Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị

ế nào gọi là viêm vú lâm sàng? Phương pháp điều trị?

Trường hợp viêm vú gọi là lâm sàng nếu thấy:

- Nhiệt độ và mầu da của bầu vú thay đổi. Khi sờ vào bầu vú bò sữa có cảm giác đau.

- Hình dạng của bầu vú hay của một khoang vú cũng như trạng thái đặc chắc của mô bầu vú bị thay đổi.

- Bò sữa có các triệu chứng bệnh toàn thân: sốt, ăn không ngon miệng...

- Bên cạnh đó, thấy có những thay đổi về trạng thái và thành phần của sữa: sữa có dạng rất lỏng, trong sữa có các hạt lổn nhổn hoặc các vết máu, đôi khi có các vết mủ. Thành phần sinh hóa học của sữa cũng thay đổi: số lượng tế bào thân thể tăng, thay đổi độ axít của sữa, tăng tỷ lệ albumin và tăng hoạt tính của các enzym trong sữa.

Để điều trị trường hợp viêm vú lâm sàng, cần tiến hành các biện pháp sau:

 

* Vắt thải sữa thường xuyên

 

Có thể dùng kim thông vú để thải sữa hoặc dùng tay vắt sữa ra (cứ 2 giờ làm một lần). Nếu dùng tay thì phải chú ý thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương thêm các mô tuyến vú.

 

* Sử dụng kháng sinh

 

Tốt nhất là phân lập được vi khuẩn. Và tùy vào từng chủng loại ta có thể điều trị cục bộ, tức là bơm các kháng sinh sau trực tiếp vào tuyến vú:

 

- Penicilline-G: khi viêm nhiễm với liên cầu khuẩn.

 

- Cloxacilline, oxacilline, dicloxacilline, licomycine, erytromycine, kanamycine, bacitracine: khi viêm nhiễm với tụ cầu khuẩn.

 

- Polymixine: khi viêm nhiễm do các vi khuẩn dạng coli.

 

- Các kháng sinh có phổ rộng: khi viêm nhiễm do Actinomyces pyogenes gây ra.

 

Trong thực tế, trên thị trường thường có các hỗn hợp kháng sinh pha chế sẵn trong bơm tiêm để điều trị viêm vú (ví dụ: Mastijet Forte). Cách điều trị là bơm kháng sinh vào bầu vú 2 lần, cách nhau 24 giờ. Lần thứ nhất, thực hiện sau khi vắt kiệt sữa vào buổi tối, ngày tiếp theo lại vắt kiệt sữa, sau đó điều trị liều kháng sinh thứ 2 vào khoang vú bị bệnh. Nếu không khỏi thì tiếp tục kéo dài điều trị theo cách này, tùy theo mức độ cần thiết.

 

* Điều trị triệu chứng

 

Thường xuyên chườm rửa bầu vú bằng nước lạnh. Có thể tiến hành điều trị kháng viêm kết hợp với điều trị kháng khuẩn. Tiêm thuốc giảm đau khi gia súc bị đau nặng.

Nguồn: 71 câu Hỏi - Đáp về Chăn nuôi Bò sữa Cần ghi rõ n
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác