Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị

Bệnh Colibacillosis trên bê nghé

Escherichia coli là vi khuẩn thường trú trong đường tiêu hóa của thú máu nóng và gặp khắp nơi trong môi trường chung quanh. Bệnh do E.coli có thể ở dạng khu trú trong ruột hoặc gây bại huyết và là bệnh gây tỷ lệ chết cao nhất ở thú non. Các biện pháp chăm sóc quản lý nếu yếu kém thì thường mở đường cho bệnh xảy ra.

E.coli là trực khuẩn gram âm, cấu trúc kháng nguyên bao gồm kháng nguyên O có nguồn gốc từ thành tế bào, kháng nguyên giáp mô ( K), kháng nguyên tiêm mao (F), kháng nguyên flagella (H). Hiện nay có một số kiểu phân nhóm dựa vào tính cường độc và khả năng gây bệnh tích và triệu chứng lâm sàng:
  + EPEC (enteropathogenic E.coli): gây bệnh bại huyết do E.coli.
  + ETEC (entetrotoxigenic E.coli): E.coli sinh đôc tố ruột.
  + AEEC (actaching effacing E.coli), SLTEC (Shigella.like toxin producing E.coli), EIEC (entero-invasive E.coli), EHEC (entero-hemorhaic E.coli): các dạng gây tiêu chảy khác của E.coli.
  1. Bệnh bại huyết do E.coli (EPEC)
  1.1. Nguyên nhân
  -    Bệnh bại huyết do E.coli trên bê mới sinh thường do bê không được thừa hưởng miễn dịch thụ động qua sữa đầu hoặc sữa đầu chất lượng kém. Ngoài ra còn do nguyên nhân quản lý kém, vệ sinh không tốt, chuồng ẩm, không sát trùng cuốn rốn kỹ… là yếu tố mở đường cho bệnh xảy ra.
  -    Bệnh xảy ra ở bê từ 1-14 ngày tuổi. Đường xâm nhập có thể qua cuống rốn, ruột hoặc đường mũi cũng như niêm mạc miệng, yết hầu. Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện nhanh chóng và thường rõ rệt sau 24 giờ.
  -    Các bê mắc bệnh bại huyết sẽ bài xuất E.coli qua nước tiểu, chất tiết mũi, miệng sau đó là qua phân nếu còn sống đến giai đoạn tiêu chảy. Sự truyền lây do nuôi nhốt bê chung hoặc do vệ sinh kém.
  1.2. Triệu chứng
  -    Thể quá cấp: Thú mệt, yếu ớt, tim đập không đều, bị mất nước nhiều, thể này thường xảy ra ở bê dưới 7 ngày tuổi, có khi dưới 24 giờ tuổi. Lúc đầu có thể sốt, bú kém, các niêm mạc xuất huyết, thú bị kích động hoặc viêm màng não, một số con bị sưng cuống rốn, tiêu chảy có thể xảy ra nếu bê còn sống sót lâu hơn. Thú yếu dần và giảm thân nhiệt.
  -    Thể cấp: Tuổi bệnh thường dưới 14 ngày tuổi, thú sốt, cuống rốn sưng, tiêu chảy nhiều, một số khớp sưng nóng, có biểu hiện thần kinh.
  -    Thể mãn: Thú yếu ớt, giảm trọng lượng, nằm 1 chỗ, viêm khớp, tiêu chảy mất nước.
  1.3. Điều trị và phòng bệnh
  1.3.1. Phòng bệnh
  -    Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và sát trùng chuồng bò cái trước khi sanh và sau khi sanh bằng các sản phẩm NOVACIDE hoặc NOVAKON hoặc NOVADINE. Tránh tình trạng vệ sinh kém sau khi sinh bê con. Cho bò con uống sữa đầu ngay sau khi sanh.
  -    Các thú sơ sinh không nhốt chung thành nhóm, giữa chuồng luôn sạch sẽ và trực tiếp người nuôi cho bú sữa đầu hơn là để chúng tự bú lấy với sản lượng cần thiết.
  -    Cần nhớ không thể bảo vệ hoàn toàn bê nếu chỉ dựa vào sữa đầu mà đều quan trọng nhất là quản lý tốt vệ sinh chuồng trại hoàn hảo.
  -    Nếu bò cái sinh ra mà chất lượng sữa đầu không tốt, hoặc ít, thì có thể sử dụng sản phẩm sau của ANOVA để thay thế sữa mẹ và giúp bê con phòng bệnh tốt như NOVA-MILK hoặc SUPER MILK: Hòa 1kg/2.5-3 lít nước ấm, cho uống tự do.
  1.3.2. Điều trị
  -    Cách ly và sát trùng chuồng trại bằng các thuốc sát trùng NOVACIDE hoặc NOVASEPT hoặc NOVADINE hoặc NOVA-MAC.A30.
  -    Trong bệnh quá cấp tính thì việc điều trị ít có kết quả vì vi khuẩn đã có trong máu , triệu chứng diễn ra rất nhanh, bê ngã và hôn mê, shock… có thể điều trị theo phương pháp sau:
  + Đầu tiên là truyền vào tĩnh mạch dung dịch glucose và bicarbonate.
  + Dùng kháng sinh để điều trị. Dùng 1 trong các sản phẩm sau:
  + NOVA-COLISPEC: Cho uống 10-20ml/con/lần, ngày 2lần, trong 3-4 ngày.
  + NOVA-ENROCIN 10%: Tiêm dưới da 1ml/ 20kg P, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày.
  + NOVA-SEPTRYL 24%: IM, 1ml/ 15kg P, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày
  + NOVA-TICOGEN: Tiêm bắp 1ml/ 20kg thể trọng, ngày 1 lần, trong 4-5 ngày. Trường hợp nặng thì ngày đầu tiêm 2 lần các ngày sau tiêm 1 lần.
  + NOVASONE (new): Tiêm bắp 1ml/ 12-15 kg p, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.
  + NOVA-LINCO SPECTIN: Tiêm bắp 1ml/ 10 kg thể trọng, ngày đầu 2 lần các ngày sau 1 lần trong 3-4 ngày.
  + NOVA-COLIGEN: Tiêm bắp 1ml/10kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.
  -    Tiêm thêm các sản phẩm tăng sức đề kháng giúp bê mau hồi phục bệnh. Dùng 1 trong các sản phẩm sau: NOVA-ELECJECT, NOVA-C.VIT, NOVA-B.COMPLEX.
  -    Bệnh ở thể mãn tính tiên lượng xấu vì bê ốm, gầy, việc chữa trị cũng tốn kém nên loại thải chúng sớm.
  2. E.coli sinh độc tố ruột (enterotexigenic E.coli: ETEC)
  2.1. Nguyên nhân
  -    Các E.coli nhóm này sinh ra Enterotoxin trong ruột thú gây ra tiêu chảy. Cac chủng ETEC bám dính và hủy hoại vi nhung mao ruột và tế bào ruột. Đa số các chủng phân lập trên bê đều thuộc serogroup 08, 09 và 0101. Các điều kiện quản lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc có làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  -    Bê rất mẫn cảm với E.coli trong 48 giờ đầu tiên của đời sống sau bắt đầu mối tạo đề kháng với vi khuẩn. Nếu thú vẫn tiếp xúc với ETEC gây bệnh hoặc có sự phân phối với Rotavirus hoặc Coronavirus thì có thể mắc bệnh đến lúc 14-21 ngày tuổi.
  2.2. Triệu chứng
  -    Triệu chứng có thể thay đổi từ tiêu chảy nhẹ với bê có thể khỏi bệnh tự nhiên cho đến các triệu chứng quá cấp tính với đặc điểm tiêu chảy và mất nước dẫn đến shock trong vòng 4-12 giờ.
  -    Tuổi bê thường mắc bệnh là từ 1-7 ngày tuổi và có thể đến 21 ngày tuổi nếu kết hợp với các mầm bệnh khác.
  -    Thể quá cấp: Thú mất nước, yếu ớt, mê man trong những giờ đầu mới phát bệnh, đi phân loãng có nhiều nước, bụng phình to trước khi tiêu chảy các niêm mạc trở nên khô, lạnh và nhợt nhạt, thú bú yếu hay không bú, phân dính vào đuôi và 2 bên đùi, tim đập không đều, khi có triệu chứng toàn thân, giảm glucose huyết và tăng kali huyết.
  -    Thể cấp: tiêu chảy rõ ràng, mất nước và thú yếu ớt trong vòng 12 –48 giờ, bê có thể sốt nhẹ, mất chất điện giải do tiêu chảy kéo dài, giảm cân.
  -    Thể nhẹ: thường gặp, đi phân nhão hoặc nhiều nước, đôi khi bê hồi phục nhờ biện pháp điều trị tiêu chảy trên bê ( dùng kháng sinh cho uống).
  Số liệu về bệnh do ETEC thể cấp điển hình, chất điện giải (mEq/lít)                                                                                            

Thú bệnh

Thú bình thường

Na+

127

132-150

K+

8,1

3,9-5,5

Cl-

104

97-106

HCO3

12

20-30

Total CO2

10

26-38

PH máu

7,09

7,35-7,50

2.3. Phòng và trị bệnh
  2.3.1. Phòng bệnh
  -    Có 70-100% bê mắc bệnh và chết khi gặp các chủng độc của ETEC, các vi khuẩn trên cũng đề kháng với nhiều loại kháng sinh. Cần lấy mẫu phân xác định kháng nguyên bám của E.coli và lựa chọn kháng sinh thích hợp.
  -    Vệ sinh quản lý chuồng trại sạch sẽ, khu vực chuồng đẻ, khu vực nuôi bê, mật độ không chật chội, tránh cho thú bị stress. Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng 1 trong các sản phẩm NOVACIDE hoặc NOVASEPT hoặc NOVADINE hoặc NOVA-MC.A30.
  -    Thường xuyên bổ sung vào thức ăn tinh một trong các sản phẩm sau cho bò mẹ trước khi sanh và sau khi sanh.
  + NOVA-DAIRY MIX: Trộn 2,5 kg/tấn thức ăn, cho ăn liên tục.
  + NOVA-ADE.B COMPLEX: Trộn 1g /kg thức ăn, cho ăn liên tục.
  + NOVA-MUTIZYME: Trộn 2kg/tấn thức ăn, cho ăn liên tục.
  -    Đối với bê con mới sinh: Nếu sữa mẹ kém chất lượng, hoặc cho sữa kém thì có thể sử dụng 1 trong các sản phẩm sau để thay thế sữa:
  + NOVA-MILK: 1kg/ 2,5-3 lít nước ấm, cho uống tự do.
  + SUPER-MILK: Trộn 100g/100ml-200ml nước ấm cho bê uống ngày 4-5 lần.
  -    Nếu xác định loại kháng nguyên F đặc hiệu thì có thể dùng vaccin loại bacterin tiêm cho bò cái mang thai vào thời điểm 6 tuần và 3 tuần trước khi sanh.
  -    Có thể dùng kháng sinh để phòng bệnh, sử dụng 1 trong các sản phẩm sau:
  + NOVA-COLISPEC hoặc NOVA-COLI STOP: Cho uống 10-20ml/con/lần, ngày 2lần, trong 3-4 ngày.
  + NOVA-FLOX 20%: 1ml/80 kg thể trọng, trong 2-3 ngày (pha thuốc với nước hoặc 1ml/ 8 lít nước uống sạch cho bê uống).
  + NOVA-ENRO 10%: 1ml/4 lít nước hoặc 1ml/40 kg thể trọng, trong 2-3 ngày.
  + NOVA-AMPICOL: 1g/1,5 lít nước, trong 2-3 ngày.
  + NOVA-BACTRIM 48 %: 1g/3 lít nước uống, trong 2-3 ngày.
  + NOVA-SULMIX: 1g/lít nước uống, trong 2-3 ngày.
  + NOVA-ENROCOL: 1ml/20 kg thể trọng hoặc 1ml /2 lít nước uống, ngày 1 lần trong 2 ngày.
  2.3.2. Điều trị
  -    Bù đắp và giữ lượng dịch cho cơ thể là biện pháp đầu tiên điều trị ETEC ở bê sơ sinh, điều chỉnh tình trạng acidosis và giảm glucose huyết, phục hồi cân bằng toan kiềm, lượng nước là yếu tố bắt buộc như:
  + Truyền dịch vào tĩnh mạch: dung dịch glucose 5% và NaHCO3 (2-4 lít/ tiêm bắp tùy theo tình trạng của thú).
  Cũng có thể cho bê uống các dung dịch cung cấp chất điện giải, kết hợp với glucose 5% nếu tình trạng thú khỏe hơn. Có thể sử dụng 1 trong các sản phẩm của ANOVA sau để cung cấp điện giải và tăng sức kháng bệnh:
  + NOVA-ELECTROVIT: 2g/lít nước uống, trong 3-5 ngày.
  + NOVA-AMINOLYTES: 1g/lít nước uống, trong 3-5 ngày.
