Định hướng phát triển ngành sữa việt nam

Chương trình phát triển bò sữa Việt Nam

I. Yếu tố thuận lợi

1. Dân số trên thế giới tăng nửa tỷ trong mỗi 3 năm. Áp lực về thực phẩm như sữa, thịt bò trở thành khẩn thiết.
2.Nông nghiệp Việt Nam đóng góp 25% tổng số sản xuất toàn nước và cung cấp công ăn việc làm cho 67% lao động toàn quốc.
3. 90% sản phẩm sữa tiêu thụ tại Việt Nam được nhập từ ngoại quốc. Số kinh phí lên đến 400 triệu đô la Mỹ một năm.

4.Nghị định 167/2001/QĐ/TTg do Thủ tướng ban hành đưa vấn đề phát triển bò sữa lên hàng quốc sách. Chỉ tiêu năm 200.000 con bò sữa và 1 triệu tấn sữa đến năm 2010.

5.Nông dân đã có ít nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi bò sữa và hưởng ứng nhiệt tình. Hiện nay, việc chăn nuôi bò sữa đã được nông dân nghiên cứu và tham gia tích cực có hiệu quả tốt tại một số tỉnh.

6.Phù hợp chủ trương xây dựng khả năng tự sinh tồn , tự phát triển cho nông dân của Ngân hàng thế giới .

7.Sữa và thịt là thực phẩm dinh dưỡng chiến lược trong việc phát triển thế hệ tương lai về thể chất và trí thông minh . Trẻ em rất cần sữa để phát triển.

II. Mục tiêu
Ngắn hạn :
1. Nhập 80.000 con bò sữa trong 10 năm để nâng lên đàn bò 200.000 con vào năm 2015
2. Thiết kế 80 trung tâm thu hoạch sữa có khả năng thu hoạch 2000 con bò một ngày.
3. Xây dựng, quản lý 4 nhà máy chế biến sữa có công suất 150.000 lít mỗi ngày.
4. Thiết kế đồng cỏ cao cấp sử dụng đủ cho chăn nuôi bò sữa.

5. Xây dựng hai trung tâm cách ly theo tiêu chuẩn quốc tế, một tại phía bắc, một tại phía nam, để nhập bò và quản lý bệnh tật an toàn trước khi phân bổ bò cho nông dân.

6. Xây dựng hai nhà máy chế biến thức ăn cho bò sữa.
Dài hạn:
7. Nâng cao trình độ quản lý bò sữa nói riêng và nông nghiệp nói chung tại Việt Nam.
8. Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm sữa và các sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

9.Xây dựng các chương trình huấn luyện quản lý cho các cấp về nghành bò sữa. Nhu cầu đào tạo 500 chuyên gia các nghành trong quản lý và kỹ thuật để phát triển chương trình bò sữa.

10.Chuyển giao công nghệ qua hội thảo, giáo dục cộng đồng và huấn luyện tại cơ sở.
11. Thiết kế một mô hình cộng đồng tự sinh tự quản bằng hệ thống quản lý chất lượng toàn bộ. 

12.Thành lập một trung tâm công nghệ sinh học để phát triển nông nghiệp chiến lược về lâu dài . Trung tâm sẽ lo tìm ra loại tinh và phôi cho bò sữa địa phương, cải tạo các loại giống cây trồng và thú vật chăn nuôi và chuyển giao công nghệ cho chuyên viên trong nước.

13.Thành lập trường quản lý nông nghiệp thương mại. Đào tạo chuyên viên quản lý và tiếp thị để hỗ trợ xuất khẩu nông phẩm Việt Nam sang nước ngoài.

14.Thành lập Quỹ Phát Triển Nông Dân - VIFAFUND để huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ cho việc phát triển bò sữa về lâu dài.

III. Phương thức thực hiện
1. Mỗi trung tâm bò sữa nuôi khoảng 1000 con có đủ phương tiện cao cấp, máy móc tiên tiến , cán bộ kỹ thuật giỏi.
2. Trung tâm thu hoạch sữa có hệ thống kiểm tra hiện đại, trữ lạnh và chuyển giao cho nhà máy chế biến sữa.
3.  Mỗi nông dân nuôi 10 con, sống theo vệ tinh chung quanh trung tâm nuôi bò sữa khoảng 2 km.
4.  Khoảng 100 hộ nông dân nuôi bò sữa sẽ sống chung quanh trung tâm.
5.  Hệ thống quản lý thông tin nối mạng các trung tâm và trung ương để quản lý nhịp nhàng.

6. Các hệ thống hỗ trợ chăn nuôi gồm có chuyên gia thú ý , chuyên gia bò sữa, chuyên gia cỏ, chuyên gia vi tính , thức ăn tinh.

7. Các nông dân hoặc tập đoàn chăn nuôi có đủ điều kiện sẽ được mua một số bò và máy móc theo kế hoạch tài chính tín dụng do Quỹ Phát Triển Nông Dân cung cấp. 30% ứng trước nộp cho Ngân hàng có chứng nhận, 70% sẽ trả cho Ngân hàng bằng sản phẩm thu hoạch trong 3 đến 5 năm cho đến khi hoàn tất số nợ. Lãi suất khoảng 6% đến 7% một năm không kể phí Ngân hàng và quản lý quỹ. Kiểm toán độc lập quốc tế được bổ nhiệm để thực hiện giải ngân và thu lại khoản tiền cho vay.

8. Bò sẽ được cho ăn thêm chất ăn tinh trong khi thu hoạch sữa hằng ngày tại trung tâm thu hoạch sữa để đảm bảo chất lượng sữa và thời gian thu hoạch.

9.  Giống bò: Đề nghị HF, Jersy, lai giống nhiệt đới và lai giống nôị địa
10.  Thời gian chuyển vận : 30 ngày tại quốc gia xuất , 30 ngày tàu biển, 45 ngày tại trại cách ly Việt Nam.
Mỗi chuyến tàu khoảng 3.000 con để có hiệu quả kinh tế 
IV. Nhà máy chế biến sữa
- 4 nhà máy công suất 150.000 lít mỗi ngày.
- Sữa thu hoạch chuyển vào tank 40C với hệ thống lọc hơi, sau đó sơ chế.
V. Nguồn tài chánh
- Nông dân ứng trước : 30% nộp qua ngân hàng Việt Nam
- Quỹ đầu tư phát triển nông dân: cho vay tín dụng 30% lãi xuất thấp.

- Tín dụng cho chương trình huy động từ phía nước ngoài USDA, EFIC, qua các cơng ty cung cấp bò và dụng cụ 30% đến 40% lãi xuất tương đối.

- Các hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế 10% đến 20% như USDA, USDP, AUSAID, FAO etc. Viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay lãi.

VI. Kế hoạch thực hiện
Kế hoạch trong 5 năm đầu:
  • Năm 1:
- Nhập 6.000 bò sữa
- Thiếp lập 3 trung tâm bò sữa kiểu mẫu, thu hoạch sữa, hướng dẫn nông dân.
- Xây dựng 1 trung tâm cách ly theo tiêu chuẩn cao
- Xây dựng 1 trung tâm công nghệ sinh học
- Xây dựng 1 nhà máy chế biến cỏ và thực phẩm tinh cho con bò
- Thành lập trung tâm chuyển giao công nghệ huấn nghệ cho chuyên viên chăn nuôi Việt Nam.
- Một trung tâm nối mạng thông tin để nâng cao trình độ quản lý chăn nuôi.
- Thành lập Quỹ Đầu Tư Phát Triển Nông Dân VIFAFUND
  • Năm 2 :
- Nhập 6.000 con bò sữa
- Xây dựng nhà máy sữa
- Thiếp lập 3 trung tâm bò sữa kiểu mẫu, thu hoạch sữa, hướng dẫn nông dân.
- Xây dựng 1 trung tâm cách ly theo tiêu chuẩn cao
- Xây dựng 1 trung tâm công nghệ sinh học
- Xây dựng 1 nhà máy chế biến cỏ và thực phẩm tinh cho con bò
- Thành lập trung tâm chuyển giao công nghệ huấn nghệ cho chuyên viên chăn nuôi Việt Nam.
- Kế hoạch phân phối và tiếp thị cho kế hoạch bò sữa 10 năm.
  • Năm 3 :
- Nhập 8.000 bò sữa
- Xây dựng nhà máy sữa
  • Năm 4 :
- Nhập 10.000 bò sữa
- Xây dựng nhà máy sữa
- Xây dựng trung tâm quản lý môi trường cho nông nghiệp nhất là chương trình phát triển bò sữa.
  • Năm 5 :
- Nhập 10.000 bò sữa
- Xây dựng nhà máy chế biến sữa
Kết quả 5 năm 
- Tổng số nhập 40.000 bò sữa
- Tổng số nhà máy sữa : 4 nhà máy chế biến sữa 150000 lit mỗi ngày
- Tổng số 2 trung tâm cách ly theo tiêu chuẩn quốc tế
- Tổng số 2 trung tâm công nghệ sinh học cao cấp
- Một trường dạy chuyên nghiệp cho quản lý nông nghiệp
- Một trung tâm quản lý môi trường cho nông nghiệp nhất là chương trình phát triển bò sữa
- Một nhà máy chế biến cỏ và thực phẩm tinh cho bò 
- Một trung tâm nối mạng thông tin nâng cao trình độ quản lý chăn nuôi.
- Một Quỹ Đầu Tư Phát Triển Nông Dân VIFAFUND   
 
 
Kế hoạch 10 năm
- Năm 6: Nhập 12.000 bò sữa
- Năm 7: Nhập 12.000 bò sữa
- Năm 8:  Nhập 12.000 bò sữa
- Năm 9:  Nhập 12.000 bò sữa
- Năm 10:  Nhập 12.000 bò sữa
Kết quả 10 năm:
- Nâng tổng số đàn bò lên 200.000 bò sữa
- 4 nhà máy chế biến sữa công xuất 150.000 lit mỗi ngày.
- 2 nhà máy chế biến cỏ và thức ăn tinh
- Sản xuất 500 lít mỗi năm
- Đạt chỉ tiêu 75% dự trù của Bộ Nông Nghiệp 
- 2 trung tâm Công nghệ sinh học
- 1 trường dạy quản lý nông nghiệp cao cấp
- 1 khu công nghiệp cao cấp
Kinh phí :   
- 100.000 bò x 2.000                              =         200 triệu     
- 50 trung tâm x 3 mil                             =        150 triệu
- 4 Nhà máy sữa                          =         40 triệu
- 2 Nhà máy thức ăn tinh              =            6 triệu
- 2 Trung tâm Công nghệ sinh học   =         10 triệu
- 2 Trung tâm cách ly                            =            2 triệu
- Chi phí quản lý & dự phòng                    =         10 triệu
- Trường dạy quản lý nông nghiệp            =         10 triệu      
- Chuyển giao công nghệ và quản lý         =         10 triệu
- Hệ thống phân phối trữ lạnh và tiếp thị=     2 triệu  
- Hệ thống xử lý môi trường  
- Hệ thống thông tin nối mạng và quản lý
Thu hoạch:
- Lãi sau        5 năm 110 triệu
                    8 năm 300 triệu
                    20 năm 1 tỷ đô
- Nhà máy sữa :
Năm đầu :0,2 triệu
5 năm sau:20 triệu mỗi năm
Nguồn: mard.gov.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác