Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị

Chẩn đoán nhanh bệnh viêm vú bò sữa và biện pháp phòng ngừa

Ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta đã và đang được chú trọng đầu tư? phát triển, sản lượng sữa ngày một tăng. Theo Bộ NN và PTNT, tổng đàn bò sữa nước ta hiện có khoảng 24.000 con, với các giống chủ yếu là: Hà lan lang trắng đen (thuần, lai F1 và F2), một số? ít bò Jecxay, bò nâu Thụy sĩ, ASF, v.v....Phần lớn bò sữa không được kiểm soát một số bệnh (trong đó có viêm vú), đã gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa và cho người tiêu dùng. Để phát hiện sớm bệnh viêm vú bò sữa , từ đó có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài nêu trên (1996-1998) tại một số địa bàn: Viện Chăn nuôi; Viện Thú y; Trung tâm sữa và giống bò Hà Nội (Phù Đổng-Gia Lâm-Hà Nội); Trung tâm bò và đồng cỏ Ba Vì (Hà Tây); Công ty giống gia súc Hà Nội;? Công ty sữa Thảo Nguyên (Mộc Châu-Sơn La);? Nông trường Tân Thắng (TP Hồ Chí Minh); và một số hộ gia đình nuôi bò sữa tại các quận huyện (TP Hồ Chí Minh): Củ Chi, Thủ Đức, Tân Bình, Hóc Môn...

Đối tượng nghiên cứu: Bò Hà Lan (lang trắng đen) thuần; Bò Hà ấn F1 , F2.

Vật liệu nghiên cứu gồm:

a- Dung dịch thử nhanh Deterol (Thuỵ Điển), PH : 6,62

b- Dung dịch thử nhanh Teepol (Vương quốc Bỉ), PH: 6,52

c- Dung dịch thử nhanh LSS (do nhóm đề tài nghiên cứu điều chế) với thành phần cơ bản là: Laurylsulfate Sodium, Promcresol Violet,....có pH 6,8 (giá thành điều chế bằng 30% so với 2 dung dịch nhập nội ở trên).

d- Một số dung dịch kháng khuẩn; và

e- Một số môi trường nuôi cấy vi khuẩn.

Những vi khuẩn được kiểm tra: Liên cầu khuẩn (Streptococcus); Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus); và E.Coli. 

I- Nội dung và phương pháp nghiên cứu:

1- Lấy mẫu sữa và dùng phương pháp thử nhanh xác định các mức độ bị viêm vú của bò sữa ở từng giai đoạn (cận lâm sàng và lâm sàng);

Lấy mẫu sữa vào đầu giờ vắt sữa buổi sáng (làm vệ sinh vú bò sạch sẽ trước khi lấy mẫu). Chứa mẫu sữa vào khay nhựa có 4 lỗ (tương ứng với 4 núm vú), nhỏ vào mỗi lỗ của khay khoảng 3-5 ml dung dịch thử nhanh, lắc đều trong 40 giây, xác định mức độ viêm vú của bò sữa bằng phương pháp ngưng kết và chuyển mầu của sữa dưới tác dụng của dung dịch thử nhanh.Đọc kết quả theo bảng chuẩn của các tác giả: Dr. Nelsonphilpot;  Dr. Stephen Nickerson (Đại học Louisiana USA)

2- Theo dõi hiệu quả của dung dịch thử nhanh tự điều chế (dựa trên cơ sở sự biến đổi các thành phần của sữa khi vú bò bị viêm: làm tăng số lượng tế bào soma - somatic cell) so với dung dịch thử nhanh nhập nội ;

3- Phân lập vi khuẩn, xác định chủng vi khuẩn gây bệnh: nuôi cấy vi khuẩn trên các môi trường thông thường và đặc hiệu cho từng loại vi khuẩn (thạch máu, Macconkey, Edward...); và

4- Nghiên cứu biện pháp phòng ngừa bệnh viêm vú ở bò sữa. 

II- Kết quả nghiên cứu:

 

 

2.1. Kết quả kiểm tra bệnh viêm vú bằng phương pháp thử nhanh:

Kết quả kiểm tra được ghi trong bảng dưới đây. 

Địa

Deterol

Teepol

LSS

phương

Số mẫu

kiểm tra

Số mẫu cóbệnh

% măc bệnh

Số mẫu

kiểm tra

Số mẫu cóbệnh

% măc bệnh

Số mẫu

kiểm tra

Số mẫu cóbệnh

% măc bệnh

Mộc Châu

409

41

10,02

 

 

 

409

47

11,49

Ba Vì

284

51

17,95

 

 

 

 

 

 

Hà Nội

402

78

19,40

402

78

19,65

402

78

19,40

TpHCMinh

?1.480

?? 332

22,43

 

 

 

1.480

325

21,96

 

 

 2.2. Kết quả phân lập vi khuẩn từ các mẫu sữa bị viêm vú

Trên cơ sở những mẫu sữa có phản ứng dương tính với các dung dịch thử nhanh, chúng tôi đã phân lập vi khuẩn trên các môi trường nuôi cấy, kết quả cho thấy: thường gặp nhất trong bệnh viêm vú bò sữa là Streptococcus Staphylococcus, trong đó Staphylococcus aureus chiếm 55,81% và Streptococcus uberis chiếm 30,23%. Tác nhân lây lan bệnh còn do môi trường bên ngoài (đặc biệt là người vắt sữa) nên việc chữa trị rất khó khăn.

III- Biện pháp phòng bệnh viêm vú bò sữa.

1. Giữ bầu vú bò sạch sẽ và khô. Kiểm tra bầu vú bò thường xuyên, đặc biệt xem các tia sữa đầu tiên có bất thường (máu mủ, vón cục....) hay không. Cứ 3 tháng 1 lần kiểm tra viêm vú bằng các dung dịch thử nhanh

2. Tuân thủ vệ sinh khi vắt sữa: tay người vắt sữa phải được rửa sạch sẽ. Khăn lau bầu vú phải giặt sạch và dùng cho từng con (tốt nhất là dùng khăn giấy 1 lần).

4. Chất độn chuồng phải khô, sạch.

5. Khi vắt sữa tránh làm sây sát bầu vú. Sau khi vắt sữa xong phải sát trùng bầu vú bò bằng các loại dung dịch: Hypochloride 0,5% hoặc? Chlohexidine 0,5%. Những con bị viêm vú phải vắt sau cùng. 

IV- Kết luận.

1- Có thể sử dụng một trong 3 dung dịch thử nhanh (Deterol, Teepol, và LSS)để chẩn đoán nhanh bệnh viêm vú ở bò sữa.

2- Qua kiểm tra viêm vú bằng phương pháp thử nhanh, chúng tôi nhận thấy tại các trung tâm nuôi bò sữa của nước ta, tỉ lệ viêm vú ở bò sữa là đáng báo động:

(Mộc châu: 10,00%; Ba? vì: 17,95%; Hà nội: 19,40%; Tp. Hồ chí Minh: 22,43%)

 Theo tiêu chuẩn quốc tế, tỉ lệ này không vượt quá 12%.

3- Kết quả phân lập vi khuẩn cho thấy: tại khu vực Hà nội, chủng vi khuẩn gây bệnh viêm vú mạnh nhất là Staphylococcus aureusStreptococcus uberis./.

Trịnh Quang Phong(Viện Chăn nuôi),
Nguyễn Ngọc Nhiên
Phạm Bảo Ngọc (Bộ môn Vi trùng - Viện Thú y)

Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác