Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị

Bệnh nhiệt thán

Bệnh nhiệt thán hay bệnh than là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và người. Trên trâu bò bệnh xảy ra thể cấp tính hoặc quá cấp, có đặc tính bại huyết gây chết nhanh.
  1. Nguyên nhân: Do trực khuẩn Gram dương hiếu khí Bacillus anthracis, vi khuẩn có khả năng sinh bào tử, bào tử có sức đề kháng cao đối với ngoại cảnh.
  2. Sức đề kháng của vi khuẩn
  -    Vi khuẩn có sức đề kháng yếu. Ở nhiệt độ 50-58oC chết sau 15-40 phút, hoặc ở nhiệt độ đun sôi trong 10 phút. Ánh sáng mặt trời giết vi khuẩn sau từ 10-16 giờ. Các chất sát trùng thông thường đều diệt được vi khuẩn. Bào tử nhiệt thán có sức đề kháng cao và chỉ bị diệt khi đun sôi 100oC từ 10-12 phút; hấp ướt 120oC trong 20 phút, hấp khô 140oC trong 3 giờ.
  -    Ở đất sâu không ánh sáng và không khí nha bào có thể sống 15 năm, trong nước phân nha bào sống 15-17 tháng.
  3. Phương thức truyền lây
  -    Bệnh phát ra quanh năm nhưng thường phát vào mùa khô, nóng ẩm nhất là vào tháng 8, 9, 10.
  -    Nha bào có trong đất, gia súc ăn phải nha bào vào đường tiêu hóa, bào tử xâm nhập qua niêm mạc, sau đó di chuyển đến hạch lampa, ở đây bào tử nẩy mầm và nhân lên, xâm nhập vào máu qua dịch lampa, gây bại huyết, vi khuẩn tràn lan trong các mô bào của cơ thể.
  4. Triệu chứng: Mọi lứa tuổi trâu bò đều mẫn cảm với bệnh, thời kỳ ủ bệnh vào khoảng 1-2 tuần. Bệnh bao gồm các thể sau:
  -    Thể quá cấp tính: gặp ở đầu ổ dịch hoặc những nơi lần đầu có dịch. Bệnh xảy ra nhanh, thú đột ngột run rẩy, hai bên má hơi sưng, khó thở, bỏ ăn và đổ mồ hôi, gia súc sốt cao 40,5oC – 42,5oC, nghiến răng lè lưỡi, mắt đỏ, co giật, mê man, thú quỵ xuống. Ở âm hộ hay hậu môn có thể chảy máu, chết nhanh.
  -    Thể cấp tính: diễn tiến bệnh khoảng 24 – 48 giờ với triệu chứng sốt cao 40-42oC, mệt mỏi, thở khó và nhanh, nhu động ruột, dạ cỏ giảm, niêm mạc đỏ thẩm, tiêu chảy hoặc kiết, phân đen có lẫn máu, nước tiểu có máu. Xung huyết và xuất huyết niêm mạc bên ngoài, mồm mũi có bọt hồng lẫn máu, hầu ngực bị sưng. Ở bò sữa có sự giảm sữa đột ngột. Thú mang thai có thể bị sẩy, con vật chết và máu chảy ra từ các lổ tự nhiên. Tỷ lệ chết khoảng 80%.
  -    Thể bán cấp tính: bệnh tiến triển chậm hơn, thú sốt, ăn ít, những chỗ da mỏng sưng lên, niêm mạc mắt mũi hậu môn đỏ, nhu động dạ cỏ yếu, chảy máu mũi và mắt là triệu chứng duy nhất trước khi chết khoảng 2-3 ngày.
-    Thể ngoài da: Xuất huyết ở cổ. Ngực sưng và phù cục bộ, ban đầu đau, ung thối, sau thành mụn loét đỏ chảy nước màu vàng đỏ. Hạch lampa sưng, con vật không kêu được đưa cổ họng ra phía.

5. Bệnh tích
  -    Thú chết đột ngột, bụng chướng to, lòi đơm, hậu môn có phân lẫn máu đen chảy ra từ các lổ tự nhiên. Trước khi mổ khám bệnh tích cần phải xác định nếu là bệnh nhiệt thán thì phải hủy ngay để tránh lây lan mầm bệnh.
  -    Xác chết mau chóng bị thối, xuất huyết máu đen khắp cơ thể, nhất là vùng phổi và màng bụng, máu không đông khi cắt mạch máu, niêm dạ múi khế bị viêm rất nặng cũng như ở ruột non và ruột già. Lách sưng to màu đen mềm nhũng dễ bị vỡ, nhu mô lách gần như lỏng ra và đen sẫm.

(a)            (b)    (c)

(d)            (e)    (f)

6. Vệ sinh phòng bệnh
  -    Khi phát hiện và định bệnh nhiệt thán thì phải công bố dịch, kiểm dịch chặt chẽ, cách ly triệt để, cấm mổ thịt, vận chuyển thú bệnh.
  -    Tiêu độc sát trùng chuồng trại bằng 1 trong các loại thuốc sát trùng tốt như: NOVACIDE, NOVASEPT, NOVADINE, NOVAKON, NOVA-MC.A30.
  -    Những chuồng có gia súc nhiễm cần đốt hết rơm, phân và tiêu độc thật kỹ, nạo sạch lớp đất trên cùng chôn tiêu độc kỹ. Xác chết phải thiêu và tro phải chôn sâu. Tuyệt đối không được mổ khám xác chết bị bệnh nhiệt thán.
  -    Cần phải tránh lây lan cho người, những người không có trách nhiệm không được tiếp xúc, không được ăn thịt thú bệnh… người tiếp xúc với thú bệnh phải sát trùng thật kỹ để tránh mang mầm bệnh.
  -    Có thể dùng vaccin để phòng bệnh cho gia súc: chỉ dùng ở những vùng dịch và đe dọa dịch.
  + Vaccin nha bào nhiệt thán loại Pasteur, tiêm sau 15 ngày thì có miễn dịch và miễn dịch kéo dài 1 năm.
  + Vaccin nhược độc nha bào nhiệt thán (có thể sử dụng ở vùng có bệnh xảy ra).
  * Chú ý
  -    Tiêm vaccin có thể có dị ứng, nếu nặng thì cần can thiệp bằng kháng huyết thanh hoặc kháng sinh.
  -    Sử dụng vaccin không để rơi vải, sử dụng không hết phải thiêu hủy.
  -    Không tiêm vaccin cho những con vật đang sốt, những con vật nghi là bệnh.
  -    Điều trị gia súc mắc bệnh bằng huyết thanh và kháng sinh, việc điều trị chỉ tốt khi mới phát hiện bệnh. Đối với những thú bệnh thì biện pháp tốt nhất là cách ly, tiến hành tiêu độc và tiêu hủy những thú bệnh, vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ để tránh lây lan.

Nguồn: anova.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác