Giải pháp cho hộ nông dân
Cải thiện điều kiện vệ sinh chuồng trại
Từ những nhận định trên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu bệnh sinh sản và viêm vú bò sữa và xác định giải pháp phòng trị”, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của môi trường đến bệnh viêm vú bò sữa” nhằm đánh giá sự tác động của điều kiện vệ sinh chuồng nuôi, khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ) trong chuồng nuôi lên bệnh viêm vú bò sữa.
1. Vật liệu và phương pháp
1.1. TN 1b. Cải thiện điều kiện vệ sinh chuồng nuôi
Thời gian thí nghiệm: 7 tháng từ 01/04/2005 đến 31/10/2005
Số bò thí nghiệm: 30 con bò đang vắt sữa từ tháng thứ nhất đến tháng 06.
Bố trí TN: Chọn 3 hộ chăn nuôi bò sữa ở khu vực Củ Chi, mỗi hộ có 15-20 con bò đang vắt sữa từ tháng thứ 01 – tháng thứ 06. Cả ba hộ này ở cùng xã và có các điều kiện môi trường, chuồng trại, nuôi dưỡng (phương thức cho ăn, khẩu phần ăn…) giống nhau, mỗi hộ đều có người (hoặc máy) vắt sữa riêng (không sử dụng người vắt sữa thuê). Hai hộ đối chứng và một hộ thí nghiệm. Tại hộ TN sẽ áp dụng các biện pháp kỹ thuật cải thiện vệ sinh chuồng nuôi bò, như sau:
- Tăng số lần dọn phân/ngày: 3 lần/ngày, nhất là trước khi vắt sữa.
- Dời hố ủ phân cách xa chuồng: 5-10m.
- Sát trùng chuồng trại hàng tháng bằng dung dịch sát trùng Iodavic (chuẩn độ 10.000 ppm iốt họat tính trong 1 lít). Các sử dụng: pha 1 lít Iodavic trong 100 lít nước để có dung dịch chứa 100 ppm I ốt họat tính, phun xịt tòan bộ chuồng (theo khuyến cáo của nhà sản xuất)
- Vệ sinh máng ăn, khử trùng nguồn nước uống bằng dung dịch sát trùng Iodavic (chuẩn độ 10.000ppm iốt họat tính trong 1 lít). Các sử dụng: pha 1 lít Iodavic trong 3.000 lít nước uống để có dung dịch chứa 3 ppm I ốt họat tính (theo khuyến cáo của nhà sản xuất).
- Có nơi vắt sữa riêng, không vắt bỏ tia sữa đầu xuống nền chuồng.
- Tắm bò hàng ngày và tách riêng những bò bị viêm vú (tiềm ẩn).
Các chỉ tiêu theo dõi: Lập phiếu theo dõi để thu thập các thông số:
- Tình trạng bệnh viêm vú: kiểm tra tình trạng bệnh viêm vú cận lâm sàng (VVCLS) hàng tháng của từng thùy vú, từng con bò bằng phương pháp CMT (phụ lục 1) hay máy phát hiện viêm vú tiềm ẩn bằng điện tử (EMD, phụ lục 2). TrongTN này, chúng tôi phân chia 3 mức độ viêm vú cận lâm sàng là
o Viêm vú cận lâm sàng mức độ 1 (VVCLS 1): là mức độ viêm nhẹ, bò có thể tự khỏi. Thùy vú bị bị xác định VVCLS 1 khi kết quả CMT là T hay 1, hoặc kết quả đo bằng EMS từ 250-300 (hoặc số đo của thùy vú đó thấp hơn 10% so với số đo lớn nhất của thùy vú trong cùng bầu vú).
o Viêm vú cận lâm sàng mức độ 2 (VVCLS 2): là mức độ viêm nặng có nguy cơ chuyển sang viêm vú lâm sàng. Thùy vú bị bị xác định VVCLS 2 khi kết quả CMT là 2-3 hay kết quả đo bằng EMS nhỏ hơn 250.
o Viêm vú cận lâm sàng (VVCLS): bò được xác định VVCLS khi chỉ cần có 1 thùy vú bị viêm ở bất kỳ mức độ nào.
- Sản xuất sữa hàng ngày của từng con.
- Chất lượng sữa (thông qua kết quả kiểm tra của các đơn vị mua sữa như Vinamilk hay Cty Cô gái Hà Lan)
- Lấy mẫu sữa bị viêm (nếu có) để phân lập vi khuẩn và lập kháng sinh đồ để lên phương án điều trị.
1.2. TN 5b. Cải thiện điều kiện khí hậu trong chuồng nuôi
Thời gian thí nghiệm: 7 tháng từ 01/04/2005 đến 31/10/2005
Số bò thí nghiệm: 34 con bò đang vắt sữa từ tháng thứ nhất đến tháng 06.
Bố trí TN: bố trí ở khu vực Củ Chi, TP.HCM , chọn 3 hộ gồm 1 hộ đối chứng và 2 hộ thí nghiệm, mỗi hộ có 10-20 con bò đang vắt sữa. Các hộ này ở cùng xã và có các điều kiện môi trường, chuồng trại, nuôi dưỡng (phương thức cho ăn, khẩu phần ăn…) giống nhau, mỗi hộ đều có người (hoặc máy) vắt sữa riêng (không sử dụng người vắt sữa thuê).
- Bò trong lô đối chứng và các lô thí nghiệm đều được ăn khẩu phần cân bằng năng lượng.
- Lô thí nghiệm: tùy theo cấu trúc của từng chuồng bò mà chúng tôi đề xuất phương pháp cải thiện môi trường cho phù hợp. Cụ thể như sau:
Cấu trúc chuồng nuôi và biện pháp cải thiện khí hậu trong chuồng nuôi ở 2 hộ TN A và B
Hộ thí nghiệm A |
|||
Hiện trạng chuồng nuôi |
|
Biện pháp cải thiện |
|
Mái chuồng |
|
Lắp đặt quạt máy |
|
Lọai vật liệu |
Tôn |
Số lượng quạt (cái) |
2 |
Độ cao (mét) |
3,5 |
Công suất quạt (mã lực) |
1 |
Điểm thấp nhất (m) |
2,2 |
Độ dài cánh quạt (cm) |
30 |
Nền chuồng |
|
Độ cao đặt quạt (m) |
3 |
Lọai vật liệu |
Xi măng |
Vị trí đặt quạt |
Đầu hồi chuồng |
Dài (m) |
12 |
|
|
Rộng (m) |
7 |
Lắp hệ thống phun nước |
|
Đàn bò |
26 |
Máy bơm nước (cái) |
1 |
Vắt sữa |
9 |
Công suất máy (mã lực) |
0,5 |
Cạn sữa |
5 |
Số pét phun nước (cái) |
3 |
Bò tơ |
6 |
Lọai pét phun |
Phun chụp xòe |
Bê |
6 |
Khỏang cách giữa 2 pét (m) |
4 |
Mật độ nhốt (m2/con) |
4,2 |
Vị trí đặt hệ thống phun |
Trên mái chuồng |
Bê con được nhốt riêng |
|
|
|
Nhận xét độ thông thóang |
Kém |
|
|
Hộ TN B |
|||
Hiện trạng chuồng nuôi |
|
Biện pháp cải thiện |
|
Mái chuồng |
|
Lắp đặt quạt máy |
|