ IGF-I của nó, mà có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển và chức năng tuyến vú (Butter và Le Roith. 2001). Các kết quả của chúng ta cho biết rằng các bò cái được tiêm với 2 liều bST cao nhất (10.2 hoặc 15.3 mg/ngày ) có xu hướng có nồng độ IGF-I cao hơn sau khi đẻ so với các bò cái ở các nhóm khác. Nồng độ IGF-I tuần hoàn trong máu có tương quan dương tính với tiết ST trong suốt thời gian sau khi sinh và mức độ IGF-I mô bào cũng tuỳ thuộc vào ST. Thêm vào đó, ST có một vai trò ban đầu trong sự biểu hiện IGF-I ở gan và trạng thái dinh dưỡng có một vai trò quan trọng trong việc điều tiết trục Somatotropin (Breier và cs., 1986; Butler và Le Roith, 2001). Nồng độ IGF-I huyết tương thấp hơn trong suốt đầu kỳ sữa có liên quan đến VCKAĐ thấp trong suốt giai đoạn này (Ronge và cs., 1988). Các mũi tiêm bST (25 mg/ngày ) đã làm tăng nồng độ IGF-I trong suốt đầu và cuối kỳ sữa (Staples và cs., 1988; Lucy và cs., 1993) và đáp ứng IGF-I với bST là cao hơn khi mà các bò cái trong giai đoạn cân bằng năng lượng dương (Bachman và cs., 1992). Mặc dầu nồng độ ST vẫn được nâng lên trong suốt tuần cuối trước khi đẻ, nồng độ IGF-I đã cho biết sự suy giảm mong muốn trong suốt giai đoạn trước khi đẻ 21 ngày (ngày 21 đến ngày 1 ) và cũng là thấp nhất tuần trước sinh bê. Các kết quả tương tự với kết quả của Simmons và cs., (1994) và Bachman và cs. (1992).
Kết luận
Các kết quả gợi ý rằng 2 liều lượng bST cao nhất đã đánh giá là (10.2 và 15.3 mg bST / ngày) trong suốt giai đoạn chuyển tiếp. Và đi vào đầu kỳ sữa đã gây ra sự thay đổi nồng độ ST các hormones trao đổi và IGF-I trao đổi ưu tiên ảnh hưởng dương tính đến VCKAĐ, ĐTT và SLS của các bò đã tiêm. Không có chứng cứ nào cho thấy tiêm bST gây ra cân bằng năng lượng âm tăng thêm hoặc là có ảnh hưởng dương tính hoặc âm tính rõ rệt đến sức khoẻ khi tiêm với lượng bST thấp nhất. Bởi vì ảnh hưởng dương tính đến ĐTT và SLS và không có ảnh hưởng gây hại rõ rệt đến sức khoẻ và cân bằng năng lượng, sử dụng liều bST thấp hơn (10.2 và 15.3 mg bST / ngày) trong suốt giai đoạn chuyển tiếp có thể là một chiến lược quản lý để cải thiện năng suất bò cái. Hai liều bST cao nhất nên được đánh giá với một số lượng bò cái lớn hơn trong suốt giai đoạn chuyển tiếp và đầu kỳ sữa để đánh giá hiệu ứng theo và các đáp ứng sinh lý khác như là tỷ lệ mắc bệnh và ảnh hưởng của sinh sản.