Các nguyên liệu sản xuất thức ăn cho bò sữa
Bổ sung chất béo khẩu phần ăn đã làm tăng tỷ lệ % mỡ sữa mà không làm ảnh hưởng đến các đặc điểm đặc trưng dạ cỏ của bò cái Holstein ở môi trường nhiệt đới ấm
2. Mở đầu
Cũng như các đàn bò sữa đang được cải tiến về mặt di truyền, thì tiềm năng sản xuất về sản lượng sữa cứ tăng lên mãnh liệt. Các bò cái sữa cao sản vẫn thường xảy ra trong một tình trạng cân bằng năng lượng âm trong suốt thời gian đầu kỳ sữa. Đặc biệt, thực tế là các bò cái sữa không thể đáp ứng đầy đủ tiềm năng sản xuất cao của chúng ở các vùng nhiệt đợi và á nhiệt đới từ khi stress nhiệt làm giảm xuống lượng thức ăn ăn được của chúng trong suốt các mùa ấm. ở các vùng này, năng lượng luôn luôn là yếu tố hạn chế chủ yếu đến năng suất sữa của các bò cái đang tiết sữa, như vậy, một chiến lược luôn được chấp thuận là tăng tỷ lệ thức ăn tinh khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho tiết sữa. Tuy nhiên, cho ăn quá mức thức ăn tinh có thể gây ra bệnh toan a xít và làm giảm pH dạ cỏ, và lần lượt có hại tới sự sinh trưởng phát triển vi sinh vật và tiêu hoá chất xơ ở dạ cỏ. Những ảnh hưởng này do đó gây ra mỡ sữa thấp (Elliott và cs., 1995).
Đa số các nhà nghiên cứu đặt vấn đề liên quan đến bổ sung lipid vào khẩu phần ăn cho bò cái đang tiết sữa đã được khảo sát ở vùng khí hậu ôn hoà. Khi áp dụng công nghệ được thiết lập ở vùng ôn hoà vào vùng nhiệt đới hoặc á nhiệt đới, thì các kết quả không nhất thiết xảy ra như là kết quả như mong muốn. Nghiên cứu trước đây của chúng tôi đã chứng minh một ví dụ ngoài sự mong muốn này (Fan và cs., 2002). Mặc dù nhiều cuộc nghiên cứu tương tự đã được thực hiện ở các vùng khí hậu ôn hoà, nhưng vẫn cần thiết có các cuộc nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu cụ thể và để lắp vào môi trường duy nhất của các khu vực địa phương ở vùng nhiệt đới hay á nhiệt đới.
Chất béo chứa nhiều năng lượng hơn nhiều so với năng lượng của các thức ăn dạng hạt đối với việc nuôi dưỡng bò cái. Andrew và cs. (1990) đã chỉ ra rằng chất béo thương phẩm, Ca-Soap, được làm từ acid béo cây cọ dừa, có chứa 85% acid béo cung cấp 3,3 lần NEl so với hạt ngũ cốc cung cấp dựa trên nền vật chất khô. ở mức độ tương đương về vật chất khô ăn được, khẩu phần cung cấp chất béo dẫn đến năng lượng ăn được nhiều hơn. Như vậy, việc cung cấp chất béo trong khẩu phần đối với các bò cái đang tiết sữa đầu kỳ có thể cung cấp cân bằng năng lượng âm, ngăn cản chúng không đánh mất khối lượng cơ thể và làm tăng sản lượng sữa của chúng (NRC, 1989; Palmquist và Jenkins, 1980).
Theo các tính chất hóa học và lý học, chất béo có thể được phân lớp thành 3 loại có tên là: dầu thực vật là các chất béo chủ yếu chưa no, chất béo động vật là chất béo chủ yếu đã bão hoà, và bảo vệ các chất béo để sử dụng thương phẩm. Sử dụng quá mức các acid béo chưa bão hoà trong các khẩu phần ăn có thể gây ra mối lo âu tới sinh thái học của vi sinh vật dạ cỏ và các hoạt động lên men của chúng, do đó sẽ gây ra nhiều hơn về sự suy giảm về hiệu quả năng suất (Coppock và Wilks, 1991). Để đề phòng các ảnh hưởng bất thuận tiện này, thì một số cách quan trọng nói chung sẽ được chấp thuận như là sử dụng acid béo đã được bảo vệ, có thể nói là, chất béo Prilled hoặc sử dụng chát béo không được bảo vệ trong các hạt dầu hoặc mỡ súc vật (Tallow) có hạn chế không nhiều hơn 4 - 5% vật chất khô hoặc không nhiều hơn 7 - 8% mỡ thô tổng số (Coppock và Wilks, 1991 Palmquist và Conrad 1978).
Tỷ lệ Acetate/Propionate ở dịch dạ cỏ của các bò cái giữa kỳ sữa thu được bằng một ống tuýp qua thực quản đã giảm xuống cùng với sự tăng lên acid béo Prilled khẩu phần chứa 0, 3, 6 hoặc 9% vật chất béo do Ferguson và cs. (1990) đã báo cáo. Cho thêm 3 đến 5% chất béo vào thức ăn nói chung cho thấy các vi sinh vật dạ cỏ chịu đựng được (Palmquist, 1984). Tương tự là, Chalupa và cs. (1986) đã khuyên rằng bổ xung 6 đến 8% acid béo mạch các bon dài có thể có đủ khả năng để làm tối ưu năng suất và sức khoẻ của các bò cái Holstein từ lúc chúng được nhận thấy rằng cho thêm các acid béo ở mức 10% vào một khẩu phần cơ bản dẫn đến suy giảm kịch liệt tỷ lệ acetate/propionate khoảng 50 đến 60%. Các nghiên cứu này cho thấy rằng việc bổ sung lipid trong khẩu phần ăn trên mức có hiệu quả có thể gây ảnh hưởng đến lên men dạ cỏ. Như vậy, một mức độ thích hợp trong việc cho thêm lipid vào khẩu phần ăn sẽ không gây ra hiệu ứng bất lợi đến lên men dạ cỏ là một vấn đề quan tâm của nghiên cứu này.
Mỡ súc vật chứa khoảng 45% acid béo đã bão hoà. Mỡ lợn chứa khoảng 40% acid béo bão hoà, tương tự với mỡ súc vật về tính chất vật lý và hoá học. Tuy nhiên, mỡ lợn ít khi được bổ sung trong các chế độ ăn cho bò sữa trong thực tiễn. ở Đài Loan việc sản xuất mỡ lợn là phong phú hơn nhiều so với việc sản xuất mỡ súc vật bởi vì ngành nuôi lợn trên quốc gia rất mạnh. Mỡ lợn có thể là một nguồn năng lượng tốt cho bò sữa. Tuy nhiên, chỉ có một số lượng có hạn các nghiên cứu kiểm tra sử dụng mỡ lợn trong chế độ ăn bò sữa. Nghiên cứu này được chỉ đạo thực hiện để điều tra nghiên cứu ảnh hưởng so sánh của việc bổ sung mỡ khẩu phần ăn (chất béo không được bảo hộ) hoặc là chất béo prilled (một chất béo được bảo hộ) đến năng suất tiết sữa, đặc biệt là tập trung đến sản lượng sữa và mỡ sữa cũng như sự thay đổi tương đối ở các tham số máu và dạ cỏ.
3. Vật liệu và phương pháp
Thí nghiệm nuôi dưỡng
18 bò cái Holstein, 14 bò đẻ lứa con so ở ngày tiết sữa 43và 4 con lứa đẻ con rạ ở ngày tiết sữa 55, đã được chỉ định ngẫu nhiên vào ba thí nghiệm khẩu phần ăn trong 6 mô hình ô vuông latinh 3 x 3. Một khẩu phần ăn cơ bản (đối chứng) đã được lập công thức theo hội đồng nghiên cứu quốc gia (NRC) (1989) cộng 10% nhu cầu dinh dưỡng làm sự cho phép an toàn dựa trên nhu cầu chất dinh dưỡng cho bò cái đang tiết sữa có khối lượng có thể trung bình 490 kg và sản lượng sữa hàng ngày 25 kg. ML lấy làm đại diện khẩu phần ăn cơ bản được bổ sung 2,5% mỡ lợn để thay thế lượng bằng lượng ngô vàng. MP đại diện cho khẩu phần cơ bản được bổ sung với 2,5% Prilled, một chất béo thương phẩm, để thay thế bằng lượng ngô vàng. Tuy nhiên các khẩu phần 3 lô thí nghiệm là, cùng hàm lượng protein nhưng khác nhau ở mức năng lượng thể hiện ở bảng một.
Bảng 1: Các thành phần dinh dưỡng và cấu thành của khẩu phần phối hợp đầy đủ đối với bò cái Holstein trong thí nghiệm nuôi dưỡng và thí nghiệm dạ cỏ.
Thí nghiệm Chế độ ăn |
Đối chứng |
ML |
MP |
Thành phần |
-------------------%VCK----------------------- |
||
Ngô ủ chua |
35 |
35 |
35 |
Cỏ voi |
15 |
15 |
15 |
Khô đỗ tương |
15.5 |
16.0 |
16.0 |
Ngô vàng |
31.5 |
28.5 |
28.5 |
Mỡ lợn |
- |
2.5 |
- |
Mỡ Prilled |
- |
- |
2.5 |
Di phốt phát Calci |
1.15 |
1.15 |
1.15 |
Đá vôi |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
Bi carbonat natri |
0.5 |
0.5 |
0.5 |
Muối |
1.0 |
1.0 |
1.0 |
Hỗn hợp khoáng1 |
0.1 |
0.1 |
0.1 |
Tổng số |
100 |
100 |
100 |
Thành phần tính toán |
|
|
|
VCK, % |
67.1 |
65.2 |
65.2 |
PR THô,% |
15 |
15 |
15 |
ADF,% |
19.4 |
19.4 |
19.4 |
NDF,% |
31.6 |
32.8 |
32.8 |
NL thuần tiết sữa(NEl), Mcal/kg |
1.55 |
1.64 |
1.64 |
Các thành phần đã phân tích |
|
|
|
VCK, % |
64.3 |
63.2 |
63.4 |
Pr Thô,% |
15.3 |
15.6 |
15.4 |
ADF,% |
17.4 |
16.7 |
17.8 |
NDF,% |
38.6 |
37.5 |
38.7 |
Mỡ tổng số ,% |
4.10 |
6.62 |
6.32 |
Ca,% |
0.80 |
0.79 |
0.84 |
P,% |
0.50 |
0.51 |
0.53 |
1 Mỗi kg khoáng chứa: Vitamin A 12.000.000 UI, D 3200 UI, E 55.6mg, K 34 mg, C 20 mg, B1 8.6mg, B2 14.6mg, B6 4.4 mg, B12 0.03mg, Biotin 167 mcg, Choline 1074mg, Niacin 76mg, Folic acid 236mg, Pantothenate 34mg, và muối khoáng Canxi 0.28%, Lưu huỳnh 0.18%, K 0.78%, Mn 79 ppm, Cu 29 ppm, Fe 261 ppm, I 0.4 mg, Zn 224 ppm, Se 0.29ppm, Co 4mg.
Mỗi giai đoạn thí nghiệm là 21 ngày gồm có 14 ngày để làm thích ứng và 7 ngày để thu thập số liệu.