Thức ăn cho bò sữa

Sử dụng cây “Trichan Thera Gigan Tea” trong chăn nuôi bò sữa

Đàn bò sữa ở Sóc Trăng hình thành 5 năm nay nhờ “Dự án nâng cao đời sống nông thôn tỉnh Sóc Trăng” do Canada tài trợ. Từ 171 xã viên, đến nay HTX Nông nghiệp Evergowth, chủ yếu ở 2 huyện Mỹ Xuyên và Mỹ Tú đa có 909 người, đa số là nông hộ Khmer chăn nuôi bò sữa. Hiện nay, gần 80% số hộ trong vùng Dự án muốn tiếp tục gia tăng đàn bò sữa.

Tuy nhiên, đặc điểm chung cần khắc phục của các hộ chăn nuôi bò sữa tại Dự án là quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung, thiếu tính chuyên nghiệp, hiểu biết kỹ thuật còn hạn chế, và không ổn định dẫn đến chi phí sản xuất cao, đặc biệt là chi phí thức ăn chiếm hơn 65%.
Khi mở rộng đàn bò sữa, các hộ sản xuất quy mô nhỏ cho biết một trong những hạn chế lớn là thức ăn chăn nuôi trên địa bàn còn nghèo nàn cả về số lượng và chất lượng. Trồng cỏ không phải lúc nào cũng thành công vì cần đất, vốn và kỹ thuật, cỏ tự nhiên còn là nguồn thức ăn chính cho bò sữa.
Do đó, các thức ăn như cám hỗn hợp đóng vai trò quan trọng trong việc cân đối nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Cân đối tỷ lệ tinh thô trong khẩu phần là chìa khóa thành công cho việc giảm chi phí thức ăn, đảm bảo sức khỏe và khả năng sản xuất của bò sữa. Trong nhiều trường hợp, cơ hội thu được lợi nhuận của những nông dân sử dụng cám hỗn hợp là không chắc chắn do giá thành cao đồng thời cho ăn nhiều thức ăn tinh sẽ gây các bệnh lý trên sự biến dưỡng của bò và làm giảm chất lượng sữa từ đó giảm hiệu quả kinh tế.
Vì vậy, Dự án đa khuyến khích người dân trồng và sử dụng cây Trichanthera gigantea, loại cây thức ăn mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương để thay thế một phần cho thức ăn bổ sung trong khẩu phần ăn cho bò sữa.


Đặc tính sinh học của cây Trichanthera gigantea


Cây Trichanthera gigantea có nguồn gốc ở Nam Mỹ, trồng bằng hom đạt tỷ lệ sống 90% – 95%. Trichathera gigantea du nhập vào nước ta từ năm 1993. Đây là loại cây thân bụi, tán tròn, lá cánh quạt dài tới 26cm và rộng 14cm. Đỉnh lá nhọn, bản hẹp, nở hoa theo chu kỳ. Cây tái sinh rất nhanh, kể cả thu hoạch nhiều lần mà không cần cung cấp nhiều phân bón, khả năng phát sinh những chồi mới cao. Tỉ lệ nẩy chồi cao nhất ở thời điểm 20-30 ngày sau khi trồng. Khi được trồng bằng thân, cây phát triển tốt hơn do không mất chất dinh dưỡng để nuôi bộ rễ. Hom trồng trong bóng râm cho tỉ lệ nẩy mầm cao hơn hom trồng ngoài mặt trời có ánh sáng chiếu trực tiếp. Trong điều kiện được che phủ, năng suất thu được cao hơn khi cây trồng riêng lẻ.
Cây Trichanthera gigantea có thể trồng cặp theo các bờ mương, ao, sông… dưới các hàng cây nhãn, xoài, chanh… cây vừa phát triển tốt vừa hạn chế được các loại cỏ dại, không phải làm cỏ hay phun thuốc trừ cỏ, cây còn có tính kháng bệnh cao, vì đến nay vẫn chưa phát hiện có loại sâu, rầy nào phá hoại cây này.


Được gì khi sử dụng Trichanthera gigantea?


Kết quả phân tích về thành phần dưỡng chất cho thấy, lá Trichanthera gigantea giàu protein (18-20% tính theo vật chất khô), khoáng và caroten. Sử dụng lá cây Trichanthera gigantea làm thức ăn chăn nuôi sẽ giảm 1/3 chi phí mua thức ăn, lợi nhuận tăng gấp 2 lần so với khi cho ăn bằng các thức ăn truyền thống. Sau khi cho ăn lá Trichanthera gigantea, thịt, trứng, sữa thu được sẽ thơm ngon hơn so với các sản phẩm của gia súc, gia cầm không sử dụng lá cây này. Gà đẻ cho ăn Trichanthera gigantea lòng đỏ trứng rất đỏ, gà có da, mỏ vàng hơn hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Lá cây Trichanthera gigantea có thể dùng bổ sung vào khẩu phần nuôi heo; một số hộ chăn nuôi đa cho ăn lượng lá tươi 4,2kg/ngày cho heo nái và 3,6kg/ngày dành cho heo thịt, tương đương 112– 130g protein/ngày/heo. Lá cây Trichanthera gigantea có thể thay thế từ 15 – 30% cám hỗn hợp (tương đương 3 – 6 kg lá tươi/con/ngày) trong khẩu phần bò vắt sữa (17-18 kg/con/ngày) mà vẫn không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sữa và khối lượng cơ thể của bò, giảm chí phí thức ăn hỗn hợp và tăng lợi nhuận 5-10% thông qua bán sữa. Hiện nay các nông hộ Khmer chăn nuôi bò sữa trong Dự án đa có thói quen sử dụng lá Trichanthera gigantea tươi để giảm bớt lượng thức ăn hỗn hợp cho bò sữa.


Kết


Trong thời gian gần đây, nhà nước đa bắt đầu triển khai các nghiên cứu nhằm khuyến khích việc trồng cây thức ăn thô xanh cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Do đó cây Trichanthera gigantea có thể là một giải pháp thay thế nhằm tận dụng tốt hơn nguồn thức ăn sẵn có làm nguồn bổ sung cho bò sữa. Các hộ chăn nuôi có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn vì tận dụng được protein sẵn có từ lá cây. Đây là tín hiệu đáng mừng sẽ giúp thêm cơ hội cho người dân chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững và hiệu quả

Nguồn: Tạp chí Milk Matter-03
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác