Thức ăn cho bò sữa

Đánh giá hiệu quả sử dụng cỏ khô Alfalfa nhập từ Hoa Kỳ trong chăn nuôi bò sữa ở Tuyên Quang

I. Đặt vấn đề: Phát triển chăn nuôi bò sữa - một ưu tiên trong chiến lược phát triển chăn nuôi của Việt Nam, điều này được thể hiện rõ ở nghị định 167 của Chính phủ; tuy nhiên để phát triển chăn nuôi bò sữa một cách hệ thống và bền vững phải có nguồn thức ăn (TA) thô chất lượng cao, nguồn TA này ở nước ta còn rất nhiều hạn chế. Việc tìm kiếm nguồn TA thô có chất lượng cao để bổ sung vào khẩu phần (KP) ăn cho bò sữa, nhất là bò sữa cao sản là một trong những yêu cầu cần thiết đối với các nước trong khu vực châu á nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo hướng đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài trên.

II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1. Nội dung nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả sử dụng cỏ khô alfalfa trong KP ăn của bò sữa đến lượng thu nhận chất khô, năng suất (NS) sữa, chất lượng sữa và sự thay đổi thể trọng của đàn bò sữa.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài thực hiện trong 3 tháng (2/2004 - 6/2004) tại 2 địa điểm: trại bò sữa Hoàng Khai và trại bò sữa Đồng Thắm thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Bố trí thí nghiệm

Các tiêu chí để bố trí thí nghiệm (TN) được trình bày chi tiết ở bảng 1. Bò trong thí nghiệm ở trại Hoàng Khai được bố trí thành 3 lô, mỗi lô 16 con  (lô TN 1; lô TN 2 và lô đối chứng - ĐC), ở trại Đồng Thắm bò được chia thành 2 lô, mỗi lô 16 con; TA tinh hỗn hợp cho bò ăn ở cả lô TN và lô ĐC theo định mức: 0,4 kg/1 kg sữa; TA thô ở lô ĐC của tất cả các TN là các loại TA thô xanh và thô khô của địa phương; TA thô của bò ở các lô TN là cỏ alfalfa khô (riêng lô TN 2 ở trại Hoàng Khai TA thô cho bò chỉ có 50% cỏ alfalfa trong KP). Trong thời gian TN, bò được nuôi nhốt tại chuồng, mỗi cá thể có máng ăn riêng. Cân và theo dõi hàng ngày TA cho ăn và TA ăn thừa của từng cá thể.

Bảng 1. Bố trí thí nghiệm 

Chỉ tiêu

Trại Hoàng Khai

Trại Đồng Thắm

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô ĐC

Lô TN

Lô ĐC

Thời gian thí nghiệm (ngày)

90

90

90

90

90

Số bò (con)

16

16

16

16

16

Khối lượng bò (kg)

583

595

594

471

480

Ngày vắt sữa (ngày)

62

65

62

88

102

Chu kỳ vắt sữa (CK)

1,81

1,94

1,88

1,06

1,13

Năng suất sữa (kg/con/ngày)

24,13

25,08

23,85

17,72

18,18

Yếu tố thí nghiệm

100% cỏ alfalfa

50% cỏ alfalfa

Cỏ địa phương

100% cỏ alfalfa

Cỏ địa phương

 

2.3.2. Chỉ tiêu theo dõi

Khối lượng (KL) bò (kg) dùng cân điện tử (Model 1200 weighing system của hãng Ruddweigh Australia Pty.Ltd).

NS sữa (kg/con/ngày): cân lượng sữa vắt được hàng ngày.

Chất lượng sữa: dùng máy phân lích Lactozstar với 4 chỉ tiêu: tỷ lệ mỡ sữa (%), tỷ lệ protein sữa (%), tỷ lệ đường lactoz (%) và chất rắn không mỡ (%).

Lượng thu nhận TA (kg/con/ngày): cân TA cho ăn và TA ăn thừa của từng con hàng ngày.

Phân tích mẫu TA: tại phòng phân tích TA, Viện Chăn nuôi với các chỉ tiêu: chất khô, protein thô, xơ thô, NDF, ADF, lipid và khoáng tổng số.

Giá trị dinh dưỡng của các loại TA cho bò ăn: tính theo hệ thống NRC (1989) với các chỉ tiêu: chất khô, ME, protein tiêu hoá, RFV (relative feed value - giá la tương đối của TA). KP ăn của bò áp dụng tiêu chuẩn của NRC (1989).

Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê sinh vật học bằng phần mềm Excel và Minitab.

III. Kết quả và thảo luận

3.1. Lượng thu nhận chất khô

Lượng thu nhận chất khô là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng TA và giá trị của nó, là một trong các tham số để đánh giá giá trị dinh dưỡng của TA thô cho bò. Bảng 2 trình bày thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của TA cho bò trong thời gian thí nghiệm. Số liệu phân tích thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của TA ở bảng 2 cho thấy một đặc điểm có tính quy luật là: các loại TA thô của địa phương (cây ngô ủ chua) có giá trị RFV thấp hơn nhiều (RFV = 93) so với giá trị RFV của cỏ alfalfa (RFV=45). Do đặc điểm này của TA thô xanh địa phương mà lượng dinh dưỡng bò thu nhận được không đáp ứng đủ tiêu chuẩn ăn hàng ngày (nếu nuôi bò sữa cao sản chỉ bằng các loại TA thô xanh của địa phương). Đây là một hạn chế không những cho ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta mà cho cả các nước có  khí hậu nóng vùng nhiệt đới nói chung. ở bảng 2, lần đầu tiên chúng tôi dùng khái niệm "giá trị tương đối của TA - Relative feed value - RFV" để đánh giá giá trị của TA thô; giá trị này được tính dựa trên hai chỉ tiêu ADF và NDF.

Bảng 2: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn

Loại thức ăn

Chất khô (%)

Thành phần hoá học (% CK)

Giá trị dinh dưỡng

Protein thô

Lipit

Xơ thô

Khoáng tổng số

NDF

ADF

ME (Mcal/kg CK)

Protein tiêu hoá (g/kg CK)

RFV

Tin hỗn hợp

91,20

16,80

6,20

4,90

8,10

19,40

6,30

2,75

125

 

Cây ngô ủ

26,80

12,10

3,50

27,60

6,50

62,23

34,57

2,30

45

93

Cỏ alfalfa

85,10

19,80

1,40

27,00

10,70

42,10

31,00

2,40

136

145

 

Công thức tính RFV là: RFV= (DDM x DMI)/1,29; với DDM là chất khô tiêu hoá và được tính bằng công thức: DDM = 88,9 - 0,779 x %ADF và DMI là chất khô ăn vào và được tính như sau: DMI = 120/%NDF. Giá trị RFV càng cao, TA thô càng có giá trị cao. Lượng TA và chất dinh dưỡng ăn vào bình quân của bò trong thời gian thí nghiệm được trình bày ở bảng 3 và đồ thị 1.

 

 

Bảng 3. Lượng thu nhận thức ăn và dinh dưỡng 

Chỉ tiêu

Trại Hoàng Khai

Trại Đồng Thắm

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô ĐC

Lô TN

Lô ĐC

Thu nhận thức ăn:

Tinh hỗn hợp (kg)

10,05

11,10

9,10

7,48

7,81

Cây ngô ủ (kg)

 

16,00

33,60

 

31,5

Cỏ Alfalfa khô (kg)

9,39

4,97

 

10,34

 

Thu nhận dinh dưỡng cho 1 con/ngày:

Chất khô (kg/con/ngày)

17,15

19,22

18,55

15,7

17,0

ME (Mcal/con/ngày)

45,21

43,3

31,2

44,28

37,52

Protein tiêu hoá (g/con/ngày)

1,977

1,582

1,361

2,063

1,630

Thu nhận dinh dưỡng cho 100 kg thể trọng:

Chất khô (kg/100 P)

3,25

3,64

3,51

2,97

3,22

ME (Mcal/100 P)

8,56

8,20

5,91

8,39

7,11

Protein tiêu hoá (g/100 P)

374

300

258

391

309

Chất khô thu nhận của bò ở lô TN và lô ĐC ở tất cả các TN không có sai khác lớn, tuy nhiên thu nhận năng lượng (NL) trao đổi (ME Mcal/con/ngày) có sự khác biệt rõ rệt (P<0,05). Thu nhận NL ở các lô TN của bò ở Hoàng Khai, Đồng Thắm đáp ứng được trên 90% so với tiêu chuẩn ăn của loại bò này, trong khi đó thu nhận NL của bò ở lô ĐC chỉ đáp ứng được xấp xỉ 70% NL so với tiêu chuẩn (< 37 Mcal/con/ngày). Tương tự như vậy, thu nhận protein tiêu hoá ở các lô TN của bò ở Hoàng Khai và Đồng Thắm đáp ứng được trên 90% so với tiêu chuẩn ăn của loại bò này, trong khi đó thu nhận protein tiêu hoá của bò lô ĐC chỉ đáp ứng được xấp xỉ 80% protein tiêu hoá so với tiêu chuẩn (< 1650 g/con/ngày).

3.2. Năng suất sữa và hệ số sụt sữa

NS sữa là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi bò sữa, nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm và đặc biệt phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng). Trước khi TN, NS sữa của bò ở lô TN và lô ĐC của từng TN tương đối đồng đều. NS sữa và hệ số sụt sữa (%) của bò trong các TN trình bày ở bảng 4.

Bảng 4: Năng suất sữa, hệ số sụt sữa của bò trong thời gian thí nghiệm 

Chỉ tiêu

Trại Hoàng Khai

Trại Đồng Thắm

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô ĐC

Lô TN

Lô ĐC

NS sữa bình quân cả kỳ (kg/con/ngày)

23,27

20,85

18,81

20,59

18,51

NS sữa bình quân trước thí nghiệm (kg/con/ngày)

24,13

25,08

23,85

17,72

18,18

NS sữa bình quân sau thí nghiệm (kg/con/ngày)

20,16

18,41

18,04

20,76

17,71

Hệ số sụt sữa (%)

16

27

24

-17

3

Tại Hoàng Khai, sau 90 ngày TN, hệ số sụt sữa của lô ĐC là 24%; trong khi đó ở lô TN, NS sữa sụt 16%. Tại Đồng Thắm, lô ĐC sau 90 ngày TN, NS sữa sụt 3%;  trong khi đó ở lô TN không những NS sữa bình quân không sụt giảm mà còn tăng 17%. NS sữa bình quân trong cả kỳ TN ở các lô TN và lô ĐC ở tất cả các địa điểm TN đều khác nhau rõ rệt (P<0,05).

3.3. Chất lượng sữa

Số liệu phân tích chất lượng sữa được trình bày ở bảng 5

Bảng 5: Chất lượng sữa của bò trong thời gian thí nghiệm 

Chỉ tiêu

Trại Hoàng Khai

Trại Đồng Thắm

L« TN 1

L« TN 2

L« §C

L« TN

L« §C

Mỡ sữa (%)

3,31

3,27

3,45

3,24

3,4

Protein sữa (%)

3,45

3,44

3,42

3,49

3,46

Lactose (%)

5,00

4,99

4,93

5,07

4,91

SNF (%)

9,20

9,17

9,08

9,33

8,81

Trong thí nghiệm này các chỉ tiêu chất lượng sữa giữa lô TN và lô ĐC không có sai khác rõ ràng (P>0,05), nguyên nhân do chất lượng sữa là tính trạng có hệ số di truyền cao rất khó thay đổi bằng TA trong một thời gian ngắn.

3.4. Tăng trọng của bò trong thời gian thí nghiệm

Bảng 5 và đồ thị 3 trình bày sự thay đổi KL của bò trước và sau thí nghiệm.

Bảng 5. Biến đổi khối lượng của bò trong thời gian thí nghiệm

Khối lượng bò

Trại Hoàng Khai

Trại Đồng Thắm

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô ĐC

Lô TN

Lô ĐC

Khối lượng bò trước TN (kg)

522

517

526

471

480

Khối lượng bò sau TN (kg)

528

521

535

494

491

Tăng trọng (kg/con/ngày)

0,24

0,16

0,36

0,79

0,37

TN tiến hành trên bò đang vắt sữa trong một thời gian ngắn, các số liệu thu được về KL bò cho thấy: bò có tăng trọng bình quân 0,25 kg/con/ngày (với Hostein thuần), sự khác biệt về tăng trọng giữa các lô TN và ĐC là không rõ rệt (P>0,05)

 

Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác