Thức ăn cho bò sữa

Cách chế biến và sử dụng thức ăn hỗn hợp cho bò sữa

KTNT - Hiện, công nghệ sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi ngày càng được quan tâm, bởi đó là khâu quan trọng quyết định giá thành sản phẩm. Thức ăn phối trộn hỗn hợp (TMR) tỏ ra rất phù hợp với mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung quy mô lớn bởi đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng cho từng nhóm bò con nuôi.

Ưu điểm

 

 

- Khắc phục sự mất cân đối trong các loại thức ăn hỗn hợp khác.

- Tận dụng được nhiều loại phụ phẩm nông nghiệp như cỏ khô, cỏ ủ, ngũ cốc, bột sò, bột lông vũ, các loại muối khoáng..., đặc biệt là phụ phẩm của công nghiệp thực phẩm.

- Thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng.

- Thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa cao do đã được chế biến.

- Kiểm soát được hiệu quả sử dụng thức ăn. Dễ dàng phát hiện những vấn đề do khẩu phần thức ăn gây ra nhờ theo dõi biến động sữa hàng ngày. Từ đó, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp nhu cầu, giúp bò kéo dài độ bền cho sữa, khai thác được nhiều kỳ sữa.

- Thức ăn TMR thích hợp với nhiều quy mô chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi tập trung. Giảm lao động thủ công, tăng năng suất lao động do tăng cơ giới hóa.

 

 

Nhược điểm

 

 

- Phải sử dụng một số máy móc tiêu tốn năng lượng.

- Loại bò cá biệt (năng suất rất cao, gày yếu, bệnh nặng, ...) không được quan tâm đầy đủ.

- TMR sản xuất và sử dụng trong ngày nên khó bảo quản.

 

 

Phương pháp sản xuất và sử dụng thức ăn TMR

 

 

 

 

* Phân loại nhóm bò:

 

 

Căn cứ theo sản lượng sữa hàng ngày để phân loại nhóm bò nhằm xây dựng khẩu phần hợp lý. Thường có 3 nhóm chính:

- Nhóm đang vắt sữa: Gồm nhóm có sản lượng sữa/ngày cao hơn bình quân toàn đàn và nhóm có sản lượng sữa/ngày thấp hơn bình quân toàn đàn.

- Nhóm cạn sữa.

- Nhóm bò cái tơ (bò hậu bị).

 

 

* Chuồng trại

 

 

Thiết kế chuồng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và hợp lý với điều kiện chăn nuôi thực tế. Đặc biệt chú ý thiết kế đường nội bộ để dễ di chyển ghép bò vào từng nhóm.

 

 

* Trang thiết bị

 

 

Cần đầu tư đồng bộ trang thiết bị chuyên dùng liên quan như máy trộn, hệ thống cân tự động, xe vận chuyển thức ăn, bồn trộn di động, bồn trộn cố định, máy rải thức ăn...

 

 

* Nguyên liệu

 

 

Luôn có nguồn nguyên liệu đồng bộ, ổn định, hạn chế sự thay đổi thành phần nguyên liệu.

 

 

* Quy mô đàn bò

 

 

Để sử dụng tối đa hiệu quả thức ăn TMR, đàn bò nên có quy mô từ 1.000 con trở lên. Nếu quy mô nhỏ (dưới 50 con), TMR sẽ kém hiệu quả do lượng thức ăn cho từng nhóm bò quá nhỏ, đẩy chi phí đầu tư cao, chăn nuôi không có lãi.

 

 

*Trình độ người chăn nuôi

 

 

Lao động trong chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bò sữa có sử dụng thức ăn TMR nói riêng đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật, quản lý khá. Khả năng sử dụng vi tính, các hệ thống phần mềm quản lý giống, thức ăn, tính toán lập khẩu phần,... đều phải khá và đồng đều.

 

 

Quy trình sản xuất TMR

 

 

- Phân loại thức ăn tinh, thô, bổ sung.

- Sơ chế các loại thức ăn thô.

- Xây dựng khẩu phần cho từng nhóm bò.

- Phối trộn bằng máy.

- Dùng máy rải thức ăn cho từng nhóm bò.

So với phương thức chăn nuôi bò cho ăn riêng lẻ thường mất cân đối khoáng và vitamin thì thức ăn TMR khắc phục được tất cả các nhược điểm trên. Đặc biệt, với những loại thức ăn TMR có sử dụng hệ đệm khoáng premix giàu Ca, P, Na, K thì hiệu quả rất rõ rệt qua khả năng tăng sản lượng sữa/chu kỳ.

ThS. Đào Lệ Hằng

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác