Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị
Bệnh bò điên
Bệnh bò điên bắt nguồn từ nước Anh vào những năm 1980, kéo dài sang những năm 1990 với trên 100.000 con mắc bệnh.
Triệu chứng: Bệnh bò điên có thời gian ủ bệnh dài, thường là vài năm, hầu hết các ca bệnh xảy ra ở bò trên 4 năm tuổi. Triệu chứng lâm sàng khác nhau nhưng tựu chung có 3 loại:
- Bò nhiễm bệnh trở nên sợ sệt và điên loạn khi dắt qua cửa hoặc cổng.
- Tư thế và dáng đi không bình thường, chúng thường lắc lư chân sau, chân nhấc cao, run rẩy, rũ xuống và nằm liệt.
- Bò mắc bệnh rất nhạy cảm với tiếng động hoặc bị sờ mó.
Cách lây lan: Mặc dù vẫn chưa xác định chính xác hoàn toàn, bệnh dịch bò điên ở Anh có thể do kết hợp nhiều yếu tố trong những năm 1980 dẫn đến thay đổi nuôi dưỡng bò. Những yếu tố tiền đề đối với bệnh dịch này ở Anh như sau:
Trước những năm 1980, bột thịt và bột xương được chế biến làm thức ăn cho bò bằng sự kết hợp nhiệt độ cao và chiết xuất bằng dung môi. Quá trình này được thay bằng xử lý liên tục ở nhiệt độ thấp hơn, không có chiết xuất dung môi vào đầu những năm 1980.
Quá trình chế biến mới không tiêu diệt được bệnh Scraprie (bệnh ngứa gãi ở cừu) trong các sản phẩm từ cừu. Do đó, nếu dùng tăng sản phẩm từ cừu làm thức ăn cho bò có thể dẫn tới tăng số lượng tác nhân gây bệnh Scraprie, xâm nhập vào dây chuyền thức ăn cho bò.
Tuy nhiên, bệnh bò điên khác với bệnh Scraprie, và nếu đây là những yếu tố tiền đề dẫn tới bệnh dịch bò điên thì tác nhân gây bệnh Scraprie chắc chắn là đã thay đổi, có thể do một số dạng đột biến.
Khi bệnh hình thành, không có những phương thức truyền lây khác, mặc dù khả năng truyền từ mẹ sang con chưa được bác bỏ. Một số xảy ra ngoài nước Anh đều có nguồn gốc từ bò nhập khẩu hoặc từ bò nuôi bằng sản phẩm thức ăn nhiễm mầm bệnh.
Điều trị: Chưa có cách điều trị đối với bệnh bò điên.
Phòng chống: Cách phòng bệnh duy nhất là ngăn không nuôi bò bằng các sản phẩm động vật có thể nhiễm tác nhân gây bệnh.
Dịch bò điên chủ yếu do khả năng biến dạng của một bệnh tương tự ở người, bệnh Creustzfeld Jacob Disease (CJD), có thể do người mắc bệnh ăn phải thực phẩm có chứa sản phẩm thịt bò mắc bệnh bò điên. Nguy cơ duy nhất đối với Việt Nam là từ việc nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật có thể bị nhiễm bệnh bò điên hoặc bệnh Scraprie.
Nguyễn Thanh