Kinh tế - Thị trường
Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm năm 2016 giảm 5,69%
Kết thúc năm 2016, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm của cả nước giảm 5,69% so với năm 2015, tính riêng tháng 12/2016 nhập khẩu sữa và sản phẩm đạt 82,5 triệu USD, tăng 5,2% so với tháng 11 – đây là tháng tăng trưởng đầu tiên – sau hai tháng kim ngạch suy giảm liên tiếp, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam.
Năm 2016, New Zealand là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm, chiếm 21,7% tổng kim ngạch, với 184,4 triệu USD, giảm 14,72% so với năm trước. Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Singapore đạt 141,1 triệu USD, tăng 17,77%, kế đến là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch 70,8 triệu USD, giảm 45,93%.
Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu từ các thị trường nữa như: Thái Lan, Australia, Hà Lan, Đức….
Nhìn chung, năm 2016, tốc độ nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường đều suy giảm kim ngạch, số thị trường này chiếm 56,25%, trong đó nhập từ Hoa Kỳ giảm mạnh nhất, ngược lại từ các thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm 43,75% và nhập từ Nhật Bản tăng mạnh nhất, tăng 66,75%, ngoài ra còn nhập khẩu từ các thị trường với tốc độ tăng trưởng khá như: Đan Mạch tăng 47,11%, Pháp tăng 43,1%, Hà Lan 30%.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm năm 2016
ĐVT: USD
Thị trường |
Năm 2016 |
So với năm 2015 |
Tổng |
849.432.349 |
-5,69 |
Newzeland |
184.436.535 |
-14,72 |
Singpaore |
141.463.616 |
17,77 |
Hoa Kỳ |
70.806.662 |
-45,93 |
Thái Lan |
69.828.688 |
-1,59 |
Austrlaia |
55.271.342 |
31,18 |
Hà Lan |
48.749.239 |
30,00 |
Đức |
45.970.551 |
-12,62 |
Pháp |
40.087.918 |
43,10 |
Ba Lan |
31.720.621 |
-4,61 |
Malaysia |
31.475.816 |
7,29 |
Nhật Bản |
17.390.546 |
66,75 |
Hàn Quốc |
9.908.134 |
-34,47 |
Tây ban Nha |
6.524.530 |
-38,78 |
Philippinnes |
4.500.173 |
-9,14 |
Bỉ |
2.756.989 |
-15,38 |
Đan Mạch |
2.182.972 |
47,11 |
Trên thị trường thế giới, dẫn nguồn tin từ Tập đoàn hàng tiêu dùng khổng lồ Reckitt Benckiser – BBC (Anh) được biết, châu Á, sữa công thức trẻ em nhu cầu tăng cao.
Được đánh giá cao về chất lượng và độ an toàn, các nhãn sữa công thức trẻ em của phương Tây đang thắng lớn ở thị trường châu Á, nơi trẻ em tăng nhanh và ngày càng có nhiều bà mẹ không thể cho con bú thường xuyên vì phải đi làm.
Theo BBC, tập đoàn hàng tiêu dùng khổng lồ Reckitt Benckiser (Anh) đang đặt cược lớn vào “cơn khát” sữa công thức trẻ em ở châu Á. Hướng đến mục tiêu tăng doanh thu trong khu vực là lý do chính để tập đoàn này đưa ra mức giá 16,7 tỉ đôla Mỹ để chào mua Mead Johnson (Mỹ), hãng sữa cong thức trẻ em lớn thứ hai thế giới vào đầu tháng này.
Sữa công thức trẻ em là ngành kinh doanh lớn với doanh thu toàn cầu đạt 41 tỉ đôla Mỹ trong năm 2014, theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường Euromontior. Và châu Á là thị trường tăng trưởng nhanh nhất của hai mặt hàng này.
Ngoài Trung Quốc, nhu cầu sữa công thức trẻ em cũng tăng mạnh ở Đông Nam Á. Các nước có dân số trẻ như Indonesia và Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa nhanh chóng và hàng triệu bà mẹ trẻ ở các nước này sẽ gia nhập lực lượng lao động trong những năm tới. Như một lẽ tất yếu, trẻ sơ sinh sẽ ít cơ hội bú sữa mẹ hơn và thay vào đó, chúng sẽ uống sữa công thức trẻ em nhiều hơn.
Mộc cuộc nghiên cứu do Tiến sĩ Philip Baker ở Đại học quốc gia Úc thực hiện và công bố vào năm ngoái ghi nhận xu hướng này có thể là “sự thay đổi lớn nhất ở dinh dưỡng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh”.
Tiến sĩ Phillip Baker cho biết “Có công ăn việc làm là điều rất tốt đối với nhiều gia đình, đặc biệt là những gai đình nghèo khó. Vấn đề là nếu những người phụ nữ đi làm không được nghỉ thai sản mà vẫn được hưởng lương hoặc không có môi trường làm việc thân thiện với việc chăm con, việc cho con bú sẽ rất khó khăn, thậm chí là điều không thể”.
Việc bê bối sữa nhiễm hóa chất melamine tại Trung Quốc xảy ra cách đây gần một thập kỷ nhưng các lo ngại về tính an toàn của các nhãn hiệu sữa công thức nội địa vẫn bám dai dẳng trong tâm trí người tiêu dùng nước này. Sáu trẻ sơ sinh và hàng trăm nghìn trẻ em Trung quốc ngã bệnh vào năm 2008 sau khi uống sữa công thức nhiễm melamin của nhiều hãng sữa trong nước.
Vụ bê bối đó cùng với các biến cố an toàn thực phẩm xảy ra thường xuyên và các vấn đề về ô nhiễm môi trường đã khiến nhiều người tiêu dùng Trung Quốc tin tưởng tính an toàn của các nhãn hiệu sữa công thức phương Tây hơn so với các sản phẩm được sản xuất trong nước.
Theo Shaun Rein, một lãnh đạo ở Tập đoàn Nghiên cứu thị trường Trung Quốc có trụ sở ở Thượng Hải, các nhãn hiệu sữa công thức trong nước kinh doanh tốt là nhờ mua sữa công thức từ nước ngoài, thường là từ Úc và New Zealand, rồi đưa về Trung Quốc để đóng gói.
Người tiêu dùng Trung Quốc đánh giá sữa công thức của Úc sạch, có chất lượng cao hơn sữa công thức trong nước. Vì vậy, nhiều du học sinh Trung Quốc và người Trung Quốc khi đi du lịch nước ngoài thường mua một lượng lớn sữa công thức trẻ em để mang về bán lại trong nước kiếm lời. Đó là chưa kể nhiều du khách Trung Quốc mua sữa công thức ở nước ngoài để làm quà tặng cho bạn bè và người bà con ở quê nhà. Hiện tượng này trở nên nghiêm trọng đến nỗi nhiều siêu thị ở Anh và Úc phải giới hạn số lượng hộp sữa công thức bán cho khách hàng.