Kiến nghị này được nhắc đến trong chương 16 sản phẩm dinh dưỡng và sữa công thức của Sách trắng 2017 mà EuroCham vừa phát hành.
Theo NFG, từ khi biện pháp giá trần được áp dụng, nhiều khoản chi phí của doanh nghiệp sữa đã tăng như tỷ giá, chi phí điện, chi phí nhân công... Những thay đổi này đã tác động đến hoạt động của các nhà sản xuất và phân phối sữa.
Trong bối cảnh này, một trong những công ty sữa lớn nhất thế giới như Danone - nhà sản xuất sữa Dumex - đã phải quyết định rời khỏi thị trường Việt Nam vào năm 2016.
NFG cho rằng, biện pháp áp giá trần với sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đi ngược lại với chủ trương hoàn thiện nền kinh tế thị trường của Chính phủ Việt Nam, đồng thời sẽ tác động tới kết quả hoạt động ngắn và trung hạn của doanh nghiệp cũng như thương mại và triển vọng đầu tư trong dài hạn.
Với những lý lẽ này, NFG đề xuất gỡ bỏ chính sách giá trần, cho phép quay trở lại với cơ chế giá do thị trường quyết định và cũng không ban hành các biện pháp quản lý giá khác.
Đối với thị trường sữa công thức, NFG cũng cho rằng, Chính phủ không nên kiểm soát giá bán của các sản phẩm ở phân khúc cao cấp và trung bình, mà chỉ nên áp dụng biện pháp bình ổn giá lên phân khúc thị trường bình dân để đảm bảo khả năng tiếp cận sản phẩm của người tiêu dùng có thu nhập thấp.
Để giảm giá sữa, NFG đề xuất Chính phủ xem xét giảm thuế nhập khẩu sữa, thuế giá trị gia tăng. Hiện tại, thuế nhập khẩu của hàng từ các nước Đông Nam Á chịu thuế 0% và 10% áp dụng cho các quốc gia khác. Mức này cao hơn mức thuế của các nước khác trong khu vực./.