Các loại giống bò sữa trong và ngoài nước

Một số nông dân nuôi bò sữa tại Mộc Châu sử dụng các giống cải tiến phù hợp hơn với điều kiện Việt Nam

Vào năm 2008, Công ty Sữa Mộc Châu đã nhập khẩu một số phôi và liều tinh của giống “Brown”, do MIDAEST (Liên minh các Hợp tác xã Dịch vụ Thụ tinh khu vực Tây Nam của Pháp) cung cấp, trong khuôn khổ hợp tác giữa tỉnh Sơn La và vùng Midi-Pyrénées (Tây Nam nước Pháp) và khuôn khổ mối quan hệ hợp tác giữa ASODIA (Hiệp hội Phát triển Nông nghiệp Quốc tế) và Công ty Sữa Mộc Châu.

Kể từ đó tới nay, 177 bê cái lai Holstein-Brown đã được sản sinh và cho trung bình 20.6kg sữa mỗi ngày (tương đương với năng suất sữa trung bình của giống Holstein tại Mộc Châu). Đây không phải là một điều bất ngờ, bởi kết quả tương tự như vậy đã được quan sát tại nhiều quốc gia khác. Điều bất ngờ thực sự đối với nông dân tại Mộc Châu là giống bò sữa lai này cho sản lượng sữa ngang bằng với giống Holstein nhưng có thêm những ưu điểm vượt trội như: ít mắc các bệnh về móng; dễ chăm sóc và ít gặp vấn đề về bệnh bệnh, tính hiền và nhanh hồi phục sau khi đẻ, tỉ lệ thụ tinh thành công cao..v.v. Nhìn chung, giống lai Brown góp phần cải thiện năng suất trang trại rất nhiều.

 Nếu xu hướng tích cực được khẳng định (năng suất sữa bình quân đạt trên 6.000 kg/chu kỳ), trong năm 2012 sẽ có thêm 300 bê cái ngoài 6.500 bò tại Mộc Châu sẽ được thụ tinh với giống Brown. Việc này sẽ được ưu tiên triển khai ở các trang trại hộ gia đình có ít kinh nghiệm, vì đây là những trại gặp nhiều khó khăn nhất với giống Holstein. Trong tương lai, sự tiến triển trong số lượng bò sữa lai này cũng sẽ góp phần cải thiện chất lượng sản xuất pho mát tại Mộc Châu.

 Cuộc hội thảo chuyên đề được tổ chức thông qua sáng kiến của ASVELIS vào ngày 18 tháng 11 năm 2011 tại Hà Nội, với sự tham gia của ông Serge Lacaze (trưởng bộ phận công nghệ sinh học tại MIDATEST kiêm cố vấn cho France Genetique Elevage và SERSIA) – với vai trò diễn giả chính - đã tạo điều kiện cho các bên tham gia trong ngành chăn nuôi bò sữa tại miền Bắc Việt Nam hiểu biết thêm cũng như phát biểu ý kiến về kinh nghiệm và các kết quả bước đầu của nông dân và công ty tại Mộc Châu. Ngay sau cuộc hội thảo, một số đại biểu đã ngay lập tức thể hiện mong muốn đi theo hướng tương tự tại những tỉnh khác. Thực chất, nếu giống bò lai Brown có khả năng cạnh tranh ít nhất là ngang bằng (về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật) so với giống Holstein tại Mộc Châu (điều kiện sống tương tự như Đà Lạt - môi trường lý tưởng cho chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam) thì điều hiển nhiên là giống bò này sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn tại các khu vực khác, những nơi có khí hậu nóng ẩm hơn. Giống bò lai Brown mới chắc chắn sẽ cho kết quả kém hơn so với giống Brown tại Mộc Châu, nhưng sẽ vẫn tốt hơn so với giống Holstein hiện đang được sử dụng tại những địa phương này.

 Trong bối cảnh hợp tác quốc tế, các hoạt động của ASODIA – với sự điều phối của bà Marjolaine Mitaut & ông Lê Đức Đô – là minh chứng cụ thể cho thấy một sáng kiến địa phương thành công rất có thể sẽ được tự động nhân rộng trên cả nước.

Nguồn: Dairyvietnam
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác