Giải pháp cho hộ nông dân

Chi phí và lợi nhuận sản xuất sữa bò tươi tại trại

Bạn Tạ Đình Bảy ở TPHCM có đặt câu hỏi (trong mục Bạn đọc hỏi – Bạn đọc trả lời) như sau: “Gia đình tôi ở nội thành thành phố, lâu nay tích cóp được ít vốn nhưng nhiều người trong gia đình muốn mở một trang trại bò sữa ở Hóc Môn hay Củ Chi, vừa đầu tư chăn nuôi bò lâu dài tìm kiếm tiền lời, vừa là trang trại ngoại ô của gia đình. Theo các chuyên gia thì tôi có nên đầu tư nuôi bò sữa hay không và nên nuôi ở đâu?”.

 

 Thời báo kinh tế Sài Gòn Online xin giới thiệu khảo sát của bà Nguyễn Thị Bích Hằng thuộc Chương trình phát triển ngành sữa của Công ty sữa FrieslandCampina ở Bình Dương về chi phí, lợi nhuận sản xuất sữa tại trại ở các vùng khác nhau và quy mô nuôi khác nhau để bạn Bảy và những ai quan tâm tới đầu tư nuôi bò sữa tham khảo. Cũng xin nhắc lại, do đây là khảo sát mang tính nội bộ của một công ty trong một thời gian cụ thể nên nó chỉ có giá trị tham khảo và không đúng đối với nhiều vùng nuôi bò sữa khác trong nước ngoài vùng bà Hằng đã khảo sát.

Các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất sữa bò tươi tại trại bao gồm thức ăn, chuồng trại, thiết bị, con giống, tiền thuê đất, nhân công, thú y, gieo tinh, điện nước… Chi phí sản xuất 1 kg sữa bò tươi tại trại trong khảo sát này dựa trên các hộ đang bán sữa cho FrieslandCampina Việt Nam ở các khu vực khác nhau và theo các quy mô chăn nuôi hộ gia đình khác nhau, được tính theo công thức: chi phí (đồng/kg) = Tổng số tiền chi ra/Tổng lượng sữa sản xuất được.

Kết quả khảo sát như sau:

Chi phí sản xuất sữa ở các vùng

Khảo sát trên các trại có quy mô đàn giống nhau: 10 bò/trại và sản xuất bình quân 80kg sữa/ngày (xem hình dưới )

 

Như vậy, trong chi phí nuôi bò sữa thì thức ăn chiếm tỉ trọng cao nhất (60 – 70%) và chi phí sản xuất sữa cao nhất ở vùng đô thị (8.255 đồng/kg) và thấp nhất ở vùng nông thôn (5.880 đồng/kg), chi phí thú y cao nhất ở vùng đô thị.

Cụ thể hơn, chi phí sản xuất sữa ở các vùng trong khảo sát khác nhau do có những đặc điểm nổi bật sau:

 

Vùng

Khu vực

Đặc điểm

Chi phí sản xuất sữa

Nông thôn

Lâm Đồng

Bến Cát, BD

Đất trồng cỏ có sẵn, hoàn toàn thích hợp cho CNBS

Thấp nhất, do chi phí thức ăn và chi phí thú y thấp nhất

Bán nông thôn

Đức Hòa, LA

Trảng Bàng, TN

Các xã thuộc khu vực Tây Bắc Củ Chi

Vùng bắt đầu đô thị hóa, CNBS bắt đầu bị cạnh tranh với các ngành nghề khác, đất trồng cỏ đang giảm dần.

Đô thị hóa

Thuận An – Thủ Dầu Một, BD

Các xã còn lại của Củ Chi, TPHCM

Vùng đô thị hóa nhanh, đất trồng cỏ hạn chế. CNBS đang dần dần không còn thích hợp, bị cạnh tranh với ngành nghề khác

Đô thị

Thủ Đức - Hóc Môn – Bình Chánh – Thị trấn Củ Chi, TPHCM

Không có hoặc có rất ít đất để trồng cỏ. Không thích hợp để nuôi bò.

Cao nhất, do chi phí thức ăn và chi phí thú y cao nhất

 

Lợi nhuận từ chăn nuôi bò sữa ở các vùng (xem hình dưới)

 

 

và như vậy, chênh lệch chi phí, thu nhập và lợi nhuận trong chăn nuôi bò sữa giữa đô thị và nông thôn như sau:

Chăn nuôi Bò sữa

Vùng nông thôn

Vùng đô thị

Nông thôn so với đô thị

Chi phí SX sữa

Thấp nhất

Cao nhất

- 40%

Thu nhập từ giá sữa

Cao nhất

Thấp nhất

+ 3%

Lợi nhuận

Cao nhất

Thấp nhất

+ 70%

Không khuyến khích CNBS ở vùng đô thị

 

Chi phí sản xuất sữa theo các quy mô chăn nuôi hộ gia đình khác nhau

Khảo sát trên các trại trong cùng một vùng (hình dưới)

 

 

Theo đó, với trại bò 30 con, chi phí thức ăn và nhân công là thấp nhất, như vậy ở hộ gia đình, chăn nuôi với quy mô thích hợp mà theo khảo sát là 30 con/hộ sẽ tiết kiệm được chi phí.

Lợi nhuận từ chăn nuôi bò sữa ở các quy mô chăn nuôi hộ gia đình khác nhau (hình bên dưới)

 

 

Theo đó, chăn nuôi ở hộ gia đình với các quy mô khác nhau sẽ có chi phí sản xuất và thu nhập từ giá sữa khác nhau, dẫn tới đến lợi nhuận.

Tạm kết luận

1. Chăn nuôi bò sữa ở vùng nông thôn có chi phí sản xuất sữa thấp nhất (40% so với đô thị) và lợi nhuận cao nhất (70% so với đô thị).

2. Qui mô chăn nuôi nhỏ (10 con/trại) có chi phí sản xuất sữa cao hơn 6% và lợi nhuận thấp hơn 18% so với quy mô chăn nuôi đàn lớn hơn (30 con/trại).

3. Lợi nhuận trong chăn nuôi bò sữa sẽ gia tăng nếu người chăn nuôi kiểm soát chi phí sản xuất một cách hợp lý.

Nguồn: TBKTSG Online
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác