Điểm thể trạng

Kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp khắc phục hiện tượng chậm động dục của bò sữa sau khi sinh tại huyện Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An”

Ngày 2/10/2009, Hội đồng nghiệm thu cấp Tỉnh đã nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp khắc phục hiện tượng chậm động dục của bò sữa sau khi sinh tại huyện Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An” do Trung tâm Giống chăn nuôi Nghệ An và KS. Ngô Vĩnh Sơn cùng các cộng sự Trung tâm Giống chăn nuôi Nghệ An chủ trì thực hiện.

Đề tài đã điều tra, đánh giá về thể trạng, tỷ lệ bò chậm động dục, tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của bò sữa thấy rằng: thể trạng gầy (điểm thể trạng < 3) chiếm 53,2%, thể trạng trung bình trở lên (điểm thể trạng > 3,25) chỉ có 46,8% do vậy cần đầu tư chăm sóc tốt hơn; Tỷ lệ bò chậm động dục lại chiếm 26,6%, số bò phối giống > 3 lần chiếm 21, 6%, tỷ lệ bò sẩy thai, động dục không theo chu kỳ là 2,8% và 2,5%. Nguyên nhân: chăm sóc kém, ít chăn thả nên không được tiếp xúc với ngoại cảnh, người nuôi ít kinh nghiệm trong khai thác sữa, phòng và chữa các bệnh về đường sinh sản, thiếu kinh nghiệm theo dõi bò động dục, dẫn tinh viên, quản lý sinh sản đàn bò; Tỷ lệ bò mắc bệnh sinh sản chiếm 71,3%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở bò HF cao hơn ở bò F1, F2 (53,2% và 46,8%). Trong tổng số các bò mắc bệnh thì tỷ lệ bò có buồng trứng phát triển kém chiếm 70,1% (40% F1, F2 và 60% HF). Nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng, do rối loạn sinh sản, rối loạn nội tiết (các hormon).

Đề tài đã áp dụng một số giải pháp khắc phục hiện tượng chậm động dục lại của bò sữa. Kết quả: Với khẩu phần ăn bổ sung, thời gian động dục lại của đàn bò thí nghiệm là 97,9 ngày, rút ngắn thời gian là 39,8 ngày so với bò nuôi đại trà trong dân (137,7 ngày); Sử dụng Prostaglandin dạng tổng hợp (PGF2α) của Mỹ với liều 25 mg/con tiêm bắp trên bò chậm động dục lại do thể vàng tồn lưu bệnh lý sau 2-4 ngày bò động dục và được phối giống tỷ lệ đạt 73,3% và có chửa 63,6%, trong đó HF là 75% động dục và 66,7% có chửa, F2,F3 là 71,4% động dục và 60% có chửa; Sử dụng 2 liều PGF2α cách nhau 11 ngày tỷ lệ động dục là 46,6% và phối có chửa là 33,3%; Dùng phương pháp đặt dụng cụ âm đạo CIDR đạt tỷ lệ bò động dục là 78%.

Đặc biệt kết quả nghiên cứu đã đưa ra được quy trình phòng và khắc phục hiện tượng chậm động dục trở lại ở bò sữa nhằm khuyến cáo mở rộng chăn nuôi bò sữa tại Nghệ An.

Đề tài được Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh xếp loại khá và kiến nghị cần mở rộng kết quả đề tài bằng dự án khoa học hỗ trợ xây dựng mô hình.

Nguồn:
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác