Người tiêu dùng sữa

Chia nhỏ phân loại sữa theo độ tuổi trẻ em, doanh nghiệp có

(Dairy Việt Nam) - Chúng tôi khẳng định, không có chuyện thay đổi nhãn mác với các chỉ tiêu giống nhau, dẫn đến thay đổi giá cả”,ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý Giá.

Có hay không doanh nghiệp sữa "lách" luật? Từ 1/6/2015 – 31/12/2016, mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được áp giá trần theo đề nghị Bộ Tài chính và đã được Chính phủ thông qua. Đây là chủ trương của Chính phủ và Bộ Tài chính, được người tiêu dùng và dư luận ủng hộ.

 

     Cùng với quy định cấm quảng cáo sữa bột dành cho trẻ em dưới 2 tuổi người tiêu dùng hy vọng giá sữa trong nước sẽ giảm để người tiêu dùng nhất là đối tượng trẻ em có cơ hội sử dụng sữa. Tuy nhiên song song với chính sách điều hành của cơ quan quản lý, thực tế doanh nghiệp sữa bằng nhiều cách như thay đổi mẫu mã bao bì Trước thực tế này, Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Anh Tuấn đã đăng đàn trả lời thắc mắc của người tiêu dùng trong chương trình giao lưu trực tuyến chủ đề “Bình ổn giá sữa - từ chính sách đến thị trường” diễn ra sáng nay.

 

     Đặt vấn đề Nhà nước có động tác can thiệp vào giá sữa, nhưng mới là can thiệp một cách khá chừng mực, thêm vào đó lo ngại chính sách pháp luật còn nhiều khoảng trống khiến doanh nghiệp có cơ hội lách luật, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết: Thực hiện bình ổn giá (BOG) sữa phải theo quy định của Luật Giá.

 

   Nhà nước áp dụng các biện pháp bình ổn giá để điều tiết thị trường. Theo đó, thời gian qua đã thực hiện biện pháp đăng ký giá để xác định giá tối đa và từ đó hình thành nên việc xác định giá tối đa các mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. “Đây là việc làm rất quyết liệt của các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương, đã hình thành mặt bằng giá mới đối với sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi.

 

      Giá sữa đã giảm từ 0,1- 34%, tùy từng mặt hàng sữa so với trước khi nhà nước thực hiện bình ổn giá”, ông Tuấn cho biết. Về việc nhiều doanh nghiệp tung ra sản phẩm với cách phân chia độ tuổi mới để lách Nghị định 100/2014/NĐ-CP, cụ thể trước khi có quy định loại chi phí quảng cáo ra khỏi giá thành thì các sản phẩm sữa thường được chia độ tuổi 1-3 và 3-6 tuổi, tuy nhiên khi Nghị định 1000 ra đời, nhiều hãng sữa đã chia lại độ tuổi từ 1-2 tuổi, 2-6 tuổi. Không chỉ thế, có một số sản phẩm sữa cho trẻ từ 1-2 tuổi được bán giá rất cao.sản phẩm để tăng giá, tăng lợi nhuận.Ví dụ, sữa Enfa dành cho trẻ từ 1-2 tuổi của Mead Johnson hộp 900 gam là 415.000 đồng, trong khi trước đây sản phẩm này chỉ có loại dành cho bé 1-3 tuổi, hiện dòng 2 tuổi trở lên của hãng này 370.000 đồng/hộp .

 

        Ông Nguyễn Anh Tuấn cho hay, các doanh nghiệp được quyền kinh doanh theo quy định của pháp luật. Việc lưu hành các sản phẩm sữa theo quy định của Bộ Y tế, trên cơ sở cho phép của Bộ Y tế, Bộ Tài chính sẽ xác định giá tối đa. Theo ông Tuấn, với những dòng sản phẩm thay đổi mẫu mác, nhãn mác có thể thay đổi chất lượng kèm theo, mà cảm quan rất khó phân biệt.

 

     Ví dụ dòng sản phẩm sữa Enfagrow A+4 360 Brain Plus dành cho trẻ em 2 tuổi trở lên và Enfagrow A+4 vị vanilla 360 Brain Plus cảm quan có vẻ giống nhau nhưng xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thì các sản phẩm này khác nhau về thông tin. Như chỉ tiêu chất lượng sản phẩm lần lượt là 39 chỉ tiêu và 42 chỉ tiêu, hàm lượng hóa chất không mong muốn lần lượt là 2 chỉ tiêu và 3 chỉ tiêu...

 

      Và công dụng cũng có phần khác nhau, đã được ghi rõ trên các nhãn mác sản phẩm.“Do vậy, cần phải lựa chọn các thông tin sản phẩm so với giá cả. Chúng tôi khẳng định, không có chuyện thay đổi nhãn mác với các chỉ tiêu giống nhau, dẫn đến thay đổi giá cả”, ông Tuấn cho biết. Giá sữa bột Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực? Trước ý kiến cho rằng, giá sữa bột dành cho trẻ em tại Việt Nam luôn cao hơn tại Indonesia, Malaysia và nhiều nước trong khu vực dẫn đến người tiêu dùng chịu thiệt…

 

ông Tuấn lý giải: Sở dĩ có sự khác nhau về giá giữa các nước trong khu vực là do có nhiều yếu tố khác nhau như môi trường kinh doanh, chính sánh ưu đãi, đối thủ cạnh tranh, phân khúc thị trường, đặc biệt là quy mô, cơ cấu, mật độ, nhu cầu, tập quán tiêu dùng của khách hàng nên nhà sản xuất sẽ có những chính sách phân phối, ưu đãi, mức giá khác nhau cho mỗi quốc gia.

 

      Ông Tuấn cho hay, trong quá trình thực hiện quản lý theo giá tối đa đã được công bố, nếu có những nguyên nhân khách quan tác động đến giá sữa, cơ quan quản lý nhà nước về giá chịu trách nhiệm rà soát, xác định giá tối đa cho phù hợp. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm sữa thực hiện kê khai giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của pháp luật về giá. Nghịch lý giá sữa giảm chưa tương xứng Một trong vấn đề giá sữa được người tiêu dùng quan tâm vừa qua chính là việc Nghị định 100/2014/NĐ-CP về cấm quảng cáo sữa dành cho trẻ em dưới 2 tuổi có hiệu lực.

 

      Theo đó người tiêu dùng gửi câu hỏi thắc mắc trong khi các chuyên gia kinh tế phân tích chi phí quảng cáo chiếm đến 20%, thậm chí 30% giá thành sản phẩm sữa. Vậy tại sao khi cắt chi phí quảng cáo, giá sữa lại chỉ giảm có từ 0-4%? Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ: Theo kết quả thanh tra năm 2014 tại 5 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị... đối với sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi của các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 3,93%-21% so với giá thành tùy từng dòng sản phẩm.

      Khi thực hiện áp dụng biện pháp giá tối đa (từ tháng 6/2014) đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, các mức giá tối đa của các sản phẩm sữa đã công bố là mức giá đã được rà soát, loại trừ khoản chi phí quảng cáo vượt mức cho phép. Do đó đã làm giá bán lẻ sản phẩm sữa giảm 0,1%- 34% so với mức giá bán lẻ trước khi Nhà nước áp dụng bình ổn giá.

 

      Đến tháng 3/2015, thực hiện theo quy định về các dòng sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi bị cấm quảng cáo tại Nghị định số 100/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục rà soát và loại trừ hết khoản chi phí quảng cáo, khuyến mại không được tính vào giá đối với các sản phẩm dưới 24 tháng tuổi. “Vì thế, mức giá giảm 0,4- 4% của sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi là mức giảm tiếp theo (lần thứ 2) từ mức giá sản phẩm đã được rà soát, tiết giảm khoản chi phí quảng cáo, khuyến mại còn lại so với thời điểm tháng 6/2014”, ông Tuấn khẳng định.

 

        Theo ông Tuấn hiện còn tồn tại một số vướng mắc gây khó công tác điều hành giá: Thứ nhất, nguồn nguyên liệu để sản xuất sữa trong nước và sản phẩm sữa thành phẩm phần lớn đều nhập từ nước ngoài do các đối tác nước ngoài chỉ định, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong xác định yếu tố đầu vào để sản xuất và phân phối sản phẩm sữa. Thứ hai, thông tin so sánh sản phẩm sữa cùng loại tại các thị trường trong khu vực ASEAN còn hạn chế do chính sách bán hàng của các doanh nghiệpđối với các nước có khác nhau.

 

         Mai Anh

Nguồn: giaoduc.net
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác