Stress nhiệt và các giải pháp làm mát cho bò sữa

ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS NHIỆT LÊN SINH LÝ - SINH SẢN BÒ LAI HƯỚNG SỮA (HF) VÀ BÒ HÀ LAN THUẦN NHẬP NỘI NUÔI TẠI KHU VỰC PHÍA NAM P2

3.2. Ảnh hưởng của môi trường đến một số chỉ tiêu sinh lý của bò sữa

Sự thay đổi nhiệt độ, ẩm độ và THI của môi trường như bảng 1 và 2 thì các chỉ tiêu sinh lí như nhịp thở, nhịp tim và thân nhiệt của bò tương ứng cũng có sự khác nhau theo giờ và theo nhóm giống.

Bảng 3. Các chỉ tiêu sinh lý của 2 nhóm bò tại các giá trị THI khác nhau

 

9h

12h

15h

18h

THI

82,5

85,4

85,0

82,3

Bò lai

n = 45

Nhịp tim

69.3

72.5

73.3

71.8

Nhịp thở

44.8

51.9

58.5

47.8

Thân nhiệt

38.0

38.2

38.4

38.1

Bò thuần

n = 40

Nhịp tim

68.7

70.9

70.2

67.0

Nhịp thở

70.9

71.9

72.7

68.3

Thân nhiệt

38.9

39.0

38.9

38.6

 

Khi giá trị THI cao thì các chỉ số sinh lý của bò tăng. Nhịp thở tăng nhiều hơn nhịp tim và các chỉ số này ở bò thuần luôn cao hơn ở bò lai. Theo Joe W. West dáâu hiệu stress nhiệt xảy ra trầm trọng là khi thân nhiệt bò trên 39.2oC, nhịp thở trên 80 lần/phút. Nhưng tại thời điểm giá trị THI từ 84,2-85,4 bò lai và bò thuần HF ở đây vẫn có nhịp thở và thân nhiệt thấp hơn ngưỡng dấu hiệu stress nhiệt ở mức độ trầm trọng.

Bảng 4.  So sánh các chỉ tiêu sinh lý ở các nhóm bò phân theo giống

Giống

N

Nhịp tim

Nhịp thở

Thân nhiệt

F1

15

71.7

54.0

38.2

F2

15

73.4

58.4

38.4

F3

15

74.2

61.8

38.6

Thuần nhập

40

71.7

71.4

39.0

P

< 0.01

< 0.01

< 0.01

(Thời điểm 12h)

 

Qua đây có thể nhận xét là bò lai chịu đựng điều kiện nóng ẩm tốt hơn bò thuần, bò thuần HF nhập từ Úc chịu nóng ẩm hơn so với bò thuần HF châu Aâu. Phản ứng với stress nhiệt cũng khác nhau giữa các nhóm giống bò lai và năng suất sữa (bảng 4 và 5).

            Sự khác biệt về sinh lý ở các giống là có ý nghĩa về mặt thống kê với p<0.01. Bò có máu HF càng cao thì chỉ số sinh lý càng cao. Nhịp thở bò thuần cao hơn bò F1 đến 17.4 lần/phút và thân nhiệt cũng cao hơn 0.8oC. Như vậy cho thấy rằng bò có nhóm máu HF càng cao càng dễ bị ảnh hưởng của môi trường và khả năng chống chịu stress càng thấp.

Bảng 5. So sánh các chỉ tiêu sinh lý ở các nhóm bò phân theo năng suất sữa

Nhóm bò

N

Nhịp tim

Nhịp thở

Thân nhiệt

Bò lai

< 15 kg

20

71.5

57.2

38.4

³ 15 kg

25

73.2

57.8

38.5

P

> 0.05

> 0.05

> 0.05

Bò thuần

< 15 kg

20

70.1

70.1

38.9

³ 15 kg

20

74.3

71.6

39.0

P

< 0.01

< 0.01

< 0.01

(Thời điểm 12h)

 

            Bảng 5 cho thấy nhóm bò lai có năng suất sữa cao từ 15kg/ngày trở lên trong cùng một điều kiện môi trường thì vẫn duy trì được nhịp thở và thân nhiệt tốt hơn nhóm bò HF thuần có năng suất thấp dưới 15kg.  Bò thuần có sản lượng sữa càng cao càng dễ bị ảnh hưởng bởi stress nhiệt. Aûnh hưởng bởi stress nhiệt lên sinh sản của bò thuần cũng rõ hơn so với bò lai (bảng 6).

Bảng  6. So sánh các chỉ tiêu sinh sản của 2 nhóm bò ở hai mùa mưa và mùa khô

 

 

Lai (n= 60con)

Thuần (n=60con)

Khô

Mưa

p

Khô

Mưa

P

KC đẻ - gieo tinh lần 1

76.72

76.62

> 0.05

130.1

154.4

< 0.05

KC lưá đẻ

370.3

378.6

> 0.05

455.4

497.4

< 0.05

Tỉ lệ đậu thai

1.48

1.56

> 0.05

1.91

2.04

> 0.05

 

Số liệu ở đây chúng tôi chỉ lấy trên những bò sinh sản bình thường;và bò mẹ sinh bê vào đúng mùa khô hoặc mùa mưa.

Mặc dù số liệu chưa nhiều nhưng sơ bộ cho thấy chỉ tiêu sinh sản của bò lai tốt hơn ở bò thuần và không bị ảnh hưởng bởi 2 mùa. Trong khi các chỉ tiêu này của bò thuần ở mùa mưa kém hơn ở mùa khô. Có thể ẩm độ cao bất lợi với bò thuần HF hơn là nhiệt độ cao. Theo J.K. Shearer (1990), D. Wolfenson và ctv (2000) stress gây hiện tượng không động dục ở bò đang trong thời kỳ cho sữa vì tuyến Adrenal tiết ra nhiều progesteron và làm tăng tỷ lệ chết phôi.

3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi để khắc phục những ảnh hưởng stress nhiệt đối với của bò sữa.

Đã nghiên cứu một số biện pháp làm giảm stress nhiệt ở bò sữa như đánh giá hiệu quả  chuồng trại thông thóang, sử dụng biện pháp quạt gió và phun nước trên mái, quạt gió và phun nước trong chuồng kết quả như sau:

Kiểu chuồng thông thóang

            Với kiểu chuồng thông thoáng đã làm giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi xuống 0,8 độ C và giảm 3,8% ẩm độ, do vậy thân nhiệt bò giảm 0,2 độ C và nhịp thở giảm 17,8 nhịp/phút (bảng 7). Thiết kế kiểu chuồng thông thoáng là biện pháp đơn giản và rẻ tiền nhất để khắc phục tình trạng stress nhiệt ở bò sữa.

Bảng 7.  So sánh hai kiểu chuồng: thông thóang và không thông thoáng

 

Thóang

Không

Chênh lệch

D nhiệt độ C

-0.4

1.2

0,8

D ẩm độ (%)

-1.3

-5.1

3.8

Thân nhiệt

38.1

38.3

0,2

Thở

32.3

50.1

17,8

(D = chỉ số môi trường – chỉ số chuồng nuôi)

Quạt gió và phun nước

Theo dõi diễn biến nhiệt độ, ẩm độ và THI ở các trại đang áp dụng một vài biện pháp chống nóng cho trại bò sữa, kết quả cho thấy : Bằng biện pháp quạt gió và phun nước trên mái, cách này làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi so với nhiệt độ môi trường từ 4,9 xuống 5,1 độ C nhịp thở của bò giảm từ 69,3 xuống 58,8 nhịp/phút. Biện pháp quạt gió và phun nước trong chuồng cũng làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi so với nhiệt độ môi trường từ 5,7 xuống 6,4 độ C, nhưng cũng làm tăng thêm ẩm độ từ 19,4% lên 23,4%. Vì ẩm độ tăng nên giá trị THI cũng tăng từ 81,6 lên 82,6, tuy vậy nhịp thở của bò vẫn giảm từ 70,5 xuống còn 61,2 nhịp/phút.

Điều này cho thấy kĩ thuật phun nước vào chuồng bò cần nghiên cứu áp lực nước và độ lớn của hạt sương phun ra trong mối quan hệ với tốc độ gío và ẫm độ môi trường sao cho không làm tăng thêm THI chuồng nuôi. Ở vùng nóng ẩm như nước ta có thể chỉ cần dùng quạt gió với tốc độ lớn là đủ để khắc phục tình trạng stress nhiệt ở bò sữa vào lúc cao điểm.

Thí nghiệm sử dụng biện pháp quạt gió và phun nước trên mái

Trong thí nghiệm này, biện pháp quạt gió và phun nước trên mái làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi  4,3 độ C so với nhiệt độ môi trường bên ngòai, tương ứng giảm 1,2 độ C so với lô đối chứng. Aåm độ chuồng nuôi chỉ cao hơn ẩm độ môi trường 6,1% tương ứng cao hơn lô đối chứng 0,9% (P=0,39). THI chuồng nuôi ở lô thí nghiệm thấp hơn THI ở chuồng nuôi đối chứng nhưng không có ý nghĩa (82,5 so với 82,9). Thân nhiệt bò giảm 0,1 độ C và nhịp thở giảm 4,6 nhịp/phút. Sư sai khác này có ý nghĩa thống kê. Với kĩ thuật áp dụng trong thí nghiệm chỉ có ý nghĩa cải tiến nhỏ đến môi trường chuồng nuôi, chưa thấy cải thiện năng suất sữa. Có lẽ công suất quạt và tốc độ gió khi quạt chưa đủ mạnh để giúp bò sữa thải nhiệt tốt hơn.

Bảng 8. Aûnh hưởng của quạt gió và phun mái lên một số chỉ tiêu ở bò sữa

 

Đối chứng

Thí nghiệm

p

DoC

3,1

4,3

0.003

D ẩm (%)

- 5,2

- 6,1

0.39

THI chuồng

82.9

82.5

0.15

Thân nhiệt (oC)

38,9

38,8

0,04

Nhịp thở (lần/phút)

68,6

64,0

<0,01

NS. Sữa (kg/c/ng)

15,1

14,9

>0,05

(D = chỉ số môi trường – chỉ số chuồng nuôi)

Kết lun

            Giá trị THI trung bình năm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh là 79.3. Tháng 4 có khi nhiệt độ cao nhất lên tới 38,4 độ C và ẩm độ cao nhất vào tháng 10 đạt 82%, giá trị THI cực đại có lúc lên tới  93,7. Như vậy khí hậu nóng và ẩm ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh không thuận lợi cho nuôi bò HF thuần và bò lai có tỷ lệ máu HF cao.

Khả năng chống chịu môi trường nhiệt độ và ẩm độ cao thông qua chỉ tiêu nhịp thở và thân nhiệt cho thấy ở bò lai F1>F2>F3>HF thuần.  Đối với bò HF thuần, khi năng suất sữa trên 15kg/ngày thì khả năng chống chịu nóng ẩm kém và dấu hiệu stress nhiệt càng rõ.

Bò lai có sản lượng sữa thấp (<15kg/con/ngày) thích hợp với khí hậu khu vực miền Đông Nam Bộ. Bò thuần HF và bò lai hướng sữa có sản lượng sữa cao (>=15kg/ngày) cần lưu ý đến tình trạng stress nhiệt xảy ra khi THI chuồng nuôi từ 82 trở lên.

Biện pháp đơn giản để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi giảm stress cho bò sữa là thiết kế chuồng trại thông thóang, quạt mát cho bò bằng quạt công suất lớn. Phun nước trong chuồng chưa thấy có hiệu quả vì làm tăng thêm ẩm độ chuồng nuôi.

5. Đề ngh

Cần nghiên cứu tiếp những biện pháp giảm stress nhiệt hiệu quả hơn.

 

Đinh Văn Cải  Hồ Quế Anh, Nguyễn Văn Trí

Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác