Sữa Thế giới

Phản ứng của các quốc gia thành viên EU trước khủng hoảng sữa

Ủy ban châu Âu (EC) vừa quyết định cung cấp 500 triệu euro để hỗ trợ nông dân ngành sữa, đồng thời giải quyết cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến ngành sữa toàn châu lục từ 2 năm nay.

 "Đây là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc hạn ngạch sữa EC đưa ra vấn đề kiềm chế sản xuất trong trường hợp thị trường mất cân đối", Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Stéphane Le Foll chia sẻ với sự hài lòng. Từ hơn một năm nay, Bộ trưởng Stéphane Le Foll là người đấu tranh đòi việc can thiệp mới này từ phía EC.

 

Trong gói hỗ trợ trị giá 350 triệu euro, Đức sẽ được nhận khoảng 58 triệu, Pháp 50 triệu, Anh được cung cấp hơn 30 triệu.

 

"Các nhà sản xuất sữa của Pháp không muốn việc hỗ trợ họ mang theo điều kiện giảm sản lượng", Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn sản xuất nông nghiệp quốc gia (FNSEA) Xavier Beulin cho biết và cho rằng Pháp đã đóng góp vào việc giảm sản lượng và hiện nay đến lượt các quốc gia Bắc Âu phải hành động.



Về phần mình, các quốc gia thành viên EU sẽ xác định các biện pháp nhằm tái cân bằng thị trường nông nghiệp. Ngoài khu vực sản xuất sữa, ngành thịt lợn và rau quả vẫn còn mong manh do bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận của Nga thiết lập nhằm trả đũa đòn trừng phạt của châu Âu liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Do đó, EC hy vọng các biện pháp hỗ trợ sẽ do các quốc gia thành viên bổ sung nhằm đạt mức gấp đôi.



Ngoài ra, Brussels cũng thông báo các biện pháp không mang tính tài chính như kéo dài tới tháng 2/2017 các biện pháp can thiệp đối với sữa bột, cũng như khả năng để các quốc gia thành viên trả phần tiền tạm ứng khoảng 70% tổng số hỗ trợ được hưởng trong khuôn khổ Chính sách nông nghiệp chung (CPA). 


Công đoàn nông nghiệp châu Âu (Copa-Cogeca) bày tỏ hài lòng về thông báo của EC và muốn biết làm cách nào để nông dân sẽ tiếp cận chương trình với những điều kiện giống nhau.



Tuy nhiên, Bỉ không hài lòng với gói hỗ trợ mới của EC. Bộ trưởng Nông nghiệp Bỉ Willy Borsus cho rằng đã có 3 tỷ lít sữa được lưu giữ thông qua cơ chế can thiệp chung. EC đã thay đổi hướng bằng cách áp đặt việc điều tiết nhưng những biện pháp này thiếu tham vọng. Theo ông, hỗ trợ cung cấp theo mức độ quốc gia không thực sự mang tầm châu Âu. 



Nếu như một số quốc gia thực sự giảm mức sản xuất, chắc chắn họ sẽ được bù đắp bởi sự gia tăng sản xuất tại các quốc gia khác. Anh, Ireland, Hà Lan không hài lòng với việc áp đặt biện pháp điều tiết mới cũng như ngân sách hỗ trợ ít ỏi 150 triệu euro. 



"Số tiền này không tạo được đòn bẩy thực sự lên 
thị trường. Và như vậy nó sẽ đánh dấu thất bại mới của chính sách của châu Âu trong lĩnh vực này", Bộ trưởng Willy Borsus nhấn mạnh.



Nghiên cứu mới đây của Liên hiệp các Hội đồng vùng cho thấy trên thực tế, giảm 6% sản lượng sữa trong 1 năm sẽ có một tác động thực sự trên tổng lợi nhuận của các nhà sản xuất thông qua sự tăng giá sữa khoảng 15%. Tỷ lệ đó có nguy cơ không đạt được. Và cuộc khủng hoảng sữa còn lâu mới được giải quyết.


Hương Giang (Trưởng CQTT TTXVN tại Brussels)

Nguồn: bnews.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác