Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị
Khắc phục bệnh vô sinh và chậm sinh ở Bò Sữa
Phương pháp rút ngắn khoảng cách lứa đẻ
Thông thường thời gian mang thai của bò cái là 275 - 285 ngày, khoảng cách lứa đẻ kéo dài khoảng 3 năm. Sau khi đẻ, bò động dục trở lại tuỳ thuộc ở kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật hoặc kém. Để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ phải tuân thủ những quy trình chăn nuôi hợp lý hoặc phải tác động để rút ngắn khoảng cách từ khi bò đẻ đến khi phối giống có chửa xuống còn khoảng 2 - 3 tháng. Trong điều kiện bình thường thì bò động dục trở lại chỉ mất thời gian khoảng 40 -50 ngày sau khi đẻ, để hàng năm, con bò cái mang lại mỗi năm 1 con bê con.
Khoảng cách lứa đẻ dài hay ngắn có nhiều nguyên nhân. Khoảng cách lứa đẻ thường kéo dài đến 390 - 420 ngày, thậm chí là hơn, để khắc phục được tình trạng này cần chú ý:
+ Vào giai đoạn cai sữa và ngay sau khi đẻ, nuôi bò cái hợp lý phù hợp với nhu cầu gia súc.
+ Chuẩn bị và chăm sóc chu đáo bò cái vào lúc đẻ (chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo các điều kiện vệ sinh và hộ lý tốt).
+ Sau khi bò đẻ nên thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol hoặch Lugol với tỉ lệ: Nếu dùng dung dịch Rivanol 1-2% khoảng 300 - 500ml; nếu Lugol 100 ml (dung dịch Lugol là hỗn hợp I2, KI và nước cất theo tỉ lệ 1:2:300); nếu dùng nước muối dung dịch 1-2% khoảng 300 -500ml. Sau đó đưa một trong các loại kháng sinh phổ rộng vào thẳng tử cung. Oxytetracyline 2,5g pha với 30ml nước hoặc Kanacyline 3g pha với 30ml nước, hoặc Ampicyline 2-3g pha với nước.
- Kết hợp tiêm bắp toàn thân hàng ngày (5 ngày liền), thuốc dùng tiêm là gentanyline 1ml cho 10kg thể trọng hoặc Ampi - septol 1ml cho 10-12kg thể trọng.
- Trường hợp đẻ khó, sót nhau hoặc bị viêm nhiễm đường sinh dục cần can thiệp và điều trị kịp thời, tích cực để sớm phục hồi chức năng sinh sản
- Chọn lựa và sử dụng loại tinh chất lượng tốt để phối cho bò cái động dục đúng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, đặc biệt là phối giống vào thời điểm thích hợp.
Khắc phục bệnh chậm sinh và vô sinh
Hiện tượng chậm sinh và vô sinh có thể gặp ở bò cái tơ trên 2 năm tuổi hoặc ở bò cái sau đẻ 3 -5 tháng nhưng không thấy động dục trở lại. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này:
- Với bò cái tơ: Nguyên nhân có thể là do tử cung buồng trứng kém phát triển; không có tử cung hoặc buồng trứng có khối u nằm trên buồng trứng hoặc do chế độ dinh dưỡng kém, đặc biệt là các chất khoáng, vitamin A dẫn đến rối loạn nội tiết, cũng có thể do viêm nhiễm đường sinh dục. Cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp điều trị đúng.
Nếu do bị bệnh từ bệnh dị hình khiếm khuyết thì không có cách chữa trị, cần loại bỏ bò cái này. Nếu trường hợp khác thì chữa trị bằng kháng sinh hoặc cải thiện chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng khẩu phần, sử dụng hóc môn để tác động lên bò.
- Với bò cái trưởng thành: Nguyên nhân do chăm sóc nuôi dưỡng kém, mất cân đối hoặc thiếu thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần dẫn đến tình trạng bò gầy yếu, bò ít được vận động, có các bệnh như u nang buồng trứng, viêm tử cung, thể vàng tồn lưu... dẫn đến rối loạn hoặc thiếu hóc môn quá trình sinh sản. Cũng có thể do bò sữa đẻ lứa đầu có sản lượng lớn hoặc do bò cái mà bê con của nó đang bú sữa.
Để khắc phục tình trạng này hiệu quả, trước hết cần xác định rõ nguyên nhân. Theo dõi xem bò cái sữa không động dục thực sự hay động dục thầm lặng, thậm chí đã sử dụng cách dùng bò đực thí tình mà vẫn không phát hiện được bò động dục để áp dụng biện pháp thích hợp.
Nếu bò đẻ lứa đầu và năng suất sữa cao thì phải chờ đợi thêm thời gian. Trong thời gian này, không cho bê con bú sữa mẹ. Nếu bò gầy yếu do nuôi dưỡng cần phải tăng khẩu phần giàu hàm lượng các chất đạm, đường, vitamin, khoáng... Kết hợp chăn thả trên bãi cỏ để bò có điều kiện vận động tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Nếu xác định nguyên nhân bò cái không động dục do ung thư buồng trứng (có thể là u nang hay u nang thể vàng) có thể tiêm Prostaglandin (2ml chế phẩm estrumate) trong trường hợp u nang thể vàng.
Trường hợp thấy bò bị viêm tử cung với thể vàng tồn lưu thì biện pháp điều trị tốt nhất cũng là tiêm Prostalandin hoặc các chất tương tự (2ml chế phẩm estrumate ) để làm tiêu biến thể vàng, giảm hàm lượng prosgestaron và tăng hàm lượng estrogen trong máu.