Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị
Một số bệnh của Bò sữa ảnh hưởng tới sữa và lây lan sang người
BỆNH VIÊM VÚ (Mastitis)
I/ Nguyên nhân:
Do vệ sinh chuồng trại không đảm bảo, vệ sinh bầu vú không tốt, vắt sữa không đúng kỹ thuật hoặc do núm vú hay bầu vú bị xây xát dẫn tới việc xâm nhập của các loài vi trùng gây bệnh.
II/ Triệu chứng chung:
Bầu vú có biểu hiện nóng đỏ, sưng đau; bò khó chịu khi vắt sữa. Sữa khi vắt ra lợn cợn hoặc kết vón, có khi lẫn máu, mủ. Khởi đầu thường viêm một thùy vú, sau đó lây sang các thùy vú khác, sản lượng sữa giảm rõ rệt. Nếu viêm nặng bò sẽ bị sốt nóng, bỏ ăn. Bệnh thường tiến triển rất nhanh.
III/ Các loại viêm vú:
1. Viêm vú thể tương mạc:
- Đặc điểm: Bầu vú xung huyết, thường hay xảy ra sau khi bò sinh vài ngày, do vi trùng tấn công vào nơi bầu vú bị xây xát hoặc do kế phát của quá trình viêm tử cung hoặc nội mạc tử cung hóa mủ.
- Triệu chứng: Chổ sưng thường thấy ở một thùy vú hoặc nữa bầu vú, ít khi viêm cả bầu vú. Đầu vú sưng to. Chỉ khi vi trùng theo máu vào sâu trong tuyến vú thì toàn bộ tuyến vú sưng to. Sờ nhẹ không đau nhưng ấn mạnh con vật đau và phản ứng. Lượng sữa của thùy vú viêm giảm rõ, chất lượng sữa lúc đầu biến đổi không rõ, sau loãng, lợn cợn. Ngoài các triệu chứng cục bộ, có thể con vật có triệu chứng toàn thân như kém ăn, sốt cao, ủ rũ.Bệnh nhẹ thì sau 7-19 ngày hiện tượng viêm giảm nhưng dễ trở thành mãn tính. Khi tổ chức tuyến vú bị tổn thương nghiêm trọng thì bầu vú có thể bị xơ cứng.
- Điều trị: Khi bầu vú có vết thương phải chữa theo phương pháp ngoại khoa. Nếu do kế phát của bệnh viêm đuờng sinh dục thì phải chữa kịp thời mới trị dứt được bệnh.
2- Viêm vú thể cata:
a/ Đặc điểm: Nhìn bên ngoài không thấy có thay đổi nơi bầu vú nhưng lượng sữa giảm. Nguyên nhân do lỗ đầu vú không khép chặt hoặc sữa tích nhiều trong bầu vú rồi rĩ ra ngoài hoặc do đầu vú bị viêm. Khi nền chuồng, chất độn chuồng, tay người vắt sữa, khăn lau bầu vú do bẩn đã tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập thông qua lỗ đầu vú đi vào bể sữa rồi lan ra cả tuyến vú gây viêm.
b/ Triệu chứng: Lúc đầu sữa loãng, khi bệnh tiến triển trong sữa thấy có lợn cợn hoặc cục vón. Đôi khi cục sữa vón làm tắc đầu vú. Con vật không có biểu hiện triệu chứng toàn thân, triệu chứng cục bộ cũng không rõ. Thể hiện rõ là lượng sữa giảm và trong sữa có lợn cợn hoặc cục vón.
c/ Điều trị:
- Tăng cường số lượng vắt sữa trong ngày và vắt kiệt sữa trong mỗi lần vắt (2- 3 giờ vắt sữa 1 lần) để ngừa viêm lan sang tuyến vú lành và tắc đầu vú. Trước khi vắt sữa phải xoa bóp bầu vú.
- Dùng kháng sinh thụt vào bầu vú sau khi vắt sữa.
- Khi điều trị nên giảm các thức ăn tinh, thức ăn nhiều nước và lượng nước uống để giảm quá trình tiết sữa.
3/ Viêm có mủ:Gồm 2 thể viêm Cata có mủ và viêm mủ.
a/ Thể viêm Cata có mủ:
Đặc điểm:
Kế phát từ viêm Cata, hoặc do nhốt chung bò khỏe với những bò sữa viêm vú, viêm tử cung hoặc mang vết thương có mủ rồi bị lây nhiễm. Vi trùng lây bệnh đa số là liên cầu trùng, ngoài ra còn có tụ cầu trùng E. Coli và các vi khuẩn gây mủ khác. ở bò bệnh, bể sữa, ống tiết sữa, tuyến vú bị viêm làm cho nước thẩm xuất và mủ chảy vào bể sữa và các ống dẫn sữa. Bệnh dễ lây sang bò khỏe.
Triệu chứng: Có 2 thể cấp tính và mãn tính.
- Cấp tính: Con vật sốt tới 410C, ủ rũ, kém ăn. Thùy vú bệnh sưng, đỏ, nóng, đau. Sữa loãng, màu hồng nhạt, vị đắng, trong sữa có lợn cợn, hạch lâm ba vú sưng to.
- Mãn tính: Sau 3 - 4 ngày tiếp theo, hiện tượng viêm giảm dần, nhưng sữa vẫn loãng, nhớt màu vàng nhạt hoặc vàng do lẫn mủ.
Điều trị:
- Đối với thể cấp tính: Nếu bệnh phát ra ở cuối chu kỳ vắt sữa, được điều trị kịp thời sẽ có tiên lượng tốt.
Phương pháp điều trị: Tốt nhất là loại trừ hết vi khuẩn ra khỏi tuyến vú bằng cách tăng số lần vắt sữa và điều trị kịp thời. Khi dùng kháng sinh bơm vào bầu vú, trước đó nên dùng một trong các loại dung dịch sát trùng bơm vào để rửa sạch vi trùng và được vắt ra hết ngay sau đó.
- Đối với thể mãn tính: Thường xuyên vú bị teo đi và các tổ chức tăng sinh làm tắc đường tiết sữa, do đó điều trị không có kết quả và để bệnh kéo dài còn lây ra các thùy vú khác.Thường trường hợp nầy phải xử lý thùy vú cho teo đi và làm cho vú mất khả năng tiết sữa.
b. Thể viêm vú có mủ:
Đặc điểm: Thường do viêm Cata có mủ tiến triển. Khi đường tiết sữa bị tắc sẽ hình thành các bọc mủ, có những bọc mủ to nhỏ khác nhau, có khi là một bọc mủ lớn chứa nhiều bọc mủ nhỏ bên trong.
Triệu chứng: Một phần của thùy vú viêm sưng đỏ, da căng, nóng, đau, có khi sờ thấy lùng nhùng. Nếu bọc mủ nông thì hiện tượng viêm rất rõ, khi có nhiều bọc mủ làm bề mặt thùy viêm nhiều chổ phồng lên. Nếu bọc mủ ở sâu bên trong thì nhìn khó thấy. Lượng sữa giảm, khi tuyến sữa bị nhiễm mủ thì sữa tiết ra có lẫn mủ, có khi cả bầu vú vỡ mủ. Khi bọc mủ to, con vật đi lại khó khăn và có triệu chứng toàn thân, hạch vú sưng to.
Điều trị: Căn cứ triệu chứng cục bộ và thành phần của sữa để chẩn đoán, điều trị cho đúng, nếu nghi
ngờ có thể chọc dò và tốt nhất nên mời cán bộ thú y tới để can thiệp kịp thời và đúng phương pháp. Viêm vú có nhiều bọc mủ và xử lý không đúng có thể gây ra huyết nhiễm mủ hoặc bọc mủ xâm nhập vào các cơ quan nội tạng khác như phổi, thận...
Cần chú ý : Sữa bệnh phải được hủy bỏ hoàn toàn vì có hại cho người tiêu dùng.
4/ Viêm vú có máu:
a. Đặc điểm: Do viêm vú tương mạc cấp tính hoặc viêm vú Cata tiến triển lên, hoặc là biểu hiện của chứng nhiễm trùng toàn thân, bệnh làm các tổ chức của ống tiết sữa bị xuất huyết, sữa màu hồng hoặc đỏ như máu. Thường gặp ở bò đẻ được vài ngày.
b. Triệu chứng: Con vật sốt 410C, ủ rũ, kém ăn hoặc bỏ ăn. Bệnh phát ra ở một nữa hoặc cả tuyến vú, chổ bệnh sưng rõ rệt, bề mặt xuất hiện những đám đỏ. Khi vắt sữa con vật tỏ ra đau đớn. Sữa loãng, màu hồng hoặc đỏ như máu.
c. Điều trị: Để con bệnh nghĩ nơi yên tỉnh, tránh đi lại nhiều để giảm chảy máu. Chú ý chế độ ăn uống, cần cho ăn thức ăn khô. Mời cán bộ thú y tới can thiệp.
IV/ Điều trị
Bò bị viêm vú cần phải phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Nếu viêm nhẹ : Dùng Mastijet Fort hoặc Super Mastikort bơm trực tiếp vào núm vú ngày 2 lần, sau mỗi lần vắt sữa, sau đó vuốt nhẹ cho thuốc lan tỏa trong vú, bên ngoài dùng Mastitis xoa bóp hoặc dùng muối rang bọc trong giẻ chà sát.
Nếu viêm nặng : Có triệu chứng toàn thân, ngoài phần điều trị trên bầu vú, cần điều trị toàn thân như sử dụng chích kháng sinh, kết hợp các thuốc trợ sức theo liều ghi trong hướng dẫn. Các chất kháng sinh có thể sử dụng là Biomycine 20%, Bibiotic...
V/ Phòng bệnh viêm vú:
Phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại đến cơ thể con vật, nhất là bầu vú, cụ thể phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:
1/Kiểm tra bầu vú:
Kiểm tra hàng ngày, phát hiện sự khác thường của bầu vú, của sữa để chẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời.Chỉ những bò sữa có bầu vú bình thường sau khi đẻ, mới được đưa vào diện vắt sữa.
2/Tổ chức việc vắt sữa:
a. Phương pháp vắt: Đúng kỹ thuật, tránh làm tổn thương da, niêm mạc vú.
b. Vệ sinh khi vắt sữa: Rửa sạch bầu vú bằng nước ẩm. Sau đó dùng khăn sạch lau khô. Công nhân vắt sữa phải mặc quần áo sạch sẽ, móng tay cắt ngắn, rửa sạch tay sau khi vắt sữa mỗi con. Cách ly bò bị bệnh, sữa bò bệnh để riêng để xử lý.
c. Trình tự vắt sữa: Bò khỏe vắt trước, bò bệnh vắt sau. Trên đàn bò bệnh cũng theo thứ tự con mắc bệnh nhẹ vắt trước, mắc bệnh nặng vắt sau. Trên cùng con bệnh thì thùy vú lành vắt trước, thùy vú bệnh vắt sau.
d. Số lần vắt sữa:
Bò cao sản, nên tăng số lần vắt sữa trong ngày.
3/Tăng cường quản lý:
- Tránh để xây xát bầu vú.
- Nếu nhập bò mới cần cách ly theo dõi, nhất là khi bầu vú hoặc sữa không bình thường.
- Làm cạn sữa : Bò trước khi đẻ phải được cạn sữa triệt để và chú ý thường xuyên vệ sinh và kiểm tra bầu vú, đầu vú bò trong giai đoạn nầy.
- Bò cái tơ cũng phải định kỳ kiểm tra vệ sinh bầu vú và phát hiện những biểu hiện bất thường.
- Sau khi đẻ : Làm tốt công tác hộ lý, nếu bị viêm nhiễm đường sinh dục phải điều trị kịp thời và dứt điểm.
- Vệ sinh chuồng trại : Chuồng trại phải sạch, khô và tiêu độc định kỳ. Khi vắt sữa không được vắt tia sữa đầu xuống nền chuồng, tránh để vi trùng gây bệnh viêm vú có điều kiện phát triển.
4/Cách ly và điều trị gia súc mắc bệnh viêm vú:
- Cách ly ngay gia súc bệnh để tránh lây lan.
- Điều trị phải đúng liều lượng, đúng phương pháp.
- Chú ý chế độ ăn uống phù hợp với bò viêm vú.
- Tiêu độc triệt để chuồng trại và phân rác nơi bò bệnh.
- Nếu bệnh kéo dài không chữa khỏi nên đào thải để tránh thiệt hại về kinh tế.
BỆNH SẨY THAI TRUYỀN NHIỄM Ở BÒ (Bovine Brucellosis)
I/ nguyên nhân:
Bệnh sẩy thai truyền nhiễm ở bò do vi trùng Brucella aborus gây nên, còn các chủng Brucella khác thì gây bệnh cho các loài động vật khác.
II/ Triệu chứng:
Thời gian nung bệnh rất thay đổi từ 1-2 tuần đến 30 tuần lễ, thể hiện rõ những biến đổi ở cơ quan sinh dục; đôi khi có hiện tượng viêm khớp và bao khớp.
- Bò cái: Khi có thai bò sẽ sẩy thai, đẻ non và sẩy liên tiếp ở các đợt thụ thai sau đó và càng về sau thì tháng tuổi của thai khi sẩy càng thấp (từ tháng thứ 7-8 sau chuyển dần lên tháng 4-5), tử cung viêm nhiễm có mủ, sữa bị biến đổi.
- Bò đực: Viêm dịch hoàn, tỷ lệ đậu thai khi phối giống rất thấp, bệnh nặng và kéo dài có thể gây teo hoặc chai cứng dịch hoàn, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của con đực. Khi bệnh chuyển sang mãn tính tỷ lệ đậu thai có khá hơn nhưng gieo rắc bệnh rất nguy hiểm.
III/ Dịch tể
1. Nguồn bệnh: Do nhập vào đàn những gia súc mắc bệnh sẩy thai truyền nhiễm, hoặc do một gia súc
bị lây bệnh rồi truyền sang thú khỏe trong quá trình giao phối hoặc sống chung môi trường.
2. Các chất truyền bệnh: Sữa, nhau thai, tinh dịch, máu và các chất tiết ra từ các cơ quan sinh dục.
3. Phương thức lây nhiễm:
- Lây lan trực tiếp: Qua giao phối trực tiếp, qua các niêm mạc mắt, da, hô hấp ... có khi do gieo tinh nhân tạo với tinh dịch của bò bệnh.
- Lây lan gián tiếp : Thông qua côn trùng (muỗi, ve ...).
IV/ Chần đoán:
Lâm sàng: Dựa vào triệu chứng đã nêu trên để dự đoán. Nếu nghi là mắc bệnh phải lấy mẫu máu và bệnh tích để kiểm tra huyết thanh và vi trùng học.
V/ Điều trị:
Bò bệnh nên xử lý và loại thải, không điều trị vì mức độ lây lan rất nhanh và mạnh, điều trị tốn kém và nguy hiểm đối với người tiếp xúc với gia súc bệnh cùng với các sản phẩm của nó.
VI/ PHhòng bệnh:
- Định kỳ kiểm tra phát hiện bệnh bằng phản ứng huyết thanh theo hướng dẫn của Chi cục thú y để có kế hoạch bao vây và khống chế bệnh.
- Những cơ sở có những trường hợp sẩy thai cần tiến hành xác định bệnh và có kế hoạch vệ sinh tiêu độc chuồng trại đột xuất và định kỳ. Riêng đối với các bệnh phẩm cần được đốt, chôn sâu có rắc vôi bột và thuốc sát trùng.
- Những gia súc mới mua về, cần nuôi cách ly ít nhất 30 ngày và phải được kiểm tra huyết thanh học, chỉ được nhập vào đàn những con cho kết quả âm tính đối với bệnh. Riêng với bò cái chửa cần được cách ly kiểm tra cho tới khi đẻ.
VII/ Bệnh sẩy thai truyền nhiễm ở người:
- Bị lây nhiễm từ gia súc bằng đường tiếp xúc, hít thở và tiêu hóa.
- Triệu chứng: Sốt định kỳ, mệt mỏi, chảy mồ hôi, đau đầu, kém ăn, viêm khớp, bệnh kéo dài. Phụ nữ dễ bị sẩy thai, viêm vú. Đàn ông bị sưng dịch hoàn.
- Phòng bệnh và điều trị: Chú ý công tác phòng hộ lao động và kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng phương pháp huyết thanh học. Khi mắc bệnh phải điều trị sớm theo sự hướng dẫn của cơ quan Y tế.
BỆNH XOẮN TRÙNG (Leptospirosis)
I/ Nguyên nhân
Đàn bò bị nhiễm bệnh xoắn trùng có thể do một hay nhiều chủng Leptospira gây nên. Bệnh phát triển mạnh khi chế độ dinh dưỡng kém, chuồng trại ẩm thấp, nhiều chuột bọ (là loài mang xoắn trùng trong cơ thể).
II/Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh từ 10-20 ngày. Có 2 thể:
- Cấp tính: Sốt cao, bỏ ăn ghép với hội chứng gan, thận, da bị vàng, đái ra máu, sữa màu hồng có thể có lẫn máu. Bệnh nặng bò trưởng thành chết từ 3-5 ngày, bê chết từ 12-24 giờ kể từ khi phát bệnh. Thể cấp tính thường gặp nhất ở bê.
- Mãn tính: Thể hiện kín đáo hơn. Da vàng, đái ra huyết sắc tố, viêm vú, tắc sữa, sẩy thai hoặc đẻ non.Lượng sữa giảm từ 20%-30% thường xảy ra sau khi dịch phát ra ồ ạt và điều trị không đến nơi đến chốn bệnh dây dưa kéo dài.
III/ Dịch tể:
1. Nguồn bệnh:Là những gia súc mắc bệnh xoắn trùng ở các thể cấp và mãn tính, cả ở động vật mang trùng như các loài gậm nhấm, thú rừng...
2. Các chất truyền bệnh:
Sữa, các chất bài tiết từ gia súc bệnh như nước tinh dịch, các chất sẩy thai nhất là nước tiểu và các bệnh tích ở gan, thận...
3. Phương pháp lây nhiễm:
- Trực tiếp: Qua giao phối hoặc nhau thai.
- Gián tiếp: Qua tiếp xúc với các chất bài tiết, chất thải của gia súc bệnh lây qua các đường tiêu hóa, qua da, niêm mạc.
IV/ Chẩn đoán:
- Lâm sàng, căn cứ vào triệu chứng để chẩn đoán nhưng dễ lẫn với các bệnh sẩy thai do các nguyên nhân khác, dễ lẫn với bệnh ký sinh trùng đường máu.
- Chẩn đoán phi lâm sàng: là chính xác hơn cả.
+ Tìm vi trùng gây bệnh bằng nuôi cấy, soi kính hiển vi và tiêm truyền động vật thí nghiệm.
+ Tiến hành phản ứng huyết thanh học bằng phương pháp vi ngưng kết MAT (Micro Aglutination Test) để xác định chủng và hiệu giá của từng chủng Leptospira gây bệnh.Từ đó xác định biện pháp phòng trị. Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp xét nghiệm khác.
V/ Điều trị:
Gia súc bệnh cần phải đình chỉ phối giống nếu có yêu cầu phối giống. Phải được điều trị kịp thời và đúng liệu trình bằng kháng sinh, huyết thanh và các thuốc trợ lực kèm theo chế độ nuôi dưỡng tốt. Chú ý khâu vệ sinh và tiêu độc chuồng trại bằng các loại hóa chất. Trường hợp bệnh nặng chữa khó khỏi, hoặc bò quá gầy yếu, khả năng làm giống kém nên loại thải và xử lý.
VI/ Phòng bệnh:
1. Định kỳ xét nghiệm máu để phát hiện gia súc bệnh và có kế hoạch điều trị, xử lý chính xác kịp thời.
2. Thực hiện vệ sinh thức ăn nước uống cho gia súc nuôi.
3. Tích cực diệt chuột, khai thông cống rãnh, tránh để chuồng trại ẩm thấp, bùn lầy là nơi lưu trữ bệnh. Thường xuyên và định kỳ vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại.
4. Không nhập gia súc từ nơi có dịch Lepto. Khi mua gia súc mới phải cách ly kiểm tra bệnh sau 30 ngày mới được nhập đàn(sau khi đã có kết quả âm tính trong các phương pháp xét nghiệm).
5. Ở các ổ dịch củ, những nơi bị dịch uy hiếp phải được tiêm phòng vaccine Leptospira.
bị lây bệnh rồi truyền sang thú khỏe trong quá trình giao phối hoặc sống chung môi trường.
2. Các chất truyền bệnh: Sữa, nhau thai, tinh dịch, máu và các chất tiết ra từ các cơ quan sinh dục.
3. Phương thức lây nhiễm:
- Lây lan trực tiếp: Qua giao phối trực tiếp, qua các niêm mạc mắt, da, hô hấp ... có khi do gieo tinh nhân tạo với tinh dịch của bò bệnh.
- Lây lan gián tiếp : Thông qua côn trùng (muỗi, ve ...).
IV/ Chẩn đoán:
Lâm sàng: Dựa vào triệu chứng đã nêu trên để dự đoán. Nếu nghi là mắc bệnh phải lấy mẫu máu và bệnh tích để kiểm tra huyết thanh và vi trùng học.
V/ Điều trị:
Bò bệnh nên xử lý và loại thải, không điều trị vì mức độ lây lan rất nhanh và mạnh, điều trị tốn kém và nguy hiểm đối với người tiếp xúc với gia súc bệnh cùng với các sản phẩm của nó.
VI/ Phòng bệnh:
- Định kỳ kiểm tra phát hiện bệnh bằng phản ứng huyết thanh theo hướng dẫn của Chi cục thú y để có kế hoạch bao vây và khống chế bệnh.
- Những cơ sở có những trường hợp sẩy thai cần tiến hành xác định bệnh và có kế hoạch vệ sinh tiêu độc chuồng trại đột xuất và định kỳ. Riêng đối với các bệnh phẩm cần được đốt, chôn sâu có rắc vôi bột và thuốc sát trùng.
- Những gia súc mới mua về, cần nuôi cách ly ít nhất 30 ngày và phải được kiểm tra huyết thanh học, chỉ được nhập vào đàn những con cho kết quả âm tính đối với bệnh. Riêng với bò cái chửa cần được cách ly kiểm tra cho tới khi đẻ.
VII/ Bệnh sẩythai ở người:
- Bị lây nhiễm từ gia súc bằng đường tiếp xúc, hít thở và tiêu hóa.
- Triệu chứng: Sốt định kỳ, mệt mỏi, chảy mồ hôi, đau đầu, kém ăn, viêm khớp, bệnh kéo dài. Phụ nữ dễ bị sẩy thai, viêm vú. Đàn ông bị sưng dịch hoàn.
- Phòng bệnh và điều trị: Chú ý công tác phòng hộ lao động và kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng phương pháp huyết thanh học. Khi mắc bệnh phải điều trị sớm theo sự hướng dẫn của cơ quan Y tế.
BỆNH XOẮN TRÙNG (Leptospirosis)
I/ Nguyên nhân:
Đàn bò bị nhiễm bệnh xoắn trùng có thể do một hay nhiều chủng Leptospira gây nên. Bệnh phát triển mạnh khi chế độ dinh dưỡng kém, chuồng trại ẩm thấp, nhiều chuột bọ (là loài mang xoắn trùng trong cơ thể).
II/ Triệu chứng:
Thời kỳ nung bệnh từ 10-20 ngày. Có 2 thể:
- Cấp tính: Sốt cao, bỏ ăn ghép với hội chứng gan, thận, da bị vàng, đái ra máu, sữa màu hồng có thể có lẫn máu. Bệnh nặng bò trưởng thành chết từ 3-5 ngày, bê chết từ 12-24 giờ kể từ khi phát bệnh. Thể cấp tính thường gặp nhất ở bê.
- Mãn tính: Thể hiện kín đáo hơn. Da vàng, đái ra huyết sắc tố, viêm vú, tắc sữa, sẩy thai hoặc đẻ non.Lượng sữa giảm từ 20%-30% thường xảy ra sau khi dịch phát ra ồ ạt và điều trị không đến nơi đến chốn bệnh dây dưa kéo dài.
III/ Dịch tể
1.Nguồn bệnh:Là những gia súc mắc bệnh xoắn trùng ở các thể cấp và mãn tính, cả ở động vật mang trùng như các loài gậm nhấm, thú rừng...
2.Các chất truyền bệnh: Sữa, các chất bài tiết từ gia súc bệnh như nước tinh dịch, các chất sẩy thai nhất là nước tiểu và các bệnh tích ở gan, thận...
3. Phương pháp lây nhiễm:
- Trực tiếp: Qua giao phối hoặc nhau thai.
- Gián tiếp: Qua tiếp xúc với các chất bài tiết, chất thải của gia súc bệnh lây qua các đường tiêu hóa, qua da, niêm mạc.
IV/ Chẩn đoán:
- Lâm sàng, căn cứ vào triệu chứng để chẩn đoán nhưng dễ lẫn với các bệnh sẩy thai do các nguyên nhân khác, dễ lẫn với bệnh ký sinh trùng đường máu.
- Chẩn đoán phi lâm sàng: là chính xác hơn cả.
+ Tìm vi trùng gây bệnh bằng nuôi cấy, soi kính hiển vi và tiêm truyền động vật thí nghiệm.
+ Tiến hành phản ứng huyết thanh học bằng phương pháp vi ngưng kết MAT (Micro Aglutination Test) để xác định chủng và hiệu giá của từng chủng Leptospira gây bệnh.Từ đó xác định biện pháp phòng trị. Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp xét nghiệm khác.
V/ Điều trị
Gia súc bệnh cần phải đình chỉ phối giống nếu có yêu cầu phối giống. Phải được điều trị kịp thời và đúng liệu trình bằng kháng sinh, huyết thanh và các thuốc trợ lực kèm theo chế độ nuôi dưỡng tốt. Chú ý khâu vệ sinh và tiêu độc chuồng trại bằng các loại hóa chất. Trường hợp bệnh nặng chữa khó khỏi, hoặc bò quá gầy yếu, khả năng làm giống kém nên loại thải và xử lý.
VI/ Phòng bệnh:
1. Định kỳ xét nghiệm máu để phát hiện gia súc bệnh và có kế hoạch điều trị, xử lý chính xác kịp thời.
2. Thực hiện vệ sinh thức ăn nước uống cho gia súc nuôi.
3. Tích cực diệt chuột, khai thông cống rãnh, tránh để chuồng trại ẩm thấp, bùn lầy là nơi lưu trữ bệnh. Thường xuyên và định kỳ vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại.
4. Không nhập gia súc từ nơi có dịch Lepto. Khi mua gia súc mới phải cách ly kiểm tra bệnh sau 30 ngày mới được nhập đàn(sau khi đã có kết quả âm tính trong các phương pháp xét nghiệm).
5. Ở các ổ dịch củ, những nơi bị dịch uy hiếp phải được tiêm phòng vaccine Leptospira.
VII/ Bệnh xoắn trùng ở nguời:
Bệnh do các chủng Leptospira gây ra có thể do người tiếp xúc với bò bệnh, với mầm bệnh từ các động vật, phương pháp môi giới khác.
1.Triệu chứng: Sốt vàng da, nước tiểu vàng có khi lẫn máu, đầu và mình đau nhức, có hội chứng bệnh gan, thận.
2. Điều trị: Theo hướng dẫn của cơ quan Y tế.
3.Phòng bệnh: Thực hiện chế độ khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần, chú ý công tác phòng hộ lao động, tích cực diệt chuột, côn trùng, chú ý giữ gìn vệ sinh nơi ăn ở và làm việc.
BỆNH LAO Ở BÒ SỮA (Bovine Tuberculosis)
I/ Nguyên nhân:
Bò bị nhiễm lao và có bệnh tích thường do trực trùng lao Mycobacterium Tuberculosis Bovinus gây nên.
II/Triệu chứng:
- Cấp tính: Sốt cao trong vài ngày sau đó chuyển sang triệu chứng bệnh lao, thông thường: Sốt nhẹ (thường sốt vào buổi chiều) gầy mòn dần nhất là bò sữa đang thời kỳ vắt sữa. Khi bị lao các bộ phận thì có triệu chứng đặc trưng của từng loại bệnh. Bò thường mắc nhiều nhất là lao phổi, lao vú, lao ruột và thường ở thể mãn tính.
Lao phổi: ho khan nhất là khi uống nước lạnh, thở khó, thở mạnh và nhanh (khi lên dốc và sáng sớm).
Lao vú: Sờ bầu vú có cục lổn nhổn, hướng núm vú bị lệch đi.
Lao ruột: Chướng bụng, táo bón chuyển sang tiêu chảy.
Lao đường sinh dục: Cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm và dễ dẫn đến vô sinh.
III/ Dịch tể:
1.Nguồn bệnh:Gia súc và người mắc bệnh lao là nguồn lây bệnh cho bò sữa hết sức nguy hiểm và ngược lại.
2.Các chất truyền nhiễm:Thường có trong đờm, nước mũi, sữa và các chất thải. Lao ở bộ phận nào thì ở đó có nhiều vi trùng lao, nhất là trường hợp bệnh nặng, ở dạng lao hở, lao toàn thân thì việc phát tán bệnh rất lớn.
3. Phương pháp lây nhiễm:Do tiếp xúc với bò bệnh, tiêu thụ và tiếp xúc với các sản phẩm của bò bệnh, lây qua đường hô hấp, tiêu hóa và tiếp xúc qua da và niêm mạc.
IV/ Chẩn đoán:
- Dựa vào triệu chứng để chẩn đoán, nhưng thường là khó phát hiện, dễ lẫn với các bệnh khác.
- Dựa vào phương pháp dị ứng bằng Tuberculin để phát hiện bò bị nhiễm lao, kết hợp với chẩn đoán vi trùng trong phòng thí nghiệm, giải phẩu vi thể để có kết luận sau cùng.
V/ Điều trị:
Khi có kết luận chắc chắn, đối với bò sữa giống quý, cao sản, hạn hữu lắm mới điều trị, theo một chế độ đặc biệt. Thuốc thường được sử dụng là Streptomycine,INH (Isonicotinic acid hydraside)... Còn các loại gia súc khác khi mắc bệnh nên loại thải vì giá thành điều trị tốn kém, nếu điều trị không đúng cách có nguy cơ sinh ra chủng lao kháng thuốc, khi chủng nầy nhiễm vào người thì rất nguy hiểm vì khó chữa khỏi.
VI/ Phòng bệnh:
- Hằng năm định kỳ kiểm tra lao cho toàn đàn bò theo quy định của ngành thú y.
- Cách ly những con có phản ứng dương tính và thực hiện quy trình phòng chống để thanh toán bệnh lao.
- Tiêu độc chuồng bằng Formol 3% +NaOH nóng 3% theo qui trình.
- Làm tốt các quy định về kiểm dịch trong xuất và nhập bò đối với bệnh lao.
BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (FMD)
1. Đặc điểm:
Bệnh tạo thành những mụn nước và bệnh lây lan rất nhanh, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, gia súc mắc bệnh ít khi chết nhưng sẽ bị què quặt, nếu không điều trị kịp sẽ dẫn đến giãm sức kéo cũng như năng suất sữa.
2. Triệu chứng:
Thời gian nhiễm bệnh từ 2 - 7 ngày. Con vật ủ rủ, mũi khô, da lông dựng đứng. Thân nhiệt khoảng 40 - 410C. Nếu không phát hiện sớm và kịp thời thì chỉ sau 2 ngày là có mụn nước xuất hiện ở miệng, kẻ móng chân, vú và sau đó bọc nước bể ra và tạo thành những vết loét làm cho con vật khó ăn rồi bỏ ăn, đi lại khó khăn và chỉ muốn nằm, sản lượng sữa giảm nhanh và dễ lây cho bê con khi bú mẹ.
3. Điều trị :
- Những con mới mắc bệnh có thể dùng một số chất chua như : Khế, chanh, dấm trộn với muối chà vào trong miệng, lưỡi. Sau đó dùng nước muối rửa sạch các kẻ chân, lau khô, bôi lên các vết loét ở chân bột phèn chua trộn lẫn dầu hôi hoặc cao acid borit để chống nhiễm trùng.
- Tăng cường chăm sóc bồi dưỡng: Cho ăn cỏ non, thức ăn mềm dễ tiêu và cho uống nước sạch.
- Giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo.
- Phòng ruồi ở vú: rửa vú, đầu vú cho sạch, bôi các chất sát trùng; nên vắt bỏ sữa.
4. Phòng bệnh:
- Do tính chất lây lan rất nhanh của bệnh nầy và việc chữa trị không có thuốc đặc hiệu, vì vậy, vấn đề đặt ra hàng đầu là việc chích ngừa bằng vaccine để phòng bệnh. Tiến hành tiêm phòng toàn đàn bằng vaccine lở mồm long móng. Khi bệnh phát ra phải báo ngay cho cơ quan thú y gần nhất đến kiểm tra, xác minh, khoanh vùng có dịch, cách ly những con mắc bệnh để xử lý.
- Không nhốt chung heo với trâu bò.
- Thường xuyên tiêu độc sát trùng chuồng trại.
- Không vận chuyển gia súc ra vào hoặc đi qua vùng có dịch.
BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU
1. Nguyên nhân:
Do ve, muỗi, mòng là vật trung gian gây bệnh.
2. Triệu chứng:
Bò sốt cao, bỏ ăn, cơ thể suy nhược dần, nước tiểu đỏ hồng, niêm mạc tái rồi chết.
3. Phòng bệnh:
Có thể dùng các loại thuốc sau đây:
- Berenyl:3 mg/kg thể trọng-Pha nước cất theo tỷ lệ 10 - 15%.
Tiêm tỉnh mạch đuôi gia súc bệnh cấp tính, mãn tính và tiêm bắp. Trước khi tiêm tỉnh mạch cần tiêm trợ sức bằng Cafein hoặc Camphona. Sau 15 - 20 ngày có thể lặp lại 1 lần tiếp theo. Nếu phòng bệnh thì bằng 1/2 liều trị.
- Trypamidium:0,15-0,2 mg/kg P.Pha thành dung dịch 10% tiêm bắp.
Liều phòng gấp đôi liều trị. Kèm theo việc bồi dưỡng và chích thuốc trợ lực cho bò.
Phòng bệnh: Diệt ve, mòng.... trên thân thể bò và trên đồng cỏ. Đồng thời nâng cao sức đề kháng cho bò bằng cách cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng tốt.