Cần biết - Những ngày nắng nóng, trâu bò, nhất là ở bò sữa rất dễ mắc chứng bệnh cảm nắng, cảm nóng, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời con vật có thể chết làm thiệt hại kinh tế.
Bò sữa do bị nuôi nhốt, ít vận động, tuần hoàn máu ít lưu thông là một trong những nguyên nhân bệnh viêm khớp phát triển. Khuẩn Mycoplasma mycodes là tác nhân gây viêm khớp chính. Bò bị bệnh sốt, kém ăn, nằm một chỗ, ít đi lại, đứng lên, nằm xuống rất khó khăn, đau sưng tấy khớp, ấn tay vào bò có phản ứng đau. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời chỗ viêm sẽ viêm mủ, sau đó thành bã đậu, rắn...
Thời gian gần đây, tại Châu Âu đã xuất hiện một loại vi rút gây bệnh trên gia súc có tên là Schmallenberg (SBV). SBV được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 11/2011 tại Đức, đến tháng 2/2012, SBV đã lây lan rộng tại các nước Bỉ, Đức, Anh, Pháp, Luxembourg và Italia. Các điều tra vi khuẩn học, miễn dịch học và dịch tễ học vẫn đang được tiến hành tại một số nước Châu Âu. Cục Thú y tổng hợp và giới thiệu một số thông tin về SBV:
Viêm chân móng và viêm vú là 2 lý do chính gây thất thoát bò sữa tại Hoa Kỳ, nhà khoa học về bò sữa ở đại học bang South Dakota cho biết. Theo hệ thống giám sát sức khoẻ động vật quốc gia, viêm chân móng trên bò chịu trách nhiệm cho 20% thất thoát bò sữa, trong khi viêm vú chịu trách nhiệm 16,5%. Không đủ chất lót chuồng hay chất lót chuồng không đúng chất lượng có thể khiến hai triệu chứng nêu trên trở nên tồi tệ hơn.
(Dairy Việt Nam) Acidosis dạ cỏ là một bệnh có liên quan đến tình trạng giảm pH dạ cỏ. Bệnh khá phổ biến ở đàn bò sữa, nhất là bò sữa cao sản với hai dạng, một là dạng lâm sàng (clinical acidosis) và hai là dạng cận lâm sàng (sub-clinical acidosis) hay còn gọi là acidosis mãn tính thường được viết tắt theo tên tiếng Anh là SARA (Sub-Acute Ruminal Acidosis).
Sau sinh là giai đoạn nguy kịch của bò sữa cao sản, với đặc trưng là thay đổi lớn trong trao đổi chất, suy giảm miễn dịch, cân bằng năng lượng âm và tăng stress làm tăng nguy cơ bệnh và giảm hiệu quả chăn nuôi.
Xeton huyết ở bò là bệnh đặc trưng rối loạn trao đổi protit, gluxit và chất béo kèm xuất hiện các triệu chứng tăng xeton huyết, xeton niệu, xeton sữa và giảm đường huyết. Xeton huyết là một trong những bệnh chiếm hàng đầu trong số các bệnh rối loạn trao đổi chất ở bò sữa.
Bệnh dạ cỏ bội thực ở trâu bò là do trong dạ cỏ chứa nhiều thức ăn làm cho thể tích dạ dày tăng lên gấp bội, vách dạ dày căng. Đây là bệnh trâu bò hay mắc, chiếm 40% các bệnh ở dạ dày 4 túi.
Bệnh liên quan đến dinh dưỡng là dạng bệnh phổ biến ở bò sữa. Tuy các bệnh này ít khi làm thú chết, nhưng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa và sinh sản của bò sữa.
Bệnh này khá phổ biến trong chăn nuôi bò ở nước ta, nhất là bò sữa trong giai đoạn tiết sữa mạnh hay ở cừu cuối giai đoạn mang thai. Bệnh do tích luỹ nhiều thể ketone trong cơ thể, nếu thể ketone tích luỹ nhiều trong máu thì gọi là ketonemia và tích luỹ nhiều trong nước tiểu thì gọi là ketonuria. Thông thường thể ketone tích luỹ nhiều trong máu thì mới thải ra qua đường nước tiểu.