Giải pháp cho nhà đầu tư - chính sách

Bắp chuyển gen - Thành tựu khoa học

Trên thế giới, ba cây lương thực quan trọng nhất là lúa, bắp và lúa mì. Ở nước ta điều kiện tự nhiên không phù hợp cho cây lúa mì trồng trên diện rộng, do đó chỉ còn hai cây lương thực lấy hạt có thể phát triển trên diện rộng với sản lượng lớn là lúa và bắp.

Trong đó cây bắp được trồng mọi nơi, nhưng thật sự chưa có những vùng nguyên liệu tập trung, sản xuất ra lượng hạt hàng hóa lớn thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt là chế biến thức ăn cho gia súc và thủy sản.

Trong khoảng hai thập niên qua, tỷ lệ diện tích sử dụng giống bắp lai tăng lên nhanh chóng, cùng với các giải pháp kỹ thuật phù hợp về cung cấp dinh dưỡng, BVTV, đặc biệt là trồng ngô bầu trên chân đất ướt sau khi thu hoạch lúa đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng năng suất và sản lượng bắp tại Việt Nam. Tuy nhiên năng suất trung bình của bắp tại Việt Nam 4,08 T/ha chỉ bằng 82,3% năng suất trung bình của thế giới 4,96 T/ha và tương đương 43,1% của Mỹ 9,46T/ha. Tỷ lệ cây bắp còn khiêm tốn so với lúa. Năm 2006, diện tích gieo trồng bắp 1,03 triệu ha chỉ bằng 14,1% diện tích gieo trồng lúa 7,32 triệu ha và sản lượng chỉ bằng 10,6% so với lúa và chiều hướng này vẫn còn duy trì cho đến ngày nay.

Thành tựu khoa học

Cây bắp có năng suất cao như hiện nay là nhờ thành tựu khoa học trong lai tạo chọn lọc giống mới đã thành công rất sớm trên cây bắp lai so với cây lúa mì và cây lúa. Vào năm 1938, năng suất bình quân của bắp trên toàn thế giới chỉ đạt 0,96 T/ha, thấp hơn lúa 1,6T/ha và lúa mì. Ứng dụng cường lực của giống bắp ưu thế lai đã được bắt đầu từ hơn nửa thế kỷ qua và vẫn còn duy trì cho đến ngày nay.

Trong diện tích thí nghiệm, bắp có thể đạt 25 T/ha và ở những nước phát triển, ruộng đại trà đạt 15-18 T/ha là phổ biến. Tiếp theo, những thành tựu quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại, đã tạo ra được những giống bắp ưu thế lai kháng thuốc diệt cỏ triệt sinh, chống chịu tốt với côn trùng, hoặc kết hợp cả hai. Ngoài ra còn có những giống chống chịu điều kiện bất lợi của môi trường như hạn, kiềm… Hiện nay các giống bắp kháng thuốc diệt cỏ và côn trùng đã được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, châu Mỹ và một số nước khác trên thế giới.

Những tranh cãi…

Đến nay, cuộc tranh cãi liên quan đến cây trồng biến đổi gen vẫn còn, đặc biệt là ở châu Âu. Tuy nhiên mức độ gay gắt đã giảm dần. Những phong trào chống đối chỉ dựa vào những dự đoán phòng xa các nguy cơ có thể xảy ra cho sự đa dạng sinh học, con người và môi trường. Tuy nhiên những nhận định đó không được dựa trên những cơ sở khoa học.

Ngay cả Ấn Độ là nước đang phát triển, khi phóng thích giống cà tím (egg plant) chuyển nạp gen Bt kháng côn trùng vào sản xuất cũng đã vấp phải làn sóng chống đối từ một số phong trào quần chúng. Để đẩy nhanh quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật mới này vào sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu dân số ngày càng gia tăng, trong một cuộc họp với toàn thể hiệu trưởng các trường đại học trong nước, Bộ trưởng nông nghiệp Ấn Độ đã yêu cầu các nhà khoa học phải nỗ lực nghiên cứu gấp đôi để chứng minh cho người dân thấy rằng sản phẩm từ cây trồng biến đổi gen là vô hại.

Nhận thức của người dân ở tất cả các nước là quan trọng. Nhiều nước trên thế giới đã nhập khẩu với khối lượng lớn hạt bắp lai chuyển gen từ Mỹ để làm thực phẩm cho con người và chế biến thức ăn gia súc. Việt Nam cũng đã và đang nhập khẩu hàng triệu tấn/năm mà phần lớn là hạt bắp biến đổi gen.

Gần đây, nhiều loại bệnh như lở mồm long móng, dịch heo tai xanh, cúm gia cầm đã xuất hiện nơi này nơi khác. Những vụ ngô độc thực phẩm trong các bếp ăn tập thể do vi sinh lên men trong thức ăn ôi thiu, chứ không thấy có báo cáo nào nói về nguồn thực phẩm chuyển nạp gen gây tổn hại đến sức khỏe con người và gia súc tại Việt Nam.

Nguồn: Nongnghiep.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác