Sữa Việt Nam

Tìm giải pháp nâng chất lượng đàn bò sữa

Tổng đàn bò sữa giảm mạnh mấy năm gần đây. Muốn duy trì và nâng cao chất lượng để cạnh tranh, TP.HCM cần có những thay đổi toàn diện và quyết liệt.

 Ngày 19/8, tại tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM (P.Trung Mỹ Tây, Quận 12), Sở NN-PTNT phối hợp với UBND huyện Củ Chi, Phân viện chăn nuôi Nam bộ và Trường Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học: “Nâng cao giá trị kinh tế trong chăn nuôi bò sữa”. Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố và các địa phương lân cận tham dự. 

 

Hội thảo nêu lên hiện trạng tổng đàn bò sữa giảm mạnh về số lượng trên địa bàn TP.HCM, đồng thời đưa ra một số giải pháp liên quan và những định hướng nâng cao giá trị kinh tế bò sữa phù hợp với điều kiện sinh thái trên địa bàn thành phố. 

 

TP.HCM là địa phương phát triển chăn nuôi bò sữa khá sớm so với trong vùng và cả nước. Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển mạnh mẽ, từ năm 2015 đến nay, tổng đàn bò và bò sữa của thành phố giảm mạnh về số lượng. Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển mạnh, từ năm 2015 đến nay, tổng đàn bò và bò sữa của thành phố giảm số lượng với tốc độ nhanh và chưa có điểm dừng. Riêng trong 2 năm 2020-2021, tổng đàn bò sữa đã giảm 16.85% và giảm 0,31% số hộ chăn nuôi. Hiện nay, tổng đàn bò sữa của thành phố còn hơn 60 nghìn con, được nuôi tại 4.122 cơ sở chăn nuôi và 1 trang trại quốc doanh.

 

Có nhiều nguyên nhân khiến đàn bò sữa giảm số lượng. Trong đó, nguyên nhân cơ bản là lợi nhuận, trong khi giá thu mua sữa nguyên liệu không tăng hoặc tăng rất ít, thì giá thức ăn lại tăng cao. Ngoài ra, còn các nguyên nhân khác như thu hẹp diện tích chăn nuôi do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh; chính sách hỗ trợ chưa tập trung; quy mô chăn nuôi không đủ lớn để tạo ra lợi thế kinh tế (chiếm 50.06%), chăn nuôi theo phương thức truyền thống...

 

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại (EVFTA), chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng cần có những thay đổi quyết liệt. Cần đổi mới mạnh mẽ cả về phương thức tổ chức sản xuất, quy mô, công nghệ và thị trường tiêu thụ. Trong đó, tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất bò sữa theo định hướng tái cơ cấu đàn ở thành phố và các địa phương lân cận nhằm tạo ra sự phát triển bền vững và gia tăng giá trị.

 

Thành phố cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ nuôi nhỏ lẻ dưới 20 con chuyển đổi sang các ngành nghề khác vì không có hiệu quả kinh tế. Tập trung hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công về khoa học công nghệ giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y và quản lý nông trại cho các hộ gia đình nuôi bò sữa, nhất là các hộ có quy mô từ 50 con trở lên để tăng hiệu quả kỹ thuật, kinh tế. 

 

Nghiên cứu áp dụng mô hình doanh nghiệp liên kết với nông dân chăn nuôi bò sữa dưới hình thức bán cổ phần ưu đãi cho người nuôi, hoặc giá trị hóa đàn bò như vốn góp cổ phần để người nuôi hưởng lợi thêm từ lợi tức của ngành chế biến sữa, góp phần cải thiện sự công bằng và hài hòa lợi ích giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến sữa.

 

Phát triển nông nghiệp thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái bảo vệ cảnh quan và môi trường. Phát triển chăn nuôi bò sữa gắn với nông nghiệp chung của thành phố. Chú trọng việc giữ vững số lượng cũng như chất lượng đàn bò sữa, đáp ứng mục tiêu chung của thành phố.

 

Mục tiêu đến năm 2025, thành phố duy trì đàn bò sữa ổn định với tổng đàn 61 nghìn con. Trong đó, cơ cấu đàn cái sinh sản chiếm 60-70% và đàn cái vắt sữa chiếm 50% tổng đàn, năng suất sữa bình quân đạt 17-19kg/con/ngày. 

Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác