Các nguyên liệu sản xuất thức ăn cho bò sữa
Nguồn gốc khoai Mì
Trong các bộ phận của cây mì đều có chứa Hydrocyanic Glucoside (HCN) Chất Glucoside này bị loại bỏ khi củ mì được lột vỏ và luộc trong nước sôi. Lá mì non được dùng như rau thơm vì có chứa nhiều Protein, Vitamin A và C. Tinh bột mì được dùng làm bánh quy, bánh mì, bánh xèo, bột nhào, bánh bao, banh xốp, bánh mì vòng… Nước ép từ củ được lên men thành rượu mạnh có tên “Kasiri”, rượu này được thêm đường và cô đặc thành sirô có tên “Kasripo”. Loại siro này có khả năng khử trùng và được dùng làm hương liệu.
Lá và thân được giã ra dùng làm thức ăn cho gia súc hàng ngày. Gia súc nhai lại cũng ăn được củ tươi hoặc khô (được chặt, lát mỏng, hoặc nghiền giã). Thân cây mì từ 3 đến 4 tháng tuổi được thu hoạch làm thức ăn cho gia súc và loài nhai lại. Tinh bột mì được dùng trong sản xuất giấy, dệt, và bột nêm – một gia vị quan trọng trong nấu ăn kiểu Châu Á. Ơ Châu Phi, bột khoai mì được dùng thay thế phần nào bột lúa mì.
Khoai mì là một trong những cây lương thực đứng đầu thế giới. Nó sếp thứ tư trong số các cây chủ lực với năng suất toàn cầu khoảng 160 triệu tấn mỗi năm. Hầu hết được phân bố trên ba vùng: Tây Phi và Vịnh tiếp giáp Congo, Nam Mĩ nhiệt đới, Nam Á và Đông Nam Á. Khoai mì thuộc loại cây bụi cao, thân xốp có thể cao đến 7m, đường kính thân lên đến 20cm, có từ 1 đến vài thân , phân nhánh ít nhánh nhỏ có màu xanh nhạt hơi đỏ, các đốt màu tía nhạt. Vỏ thân láng, màu nâu nhạt hay xám vàng, thân không vỏ màu kem pha xanh có tiết nhựa, mộng nước, xốp, lỏi màu kem. Cuốn lá hơi xanh pha đỏ, phiến lá phân thùy, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt pha xám.
Rễ củ ăn được, mọc thành chùm từ gốc có 4 đến 8 nhánh. Củ có đường kính từ 2 – 20cm và dài từ 20-40cm, thỉnh thoảng có thể dài tới 1m. Phần thịt bên trong chắc hơn khoai tây, có chứa hàm lượng tinh bột cao. Củ được phủ lớp vỏ xơ mỏng màu nâu tía tách được bằng cách bào hoặc lột. Vỏ củ có chứa độc tố axít hydrocyanic (prussic) cần phải loại bỏ bằng cách rửa, bào, hoặc dùng nhiệt.
Nói chung, trồng mì cần khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ rất quan trọng, tại điểm 100C cây sẽ mất sự sống. Tại những vùng đất thấp thuộc nhiệt đới, tọa độ dưới 150m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình từ 25-270C, cây mì sẽ cho sản lượng cao nhất., tuy nhiên tại một vài vùng đặc biệt có tọa độ lên đến 1.500m cây vẫn cho sản lượng cao. Cây cho sản lượng cao vào mùa mưa, nhưng vẫn có thể trồng được ở những nơi có lượng mưa hàng năm dưới 500mm hoặc trên 5.000mm. Cây mì có thể chịu đựng được trong thời gian hạn hán trong khi đó những cây lương thực khác lại bị chết khô. Điều này làm cho cây mì chiếm lợi thế tại những vùng có lượng mưa hàng năm thấp hoặc mưa theo mùa.
Khoai mì là cây lương thực cho củ vùng nhiệt đới, một vụ mùa cần ít nhất 8 tháng nếu thời tiết ấm. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết ngược lại như lạnh hoặc nóng thì cần từ 18 tháng trở lên cho một vụ mùa. Theo truyền thống, cây mì được trồng ở những vùng thảo nguyên xavan, nhưng chỉ được trồng đại trà vào mùa mưa tuy nhiên, nó không sống được nếu bị ngập úng. Tại các khu vực khô hạn, cây mì tự rụng lá để giữ nước và ra lá trở lại khi mưa xuống. Cây mì không sống được trong thời tiết lạnh, nhưng lại sống được trên đất có độ PH từ 4 đến 8 và cho năng suất cao nếu nắng nhiều.
Có vài cách nhân giống cây mì, nhưng trồng bằng thân là phổ biến nhất. Chặt thân cây mì thành đoạn ngắn từ 9-30cm, phải đảm bảo mỗi đoạn có ít nhất 1 “mắt”. Các đoạn này được trồng thẳng đứng ngập sâu trong đất từ 8-15cm. Điều cần thiết là chọn thân cây khỏe mạnh, kháng được các loài gặm nhấm. Đoạn mì có thể được trồng bằng tay hoặc máy. Trồng bằng tay có 3 cách: trồng theo phương thẳng, nghiêng hoặc ngang ngập trong đất.
Cây mì không có giai đoạn già, bởi vì khi củ đủ lớn theo các yêu cầu tiêu thụ thì sẽ được thu hoạch ngay. Trong điều kiện thuận lợi nhất, sản lượng củ mì tươi có thể đạt 90 tấn/1ha trong khi sản lượng trung bình của thế giới từ hệ thống canh nông trồng để ăn đạt trung bình 10 tấn/1ha. Nói chung, cây mì cho thu hoạch khi được 8 tháng tuổi. Tại các vùng nhiệt đới, có thể hoãn thu hoạch khi cây mì tới tuổi nhằm dưỡng để cho củ lớn hơn. Tuy nhiên, khi củ quá lớn và già sẽ sinh tình trạng xơ hóa gây “sượng” nên không ăn đựợc.
Cây mì có thể được trồng chuyên canh hoặc xen canh với bắp, cây họ đậu, hoa màu, cao su, cọ dầu, hoặc các cây cho kinh tế khác. Trồng xen canh có thể giảm thiểu được nguy cơ do thời tiết bất thường và sự phá hại do loại gặm nhấm gây ra.
Cây mì sống rất tốt trên đất mùn nhẹ có cát hoặc đất cát có chất hữu cơ vì đó là dạng đất ẩm phì nhiêu màu mỡ. Nó vẫn phát triển tốt trên lớp đất có cấu trúc cát pha đất thịt và đất tương đối bạc màu. Cây mì cho kinh tế cao trên những vùng đất xốp được cày xới thường xuyên trong khi mô hình đất này có thể không hợp với những loại cây khác. Trên những vùng đất quá phì nhiêu màu mỡ cây mì sinh nhiều nhánh và lá gây ảnh hưởng đến củ. Cây mì sống được trên nhiều loại đất miễn là đất có cấu trúc đủ xốp để củ phát triển được.
Cây mì thường được trồng xen canh tạm thời với các cây có bóng mát như cacao, cà phê, cao su, cọ dầu khi các cây này còn nhỏ. Khi được trồng xen canh tạm thời như vậy cây mì không cần nhiều chăm sóc đặc biệt. Nhưng khi được trồng chuyên canh, thì cây mì cũng cần ít nhiều chăm sóc. Việc tưới tiêu cần được tiến hành nếu như không có mưa, việc cuốc xới làm cho đất giữ được độ ẩm, đặc biệt tại những vùng đất cát khô. Cản trở chính là cỏ dại, cần được xử lí từ 2 đến 3 lần cho đến khi cây trưởng thành để bóng cây ngăn cỏ mọc.
Trên đất ẩm, mầm cây sẽ mọc ngay trong tuần lễ đầu tiên từ khi được trồng. Trong tháng tuổi đầu của cây, người trồng có thể “giâm” lại những chỗ không mọc mầm. Cây mì chủ yếu được trồng để đem lại nguồn kinh tế và người nông dân có thể trồng mì từ 10 năm hay nhiều hơn trên cùng một mãnh đất. Tuy nhiên, nếu giá mì bị “rớt”, nông dân có thể đổi trồng các cây khác (chẳng hạn như: mía, bắp, kê) cho đến khi cây mì cho cho lợi nhuận cao trở lại.
Có thể thu hoạch mì quanh năm nếu củ mì đủ lớn. Ơ những khu vực mưa theo mùa, thời gian thu hoạch thường diễn ra vào mùa khô vì đó là thời kì cây sống tiềm sinh những nơi có lượng mưa lớn, cây mì được thu hoạch quanh năm.
Trên diện rộng, thu hoạch mì vẫn còn bằng tay, mặc dù đã có các dụng cụ tiện lợi được chế tạo. Trước khi thu hoạch một ngày, người ta chặt ngọn cây mì và chừa một đoạn cách gốc khoảng 40-60cm.
Khoai mì là một trong những cây lương thực quan trọng trên thế giới. Nó nuôi sống hơn 1 tỉ người mỗi ngày, mặc dù ngày nay khoảng 15% tiềm năng lưu lượng bị khai thác cho mục đích khác. Tuy nhiên, trong tình trạng chịu đựng hạn hán tự nhiên thì khoai mì là cây ngắn hạn đem lại nhiều ích lợi cho nông dân nghèo. Để thể hiện đầy đủ tiềm năng của cây mì thì phải chuyển đổi cây lương thực này thành cây phục vụ cho công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã xảy ra tại nhiều quốc gia ở Châu Á, Nam Mĩ và một vài khu vực ở Châu Phi. Một số lượng lớn cư dân tại các nước đang phát triển đã triển khai nghề trồng mì nhằm giải quyết vấn đề lương thực thế giới và đã thay đổi nền kinh tế quốc gia tại các nước đang phát triển này.
Tại Việt Nam, khoai mì hiện là cây lương thực xếp hạng 4 trong các cây lương thực quan trọng nhất và là nguồn thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ, người dân có thể dùng khoai mì làm thức ăn cho gia súc hoặc đem bán cho các nhà máy chế biến tinh bột khoai mì. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia lớn nhất xuất khẩu các sản phẩm được chế biến từ khoai mì, được xếp thứ 2 sau Thái Lan. Trong khi đó các nhà máy chế biến thức ăn gia súc cũng đóng góp đáng kể trong việc tiêu thụ nguyên liệu mì.