Các thông tin tinh bò trong và ngoài nước

Thế hệ thứ ba của công nghệ sinh sản

Rất nhiều lợi ích của kỹ thuật này đã được xác định khi so sánh với hệ thống sản xuất phôi truyền thống, đặc biệt khi chú ý đến giá thành sản xuất phôi như là yếu tố quan trọng nhất.

Do nhu cầu thương mại về phôi trên thế giới, kỹ thuật ET được phát triển mạnh vào cuối những năm 1970 và đến những năm đầu thập kỷ 1990 đã vượt mức 150.000 phôi/năm. Trong năm 1999, đã có 714.356 phôi được thu thập từ những bò cái cao sản trên toàn thế giới và đã có 520.712 phôi được sử dụng để cấy sang cho những bò cái khác. Trong số đó, châu Á chỉ sản xuất được 10,5% phôi và chỉ sử dụng 9,6% số phôi trên thế giới.

Mỹ và các nước ở châu Âu là những nơi sản xuất và sử dụng nhiều phôi nhất trên thế giới. Ở châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là một trong những nước áp dụng và triển khai thành công công nghệ sinh học sinh sản trên gia súc. Chỉ tính riêng ở Nhật, số bê sinh ra bằng kỹ thuật ET năm 2003 đã gấp 16 lần so với 10 năm trước (1.202 bê ET/1993 so với 19.583 bê ET/2003), và số bê sinh ra từ phôi in vitro hiện nay đã nhiều hơn số bê sinh ra từ phôi in vivo năm 1993. Tính đến 2008, số phôi in vitro được sản xuất ra là 330.953 phôi so với số lượng phôi in vivo là 746.250 phôi, bằng khoảng 44,3%, đã chứng minh sự phát triển mạnh mẽ của IVP. Châu Á, trong đó chủ yếu là Nhật, đã sản xuất gần 80.000 phôi in vitro, nhưng chủ yếu để phục vụ bảo quản đông lạnh và mới chỉ có 15,6% (tương đương 12.655 phôi) được sử dụng cho cấy phôi (IETS, 09/2009).Ngoài ra, thực hiện OPU-IVP trên bò cái tơ có thể giúp tăng tiến bộ di truyền lên đến 22% (Lohuis, 1995). Thông qua OPU, tiềm năng sử dụng của một bò cái cho phôi có thể đạt năng suất 15-20 trứng/tuần.

Khi quan tâm tính toán đến tỷ lệ sử dụng kỹ thuật này và loại bớt những hao hụt trogn quá trình IVP và ET, một bò cái có tiềm năng sản xuất đến 50-100 bê trong một năm. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi kỹ thuật OPU-IVP-ET đã được sử dụng phổ biến rất nhanh trong thập niên qua.

Hiện tượng này thấy rất rõ ở Brazil, nơi có khoảng 130.000 ca cấy phôi từ IVF trong một năm, phần lớn từ những giống bò Zebu, chiếm gần 50% số ca ET từ phôi IVF trên toàn thế giới trong năm 2005, và vượt qua số ca ET sử dụng phôi in vivo ở Brazil trong cùng giai đoạn (Thibier, 2005).

TS. Chung Anh Dũng

Nguồn: iasvn.org
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác