Chuyên gia tư vấn
Cũng từ khó khăn này đã dẫn đến sự phát triển của thế hệ béc tưới thứ 2, được mệnh danh là “dòng chảy khuấy động”. Chính nhờ kỹ thuật này mà phương pháp tưới nhỏ giọt kết hợp với phân bón (fertigation) đã đem lại cho ngành trồng trọt những tiến bộ vượt bậc.
Trong vòng 40 năm qua nguyên tắc phân phối nước và dinh dưỡng đến thẳng vùng gần rễ cây đã được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Hiện tại nó được sử dụng trong nhà lưới, cho các loại cây công nghiệp trồng theo hàng, cây rau và các trang trại trồng cây ăn quả. Phương pháp tưới kết hợp bón phân được điều khiển bởi máy tính (computer) đã dẫn tới việc tiết kiệm được nhân lực và tăng cường độ chính xác trong việc kiểm soát nhu cầu dinh dưỡng và nước tưới của cây trồng. Ở đất nước Israel, nơi mà sự khan hiếm nước đã là nguyên nhân chính kích thích sự phát triển của kỹ thuật này.
Bắt đầu từ con số 0 vào năm 1960, kỹ thuật tưới bón có nhiều ưu điểm này đã phát triển lên con số 6.000 ha vào năm 1974 ở Israel. Trong khi đó ở những nước khác như Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc v.v vẫn còn đang sử dụng kỹ thuật tưới ngập, tưới rãnh có từ hàng ngàn năm nay. Ngay cả kỹ thuật tưới theo ô nhỏ hay tưới vào gốc cây bằng các thùng nước mang bằng tay vẫn còn đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Theo bản đồ về diện tích đất được tưới của FAO năm 2005, thì những quốc gia có tỷ lệ diện tích được tưới lớn nhất trên thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc. Nhưng các quốc gia này chủ yếu vẫn đang dùng phương pháp tưới phun hoặc tưới ngập, vì các cây trồng ở đây chủ yếu là cây lúa nước và lúa mì, nên việc dùng hệ thống tưới nhỏ giọt là không kinh tế. Hiện nay các ngành công nghiệp nghỉ dưỡng và các cơ sở thể thao như bóng đá, bóng bầu dục, sân tensis, sân golf đang sử dụng phương pháp tưới thấm dưới mặt đất, mặc dù chi phí cao.
Phương pháp bón phân kết hợp chung vào việc tưới được cho là bắt đầu ở mức độ thí nghiệm vào năm 1969 trên cây cà chua trên các cồn cát. Đến nay kỹ thuật này đã được lan truyền trên toàn thế giới.
Dưới đây là một số cột mốc đáng chú ý đánh dấu sự phát triển của kỹ thuật “fertigation”:
Năm 1960 – Sử dụng ống cao su đục lỗ cho việc tưới ngầm dưới mặt đất.
Năm 1965 – Lần đầu tiên ống tưới nhỏ giọt theo hàng, bằng nhựa được sản xuất bởi công ty Netafim được sử dụng trên đồng ruộng thuộc vùng Nam Negev. Lúc này nảy sinh trở ngại của việc tắc lỗ do phân bón, dẫn đến việc cải tiến kỹ thuật để cho ra đời kỹ thuật “dòng chảy khuấy động” vào năm 1974.
Năm 1976 – Kỹ thuật nhỏ giọt có điều chỉnh áp suất được cho ra đời, cho phép dòng chẩy ổn định, thay vì dao động, ở mức 3,5 atmosphere. Kỹ thuật này cho phép dòng chẩy được điều chỉnh ổn định và tự làm sạch.
Năm 1980 – Lần đầu tiên kỹ thuật tưới nhỏ giọt được áp dụng trên diện tích rộng, trên các cánh đồng bắp và bông, và đã làm tăng năng suất cây trồng lên 25-35%.
Năm 1983 – Kỹ thuật đính kèm lỗ tưới nhỏ giọt vào ống mềm đã ra đời, cho phép cuộn ống và rải ống một cách dễ dàng (có sự điều chỉnh áp suất tưới theo mùa).
Năm 1990 – Kỹ thuật lỗ tưới nhỏ giọt gắn kèm trong nhà lưới được ra đời.
Năm 2000 – Một dòng sản phẩm mới của loại lỗ tưới tích hợp ra đời, đặc biệt thích hợp cho việc tưới ngầm.
(TS. Lê Xuân Đính