Giải pháp cho hộ nông dân
Phân tích kinh tế các trang trại chăn nuôi bò sữa nông hộ nhỏ ở Thái Lan
I. Đặt vấn đề: Một trong những tở ngại chính xác định giá chuẩn hợp lý sữa thô ở Thái Lan là thiếu hệ thống ghi chép phù hợp của nông dân chăn nuôi bò sữa. Hầu hết nông dân nuôi bò sữa là những nhà tiểu nông nhìn chung không thể ghi chép kế toán của trang trại theo hệ thống được do thời gian eo hẹp, thiếu lao động và thiếu đào tạo. Phân tích kinh tế kinh doanh và sản xuất giữa một thời gian ngắn. Nghiên cứu này có mục đích tính toán chi phí và thu nhập của các doanh nghiệp nông nghiệp chăn nuôi bò sữa, cũng như các yếu tố cấu thành giá và biến động của giá. Những kết quả nghiên cứu này sẽ dùng để tham khảo hay trong một thị trường sữa có điều chỉnh để xác định giá và là những khuyến cáo làm giảm chi phí qua nghiên cứu và phát triển sâu hơn. II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1. Điểm thu thập số liệu và các mẫu trang trại Có 10 trang trại được đề nghị chọn trong 3 vùng (tưới tiêu, đô thị và nhà máy) bởi 3 điều kiện mật độ trang trại trong phạm vi từng vùng, với 2 trang trại của 1 vùng tưới tiêu ít trang trạng. Tất cả các trang trại là các thành viên của hợp tác xã sản xuất sữa Nong pho, tỉnh Ratchaburi, Thái Lan (cách Bangkok 100 km về phía nam). Các trang trại chọn trên cơ sở lòng tự nguyện của các nông dân trong hợp tác nghiên cứu này. Chi tiết vùng và điều kiện trang traị do Skunmun và cộng sự (1999) và chi tiết về hợp tác xã sản xuất sữa Nong pho do Chantalakhana (1995) đưa ra. 2. Thu thập số liệu Số liệu tài chính về sản xuất sữa do một kỹ thuật viên dự án địa phương ghi chép. Người kỹ thuật này đến thăm các trang trại hàng ngày từ tháng 2/1997 đến tháng giêng 1998. Thực hiện các cuộc phỏng vấn nông dân và quan sát trực tiếp để xác định chung và việc quản lý trang trại, ghi chép cơ cấu đàn, năng suất sữa và giá sữa. 3. Phân tích kinh tế: Tính toán chi phí và thu thập chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa theo các bước do Chamchong (1996) và Amir và Knipscheer (1989) xây dựng. III. Kết quả và thảo luận 1. Các đặc điểm chung và việc quản lý trang trại: Con số trung bình các thành viên nông hộ ở 10 trại mẫu là 4,4; biến động từ 1-8; 9 người chủ nông hộ có trình độ học vấn từ lớp 4 đến lớp 10 và 1 người có chứng chỉ trình độc cao đẳng. Nửa trang trại mẫu này là các doanh nghiệp sản xuất sữa hơn 10 năm, nửa còn lại là dưới 10 năm. Hầu hết chủ trang trại (8 trong số 10) đều tham gia 1 khoá đào tạo trước khi bắt đầu chăn nuôi bò sữa. Về mặt sử dụng thì 9 trang trại có diện tích (chuồng nuôi) từ 0,02 đến 0,48ha; 1 trang trại có diện tích trên 1,6ha (kể cả bãi trồng cỏ). Hầu hết các trang trại có đồng cỏ cạnh nơi vắt sữa. Kunmun và cộng sự (1999) đã nghiên cứu hệ thống sản xuất sữa của 43 trang trại ở vùng Nong pho cho biết 95% trang trại (gồm chuồng trại) có diện tích dưới 0,3ha. Tất cả các trang trại mẫu đều sử dụng lao động gia đình để sản xuất sữa, sử dụng lao động thuê ngoài là không phổ biến. Nhìn chung bò sữa ở những trại này là bò lai với Holstein Friesian. Nửa trang trại cột bò nhốt hoàn toàn, nửa còn lại cho bò đi lại tự do trong chuồng. Chủ trại có 2 nguồn cung cấp thức ăn là HTX Nong pho và các công ty thức ăn. Thức ăn thô là thân cây ngô non và cỏ xanh, thông thường chủ trại mua thân cây ngô non từ các vùng ngoài Nong pho (cách 40-100km) hoặc qua các nhà môi giới. Vắt sữa 1 ngày 2 lần, vào sáng sớm và chiều tối. 4 trong 10 trại vắt sữa bằng tay, sữa thô (chưa chế biến, hầu hết do lao động gia đình đưa tới các trung tâm thu gom sữa bằng xe máy hoặc trên các xe chợ. Ngoài thu nhập từ sản xuất sữa, nông dân cũng còn có thu nhập do bán phân bò vào mùa khô, 2 trang trại không đủ lao động gia đình làm các công việc này, 4 trang trại có các hoạt động bổ sung khác như bán đồ đạc văn phòng, làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo và bán thức ăn thô. - Cơ cấu đàn: thành phần đàn bò khác nhau giữa các trại mẫu này. Số bò cái biến động từ 6 đến 30 con (33 - 66%) thay thế 3-26 con (17-53%) bê cái có 1 đến 6 con (6-19%), tỷ lệ bò cái cao nhất ở trại số 8 (66%) sau đó là trại số 3 (66 9%). Tổng số gia súc trung bình ở các trang trại biến động từ 12-48 con/trại. - Năng suất sữa và giá sữa: sản xuất sữa cả năm ở mỗi trại trung bình là 13,45-94,41 tấn hoặc 36,84 - 258,66kg/ngày. Năng suất sữa thấp nhất/con/ngày là 6,14kg, năng suất cao nhất là do các nhân tố như số bò nuôi, thời gian khai thác sữa và di truyền cá thể bò cũng như quản lý của chủ trại. Giá sữa thô trong thời gian nghiên cứu là 8,5 baht/kg (trước 7/1997; 25 baht = 1US$; sau đó thì 38 baht = 1US$). Tất cả các trang trại mẫu bán sữa thô cho HTX sản xuất sữa Nong pho với giá sữa theo chất lượng của nó, giá sữa mà chủ trại nhận hầu hết trên mức giá chuẩn. 2. Chi phí cả năm và thu nhập - Chi phí: tổng chi phí chăn nuôi bò sữa/tháng của các trang trại mẫu biến động từ 15,875-79,293 baht tuỳ thuộc chủ yếu vào số bò nuôi và cơ cấu đàn. Hơn một nửa số trang trại có tổng chi phí sản xuất thấp hơn vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 10, do có nhiều thức ăn thô xanh nên dùng ít thức ăn tinh. Chi phí tổng số (TC) của các trại bò sữa trung bình khoảng 90% chi phí tiền mặt và 10% chi phí phi tiền mặt (bảng 1). Thức ăn gia súc có chi phí tiền mặt nhiều nhất khoảng 58% TC, sau đó là lao động 16%, xăng dầu 2%, điện nước 2%, vacxin và thuốc 1% và thụ tinh nhân tạo 1%. Chi phí lặt vặt khoảng 3% TC. Chi phí cơ hội cho chi tiêu tiền mặt tính theo tỷ lệ lãi xuất là 7,72% TC. Trong số chi phí tiền mặt thì khấu hao bò sữa, khấu hao xây dựng (chuồng trại, giếng, hàng rào) và trang thiết bị lần lượt khoảng 4; 2 và 1% TC. Hầu hết các trang trại mẫu (8 trong 10) thuê đất trồng cỏ. Chi phí trung bình thuê đất là 1,5% TC. Tỷ lệ trung bình lãi xuất trả nợ dài hạn là 0,1% TC. Chi phí cơ hội sử dụng đất chủ sở hữu của chủ trại và các tài sản cố định là khoảng 1%TC. Giá trị tối thiểu và tối đa của mỗi yếu tố thể hiện ở bảng 1.
Bunyanwat và Intarachote (1996) báo cáo rằng chi phí tiền mặt của các trang trại bò sữa ở tình Saraburi (cách Bangkok 160km về phía bắc) là 86-87% TC là tương tự báo cáo này. Chi phí tiền mặt cho trại bò sữa Kamphaengsaen (cách Bangkok 100km về phía tây-nam) 71% TC do Karjanasirm (1995) là thấp hơn nghiên cứu này vì Kamphaengsaen là một vùng mới sản xuất sữa, ở đây nông dân có nhiều nguồn thức ăn thô xanh rẻ hơn. Thu nhập: nhìn chung tổng thu được từ các doanh nghiệp bò sữa là từ việc bán sữa thô, phân bò, bê đực, gia súc loại thải. Sữa thô và phân bò là 2 nguồn chính thu nhập đều đặn hàng tháng của trang trại, thu nhập do đầu tư được phân tích dựa vào tổng số và thu nhập của doanh nghiệp bò sữa. 8 trang trại mẫu đã thu lợi nhuận từ việc kinh doanh sữa nằm trong khoảng giữa 6-41%, 2 trang trại khác ghi lợi nhuận âm khoảng 20 và 1%. Trang trại có thâm hụt cao nuôi ít bò cái hơn (33% tổng số gia súc) nhưng thay thế cao hơn (53% tổng gia súc) và không có thu nhập từ việc bán phân bò cạn sữa, phân bò của cả 2 trang trại này đem cho họ hàng ở các hộ gia đình khác. Nếu thu nhập chỉ tính riêng chăn nuôi bò sữa thì chỉ có 3 trang trại có lợi nhuận (khoảng 2,50; 4 và 6,5% tương ứng). Các trang trại còn lại thâm hụt 4 - 48%. Tiền lãi cổ phần của hợp tác xã và buôn bán gia súc loại thải đã giúp trang trại có tiền chi phí. Trang trại bò sữa có hiệu quả nhất cho thấy tỷ lệ giữa lợi nhuận và chi phí (tổng lợi nhuận/tổng chi phí tiền mặt) đạt tỷ lệ 1,41 (bảng 2). Chi phí tiền mặt và thu nhập: tất cả các trang trại đều có tổng thu nhập so với tổng chi phí tiền mặt biến động từ 18-138% trong giai đoạn 1 năm (bảng 2). Giá trị đàn gia súc giảm ở hầu hết các trang trại (5-86%) nhưng tăng lên ở 3 trang trại (6-17%). Giảm giá trị đàn gia súc là do bán gia súc loại thải, 1 chủ trại buộc phải bán những con đang cho sữa do thiếu lao động gia đình. Bảng 2: Chi phí tiền mặt, thu nhập và thay đổi giá trị đàn của các trang trại mẫu từ 2/1997 - 1/1998.
Chi phí và thu nhập của sản xuất sữa Để so sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất sữa giữa các trang trại mẫu, người ta phân tích chi phí và thu nhập cho 1kg sữa thô sản xuất ở trang trại. Phân tích trên cơ sở 3 trường hợp khác nhau: A) tổng gia súc; B) số bò cái đang cho sữa và cạn sữa; C) chỉ những bò đang cho sữa. Kết quả ở bảng 3. Trong trường hợp đầu tiên A) chi phí cho 1kg năng suất sữa của các trang trại mẫu nằm trong phạm vi 8,58-16,65 baht (trung bình 10,46 baht), 7 trong số 10 trại có thâm hụt (6-48%), 3 trang trại có lợi nhuận (2-4%) vì chủ trang trại cũng có thể tìm các nguồn thức ăn thô xanh sãn có với chi phí thấp hơn hoặc nuôi tỷ lệ cao hơn số bò đang cho sữa. Bảng 3: Chi phí và thu nhập ừ sản xuất sữa của các trang trại mẫu trên cơ sở số gia súc tổng số (A), số bò cái (B) và số bò đang cho sữa (C). </
Bài viết khác |