Giải pháp cho hộ nông dân

Chăn nuôi Bò sữa quy mô nhỏ: con đường thoát nghèo

Làm thế nào để chăn nuôi bò sữa ở quy mô nông hộ có khả năng cạnh tranh hơn là một công cụ mạnh trong việc giảm nghèo, bổ sung dinh dưỡng và cải thiện sinh kế cho người nghèo ở nhiều nước đang phát triển. Đây là kết luận của FAO trong một báo cáo mới công bố ngày 29/9/2010 về chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ.

Nhu cầu tiêu dùng sữa toàn cầu tăng lên khoảng 15 triệu tấn/năm, chủ yểu ở các nước đang phát triển. Sản lượng sữa tăng lên từ các cơ sở chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ sẽ tạo ra khoảng 3 triệu việc làm/năm, Sammuel Jutzi, Giám đốc Bộ phận Chăn nuôi và thú y của FAO nói.
“Nghiên cứu này cho thấy khả năng độc nhất vô nhị để thiết lập chuỗi sản phẩm sữa bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và thị trường thế giới. Phát triển đúng hướng ngành sữa sẽ đóng góp bền vững để đạt Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về xoá đói, giảm nghèo, ông Jutzi nhận xét.
Những vấn đề của ngành sữa
Trên thế giới có khoảng 150 triệu hộ chăn nuôi bò sữa ở quy mô nhỏ, với khoảng 750 triệu người tham gia, đa số lực lượng lao động này thuộc các nước đang phát triển. Đây là kết quả thu được từ nghiên cứu về Hiện trạng và Triển vọng chăn nuôi bò sữa ở quy mô nông hộ - Một triển vọng toàn cầu, do FAO và Mạng lưới so sánh trang trại quốc tế (IFCN) xuất bản. Tính trên toàn cầu, quy mô trung bình chăn nuôi bò sữa là khoảng 2 con/hộ, cung cấp trung bình khoảng 11 lít sữa/ngày/hộ.
Toàn thế giới có khoảng 6 triệu người tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa, chủ yếu là ở các nước đang phát triển.
Cạnh tranh và mền dẻo
Ở các nước thuộc đối tượng nghiên cứu cuả FAO/IFCN, người chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ có chi phí sản xuất rất cạnh tranh và vì vậy, nếu được tổ chức tốt, có tiềm năng để cạnh tranh với các hệ thống chăn nuôi bò sữa công nghiệp, đầu tư lớn, công nghệ cao ở các nước đã và đang phát triển. Chỉ có một vài trường hợp ngoại lệ, hộ chăn nuôi bò sữa có thu nhập tương đối cao tính trên một lít sữa. Họ phản ứng khá mềm dẻo khi giá thức ăn tăng vì họ thường chỉ sử dụng một phần nhỏ thức ăn đi mua.
Báo cáo của FAO/IFCN cũng cho thấy nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm sữa ngày càng tăng  ở các nước đang phát triển, do sức ép của tăng dân số và thu nhập tăng, tạo cơ hội quan trọng về thị trường cho chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ. Thu nhập tăng cũng sẽ góp phần làm cho giá sữa trên giá trường quốc tế tăng.
Thực hành quản lý chăn nuôi tốt hơn, tăng quy mô chăn nuôi và tăng năng suất có thể cải thiện dễ dàng năng suất lao động của hộ chăn nuôi bò sữa. Nhưng đây là quá trình lâu dài. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng phát triển ngành sữa là một giải pháp tiềm năng để giảm nghèo.
Những tồn tại hiện hữu
Chăn nuôi bò sữa ở nông hộ sẽ chỉ có thể đạt tới đầy đủ tiền năng của nó nếu một số nguy cơ và thách thức mà ngành sữa đang phải đối mặt được giải quyết. Ở nhiều nước đang phát triển, hộ chăn nuôi thiếu kỹ năng quản lý cơ sở chăn nuôi của họ như là “một doanh nghiệp”; khó tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn về chăn nuôi và tiếp thị; có ít hoặc không có vốn để tái đầu tư do tiếp cận hạn chế đối với các quỹ tín dụng; và kém lợi thế do quy mô đàn nhỏ, năng suất thấp và chất lượng sữa chưa cao.
Báo cáo này cũng phát hiện thấy việc can thiệp mạnh bằng chính sách (hỗ trợ giá, cô ta sữa, chi trả trực tiếp, các chương trình hỗ trợ đầu tư, trợ giá xuất khẩu) ở các nước phát triển tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành sữa ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và đánh vào những người chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển.
Chăn nuôi hộ cũng bị ảnh hưởng bởi tự do thương mại do phải đương đầu cạnh tranh với các doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa quy mô lớn là các cơ sở chăn nuôi có khả năng phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của môi trường thị trường.
Quan ngại về môi trường cũng là một nguy cơ khác cho chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ. Người ta ước tính các hệ thống chăn nuôi bò sữa năng suất thấp ở châu Phi và Nam Á tạo ra chỉ số các bon cao hơn tính trên 100 kg sữa được sản xuất so với các hệ thống chăn nuôi bò sữa có năng suất cao ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Chỉ số các bon này cũng có thể giảm được đáng kể thông qua cải tiến thức ăn cho bò sữa.
Tạo giá trị
Nghiên cứu của FAO/IFCN cũng đề xuất cho bất kỳ chiến lược phát triển chăn nuôi bò sữa nào cũng không nên chỉ tập trung duy nhất vào người chăn nuôi mà phải cải thiện khả năng cạnh tranh trong suốt chuỗi giá giá trị sản phẩm sữa, người chăn nuôi mục tiêu, nhà cung cấp đầu vào, nhà thương mại sữa, nhà chế biến, nhà bán lẻ và các đối tác liên quan khác.
Tạo giá trị trong mỗi khâu của chuỗi giá trị sản phẩm sữa, suy cho cùng,  cũng là mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì họ có khả năng tiếp cận được nhiều sản phẩm sữa hơn với cùng một khoản tiền bỏ ra hoặc cần phải chi tiêu ít hơn cho các sản phẩm sữa mà họ muốn mua.
 “Hộ chăn nuôi bò sữa nói chung đạt hiệu quả cao về nguồn lực”, Joachim Otte, một trong những đồng biên tập của báo cáo này cho biết. “Tiếp cận tín dụng, giống tốt, dịch vụ thú y và cùng với các biện pháp chính trị hỗ trợ có thể giúp hộ chăn nuôi bò sữa có khả năng tham gia vào thị trường đầy biến động hiện này”.
Một vài số liệu do FAO công bố
1. Tiêu dùng sữa và các sản phẩm sữa tính trên đầu người ở Tây Âu vượt quá 300 kg/năm so với dưới 30 kg/năm ở các nước châu Phi và châu Á.
2. Nam Á (chủ yếu là Ấn Độ và Pakistan) và Cộng đồng châu Âu với 25 thành viên là những vùng sản xuất sữa quan trọng nhất, chiếm tới 44% sản lượng sữa toàn cầu.
3.  Chỉ có rất ít các nước có thể tự cung tự cấp đủ tiêu dùng sữa.
4. Các nước chính dư thừa sữa là Argentina, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ, Uruquay, EU và Tây Âu.
5. Các nước thiếu sữa chính là Algeria, Trung Quốc, Nhật Bản, Mê-xi-cô, Philippin và Liên bang Nga./.

Nguồn: http://tin247.com
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác