TT thức ăn cho bò sữa tại Việt Nam

Giá thức ăn chăn nuôi: Làm gì để "hạ nhiệt"?

Bình quân mỗi năm, Việt Nam chi phí từ 2,4 - 2,7 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN). Nguồn cung nguyên liệu TACN trong nước vừa nhỏ về số lượng vừa bất ổn về sản lượng. Phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu, nên giá thành TACN trong nước luôn cao hơn 10 - 15% so với các nước trong khu vực.

Những năm qua, do chăn nuôi phát triển mạnh nên ngành chế biến TACN phát triển khá "nóng" với tốc độ tăng trưởng bình quân 15 - 17%/năm. Theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), đến năm 2020, nhu cầu về TACN của nước ta khoảng 15 triệu tấn. Muốn đạt được sản lượng đó, chúng ta phải nhập khẩu khoảng 50% lượng nguyên liệu để sản xuất.

Theo Cục chăn nuôi, Việt Nam hiện có khoảng 240 nhà máy chế biến TACN, tuy nhiên, hơn 50% lượng nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài như Ấn Độ, Mỹ, Achentina… Sản lượng ngô trong nước chỉ đáp ứng khoảng 75% nhu cầu sản xuất. Chúng ta đang phải nhập khẩu từ 90 - 100% đậu tương, khô dầu đậu tương, các loại premix khoáng, vitamin, các chất tạo màu, tạo mùi…

Việc bị lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại, cộng với thói quen của đa số người chăn nuôi thích sử dụng TACN do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sản xuất nên đã góp phần giúp các doanh nghiệp FDI chiếm lĩnh thị trường với thị phần lên tới 70%, áp đảo các doanh nghiệp nội địa.

Sau sự kiện Công ty C.P Pokphand (CPP, có trụ sở tại Hồng Kông) mua lại Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (CP Việt Nam), thị trường TACN trong nước tiếp tục nóng lên trước thông tin hai nhà đầu tư của Nhật Bản là Tập đoàn Sojitz và Công ty Kyodo Shiryo (hãng sản xuất thức ăn gia súc hàng đầu của Nhật) sẽ đầu tư 2 tỷ Yên để xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở Việt Nam, với mục tiêu chiếm 10% thị phần thị trường thức ăn gia súc trong nước vào năm 2020.

Các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi cảnh báo, việc doanh nghiệp FDI đổ xô đầu tư vào lĩnh vực sản xuất TACN trong bối cảnh hiện nay đáng lo hơn đáng mừng. Bởi với thị phần áp đảo, có thể nói các doanh nghiệp FDI đang nắm quyền chủ động về vấn đề giá cả. Họ hoàn toàn có khả năng thao túng thị trường, độc quyền về giá.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết, giá nguyên liệu đầu vào và sản phẩm chăn nuôi biến động theo chiều hướng ngày càng tăng. Năm 2006, giá thức ăn nuôi lợn chỉ mới 3.700 đồng/kg, đến năm 2010 đã đội lên 6.924 đồng/kg và đến tháng 6/2011 đã là 8.307 đồng/kg.

Năm 2006, Việt Nam chỉ mới nhập khẩu 3,22 triệu tấn thức ăn chăn nuôi thì năm 2010 đã tăng hơn gấp đôi và con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng. Do phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu, nên từ đầu năm tới nay, giá TACN đã tăng hơn 10 lần, cao hơn khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân mà các công ty đưa ra là giá các loại nguyên liệu tăng, chi phí đầu vào tăng và chênh lệch tỉ giá.

Theo Bộ NN&PTNT, so với tháng 7, trong tháng 8/2011, giá một số nguyên liệu TACN giảm nhẹ: ngô 7.245 đồng/kg (giảm 1,4%), khô dầu đậu tương 9.660 đồng/kg (giảm 3,2%), Lyzin 56.700 đồng/kg (giảm 1,8%)… Tuy nhiên, giá TACN thành phẩm vẫn đứng ở mức cao, thậm chí còn nhích nhẹ như thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh gà Broiler 10.678,5 đồng/kg, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh lợn thịt giai đoạn từ 60kg đến xuất chuồng là 9.471 đồng/kg.

Các chuyên gia ngành chăn nuôi cảnh báo, thời gian tới sẽ là giai đoạn cạnh tranh rất khốc liệt khi ngày càng nhiều tập đoàn nước ngoài muốn đầu tư mạnh tay vào thị trường TACN Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất TACN trong nước muốn thắng không còn cách khác ngoài việc phải nhanh chóng thay đổi chiến lược, chủ động đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tốt công tác thị trường mới mong tạo được thế cân bằng.

Nhiều chuyên gia cho rằng cần có biện pháp trực tiếp hay gián tiếp giảm giá TACN để khuyến khích phát triển chăn nuôi. Cụ thể mới đây, Bộ NN&PTNN đã đề xuất miễn, giảm thuế nhập khẩu lúa mì và ngô chuyên dùng để sản xuất TACN.
Theo đó, thuế nhập khẩu ngô sẽ là 3% chứ không phải 5% như trước, miễn thuế nhập khẩu với lúa mỳ thay cho mức 5% như hiện nay. Nếu đề xuất được chấp thuận, sẽ trở thành một trong những động thái nhằm "hạ nhiệt" TACN trong nước và hỗ trợ chăn nuôi trước sức ép giá cả tăng cao.

Thu Hường


Nguồn: vnbusiness.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác

Bảng giá

Dairy
Price
2011
Price
2011
Price
2010
Price
2010
Price
2010
Grains, Livestock & Hay
Price
2012
Price
2011
Price
2011
Price
2010