Mục tiêu chính của người chăn nuôi bò sữa là làm sao sản xuất ra nhiều sữa với chất lượng cao đáp ứng cho tiêu chuẩn thu mua của các nhà máy chế biến sữa, từ đó tăng thu nhập cho bản thân mình. Muốn đạt được mục tiêu này, người chăn nuôi phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn bò sữa với khẩu phần ăn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, quản lý chuồng trại môi trường sạch sẽ, vệ sinh và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng cường sức khỏe và bảo vệ đàn bò sữa chống lại các tác nhân gây bệnh.
Cách đây vài ba năm, tại lớp tập huấn về bò sữa ở Ba Vì, ông chuyên gia cố vấn Orskov nêu câu hỏi nên cho bò sữa ăn thức ăn tinh vào lúc nào. Theo tập quán ngàn đời nay "thô trước, tinh sau" nên một chủ trại trả lời cho bò sữa ăn thức ăn tinh sau lúc cho ăn thức ăn thô. Ông chuyên gia cố vấn cho biết, cách cho ăn như vậy không đúng, nên cho bò sữa ăn thức ăn tinh cùng một lúc với thức ăn thô.
Bệnh viêm vú: có biểu hiện rõ rệt khi vắt sữa thấy có một ít máu và mủ lẫn trong sữa. Bầu vú sưng ửng đỏ, bò ít ăn, lượng sữa giảm nhiều. Không chữa trị kịp thời có thể làm hư vú bò. Nguyên nhân thường gặp là do việc giữ gìn vệ sinh bầu vú trước và sau khi vắt sữa chưa được tốt.
Xuất phát từ thực tiễn chăn nuôi bò sữa hiện nay là thiếu thức ăn xanh, nhất là các loại họ đậu, đặc biệt vào mùa khô dự trữ thức ăn ủ xanh thiếu, chủ yếu bò được cho ăn dạng thô đơn điệu, kết hợp với thức ăn tinh kém chất lượng, thành phần khoáng, vitamin, muối và các chất điện giải khác hoàn toàn thiếu dẫn đến pH dạ cỏ thường không ổn định, hoặc quá axít, hoặc quá kiềm so với các chỉ số cần thiết cho quá trình tiêu hoá, hấp thu ở dạ cỏ. Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến độ pH của máu.
Động vật chân đốt là ngành động vật không có xương sống, có số lượng loài rất lớn, có khoảng trên 1.000.000 loài. Chúng sống ở đất, nước hoặc bay nhảy tự do trong không gian ở khắp nơi trên thế giới, sống tự do hoặc ký sinh. Môn ký sinh trùng nghiên cứu hình thể, sinh lý, sinh thái, vai trò y học và cách phòng chống những loài động vật chân đốt có liên quan đến y học như: ruồi, muỗi, ve, mò, bọ chét, chấy, rận
Bệnh lở mồm long móng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, rất rộng của nhiều loài thú nuôi và thú hoang nhất là trâu bò, do virut lở mồm long móng gây ra. Virut này làm hình thành những mụn nước ở niêm mạc mồm và da móng (lở mồm long móng) gây tổn thất lớn về kinh tế, làm trở ngại cho sản xuất nông nghiệp ở những vùng rộng lớn.
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) trâu bò do một số chủng vi-rút thuộc giống Aphthovirus họ Picornaviridae gây ra, có 7 týp huyết thanh O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia 1, mỗi týp còn có nhiều phụ týp. Khi giám định huyết thanh các týp vi-rút đều không có miễn dịch chéo, do đó ngành thú y phải chọn vắc-xin đúng với týp đang gây bệnh để tiêm phòng. Đến nay đã xác định có 3 týp vi-rút là A, Asia1 và O gây bệnh LMLM trên gia súc ở Việt Nam.
Trong chăn nuôi trâu, bò hiện nay nhiều bệnh ký sinh trùng đường máu xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu do ngoại ký sinh trùng, các loài ve, mòng, rận gây nên. Tuy nhiên người chăn nuôi thường không nhận biết được nguyên nhân này chỉ đơn giản nghĩ rằng các loài côn trùng này đốt chỉ gây nên các biểu hiện ngoài da do vậy không có biện pháp phòng trị tích cực.
Trong khi nitrat (N03) không phải là rất độc hại, nitrit (N02) là độc hại. Ở động vật nhai lại như cừu, bò, dê, nitrat được chuyển thành nitrit bởi các vi khuẩn trong dạ cỏ. nitrite này sau đó được đổi thành amoniac.