Góc nhìn chuyên gia
Nghiên cứu sử dụng rơm và thân cây ngô già sau thu bắp làm thức ăn cho bò sữa - phần 2
3. Chất lượng sữa và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa
Kết quả phân tích VCK sữa, protein sữa, mỡ sữa và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa được trình bày trên bảng 4.
Bảng 4: Chất lượng sữa và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa
|
Khẩu phần 1 (n=4)
|
Khẩu phần 2 (n=4)
|
Khẩu phần 3 (n=4)
|
VCK sữa, %
|
12,38±0,09
|
12,33±0,10
|
12,40±0,07
|
Protein sữa, %
|
3,40±0,08
|
3,33±0,08
|
3,42±0,05
|
Mỡ sữa, %
|
4,00±0,10
|
4,10±0,06
|
4,10±0,05
|
Tiêu tốn thức ăn:
|
|
|
|
VCK, kg/kg sữa
|
1,00a±0,02
|
1,10b±0,03
|
1,01a±0,02
|
Protein, g/kg sữa
|
135,3a±3,2
|
152,0b±3,8
|
141,6a±3,1
|
Ghi chú: Các số trung bình mang các chữ cái a, b, c khác nhau theo hàng ngang thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Kết quả ở bảng trên không thấy sự khác nhau rõ rệt về các chỉ tiêu tỷ lệ VCK sữa, protein sữa, mỡ sữa giữa các khẩu phần thí nghiệm (P>0,05).
Tiêu tốn VCK và protein thô tính cho 1 kg sữa hiệu chỉnh ở khẩu phần 1 và khẩu phần 3 thấp hơn với khẩu phần 2 (P<0,05)
4. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa
Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa được trình bày trong bảng 5
Bảng 5: Phân tích hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa
|
Khẩu phần 1 (n=4)
|
Khẩu phần 2 (n=4)
|
Khẩu phần 3 (n=4)
|
Năng suất sữa, kg/con/ngày
|
10,45
|
9.15
|
9.83
|
Giá sữa, đ/kg
|
3.000
|
3.000
|
3.000
|
Tiền thức ăn, đ/con/ngày
|
17.580
|
17.300
|
16.000
|
Định mức công CN, công/con/ngày
|
0.042
|
0.042
|
0.042
|
Định mức tiền công, đ/ngày
|
15.000
|
15.000
|
15.000
|
Khấu hao chuồng trại, đ/ngày
|
420
|
420
|
420
|
Khấu hao bò mẹ, đ/ngày
|
1.850
|
1.850
|
1850
|
Giá trị lợi nhuận, đ/con/ngày
|
10.870
|
6.850
|
10.590
|
Kết quả trên bảng cho thấy ở khẩu phần 3, do tận dụng được nguồn thân cây ngô già và nguồn nitơ phi protein nên chi phí thức ăn cho bò là thấp nhất. Năng suất của bò ở khẩu phần 3 cũng đạt tương đối cao, không thua kém nhiều so với bò ở khẩu phần 1. Do đó mà giá trị lợi nhuận của chăn nuôi bò sữa ở khẩu phần 3 chỉ thấp hơn một chút so với khẩu phần 1 (10.590 so với 10.870đ/con/ngày).
B. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế 50% cỏ tươi (tính theo VCK) trong khẩu phần bằng rơm khô không xử lý và rơm xử lý với urê đến năng suất của đàn bò lai hướng sữa.
1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 12 con bò cái đang tiết sữa tháng thứ 3 - thứ 4, thuộc chu kỳ tiết sữa thứ 2 - 5, theo phương pháp phân lô so sánh (4 con/lô). Sơ đồ bố trí và khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6: Sơ đồ bố trí và khẩu phần thí nghiệm 2.
Công thức hay khẩu phần thí nghiệm
|
|||
|
KP1
|
KP2
|
KP3
|
Số lượng bò (con)
|
4
|
4
|
4
|
Khối lượng bò (kg)
|
402±8
|
397±8
|
394±5
|
Chu kỳ sữa
|
2-5
|
2-5
|
2-5
|
Tháng vắt sữa
|
3-4
|
3-4
|
3-4
|
Năng suất sữa trước thí nghiệm (kg)
|
10,15±0,22
|
10,19±0,18
|
10,22±0,28
|
Cỏ tự nhiên (kg)
|
26
|
13
|
13
|
Rơm khô (kg)
|
0
|
4
|
0
|
Rơm xử lý với 3% urê (kg)
|
0
|
0
|
6
|
Protein, %VCK
|
14
|
14
|
14
|
Thức ăn tinh, % năng lượng trao đổi Kp
|
45
|
45
|
45
|
Thức ăn tinh được cho ăn mỗi ngày 2 lần vào thời điểm vắt sữa, sau đó bò được cho ăn thức ăn thô xanh, có theo dõi thức ăn thừa để điều chỉnh khẩu phần và tính lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của bò sữa.
2. Các chỉ tiêu nghiên cứu:
+ Lượng thức ăn thu nhận
+ Năng suất và chất lượng sữa (VCK sữa, protein sữa, mỡ sữa).
+ Chi phí thức ăn cho sản xuất sữa (năng lượng trao đổi, protein).
+ Hiệu quả kinh tế của đề tài.
3. Kết quả nghiên cứu
a. Tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khẩu phần:
Tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ, protein, xơ thô của khẩu phần được trình bày trong bảng 7.
Bảng 7: Tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khẩu phần
|
Khẩu phần 1 (n=3)
|
Khẩu phần 2 (n=3)
|
Khẩu phần 3 (n=3)
|
Tiêu hoá chất hữu cơ %
|
68,84c±1,74
|
58,16a±1,67
|
62,90b±1,66
|
Tiêu hoá Protein %
|
71,43b±2,23
|
64,50a±1,54
|
68,44ab1,60
|
Tiêu hoá xơ thô %
|
60,97b±1,75
|
50,57a±1,59
|
58,80b±1,50
|
Ghi chú: Các số trung bình mang các chữ cái a, b, c khác nhau theo hàng ngang thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Bảng trên cho thấy tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ đạt cao nhất ở khẩu phần 1, tiếp đến khẩu phần 3 và thấp nhất ở khẩu phần 2. Điều này hoàn toàn phù hợp vì cỏ tươi là thức ăn lý tưởng cho động vật nhai lại. Tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ ở khẩu phần 3 cao hơn so với khẩu phần 2 (P < 0,05). So với rơm không xử lý, rơm xử lý với urê đã tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động phân giải thức ăn của VSV dạ cỏ (nồng độ NH3 dịch dạ cỏ luôn được giữ ở mức cao do urê trong rơm xử lý được giải phóng từ từ; carbohydrate trong rơm xử lý trở thành dễ lên men đối với VSV dạ cỏ...). Như vậy xử lý rơm bằng urê đã có tác dụng cải thiện tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ của thức ăn.
Tỷ lệ tiêu hoá protein thô đạt cao nhất ở khẩu phần 1, thấp nhất ở khẩu phần 2. Tỷ lệ tiêu hoá protein ở khẩu phần 3 nằm ở mức trung gian giữa khẩu phần 1 và khẩu phần 2. Sự tăng cao về tỷ lệ tiêu hoá protein thô của khẩu phần với rơm xử lý là do lượng nitơ của urê được bổ sung vào thành phần của rơm hoà tan vào dịch dạ cỏ ở giai đoạn đầu của quá trình tiêu hoá.
Mặt khác, tác nhân xử lý đã làm lỏng lẻo" các mối liên kết giữa protein và lignin) cũng có tác dụng làm tăng tỷ lệ tiêu hoá của protein thô.
Mattoo và cộng sự (1986) cho biết tỷ lệ tiêu hoá protein thô của rơm lúa mì xử lý bằng các nồng độ urê khác nhau cao hơn rõ rệt so với rơm không được xử lý. Kết quả cao nhất ở xử lý urê 6% (so với 0,4 và 0,5%).
Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Bài viết khác