  + NOVA-DEXTROLYTES: 2g/lít nước uống, trong 3-5 ngày.
  +NOVA-ELECJECT: 1ml/1-2 kg thể trọng, tiêm xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch, ngày 1-3 lần cho đến khi hết bệnh.
  -    Có thể dùng 1 trong các sản phẩm sau để điều trị:
  + NOVA-COLISPEC hoặc NOVA-COLI STOP: Cho uống 10-20ml/con/lần, ngày 2lần, trong 3-5 ngày.
  + NOVA-ENROCIN 10%: Tiêm dưới da 1ml/20 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3- 4 ngày.
  + NOVA-TICOGEN: Tiêm bắp 1ml/10-20 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 4-5 ngày.
  + NOVASONE: Tiêm bắp 1ml/12-15 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3- 4 ngày.
  + NOVA-FLOX 20%: 1ml/ 40kg thể trọng hoặc 1ml/4 lít nước uống, trong 4-5 ngày.
  + NOVA-ENRO 10%: 1ml/2 lít nước uống, trong 4-5 ngày.
  + NOVA-BACTRIM 48%: 1g/1,5 lít nước uống, trong 4-5 ngày.
  + NOVA-METOGEN: 1g/1,5 lít nước uống, trong 4-5 ngày.
  + NOVA-COLIGEN: Tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1 lần, trong 3- 4 ngày.
  + NOVA-LINCO SPECTIN: Tiêm bắp 1ml/20 kg thể trọng, ngày đầu tiêm 2 lần, các ngày sau tiêm 1 lần, trong 3- 4 ngày.
  -    Trong quá trình bê bị tiêu chảy mà chỉ cung cấp chất điện giải + glucose thì không đủ năng lượng cho thú phục hồi. Cần cung cấp thêm sản phẩm thay thế sữa như NOVA-MILK hoặc SUPER-MILK (cần chia nhỏ lượng thức ăn trong ngày ra để tránh tình trạng thú ăn khó tiêu do bị tiêu chảy nhiều vì ruột bị tổn thương). Ngoài ra cần sử dụng thêm 1 trong các sản phẩm sau để giúp thú tăng sức kháng bệnh mau chóng hồi phục bệnh như:
  + NOVA-C.VIT: Tiêm bắp ml/ 10kg thể trọng, ngày 1-2 lần, cho đến hết bệnh.
  + NOVA-B.COMPLEX: Tiêm bắp 10ml/con/lần, ngày 1 trong 4-5 ngày liên tục.
  + NOVA-ATP COMPLEX: Tiêm bắp 7-10 ml/con/lần, ngày 1 lần cho đến hết bệnh.
  + ADE+B.COMPLEX INJ: Tiêm bắp 1ml/ 10 kg P, ngày 1 lần, cho đến hết bệnh.
  + NOVASAL: Tiêm bắp 15-20 ml/con/lần, 2 ngày tiêm 1 lần cho đến hết bệnh.
  -    Không được dùng các sản phẩm chứa Methosopolamine, Atropin hoặc chất làm giảm nhu động ruột vì có thể gây chướng hơi dạ cỏ hoặc hồi tràng. Tăng cường việc sát trùng chuồng trại 2 ngày 1 lần bằng sản phẩm NOVACIDE hoặc NOVASEPT hoặc NOVADINE hoặc NOVAKON.
  3. CÁC DẠNG BỆNH TIÊU CHẢY KHÁC DO E.COLI (AEEC và SLTEC)
  3.1. Nguyên nhân
  -    AEEC không gây tổn thương tế bào ruột, làm kém hấp thu, chậm tiêu hóa và mất protein giống như lỵ (dysentery) và tiêu chảy. Bê ở lúc tuổi 2 ngày đến 4 tháng tuổi có thể mắc bệnh.
  -    SLTEC: có khả năng gây viêm ruột già xuất huyết, viêm loét, một số vi khuẩn có thể sản sinh ra verotoxin gây trúng độc huyết (enterotoxemia), gây tổn thương mạch quản.
  3.2. Triệu chứng và bệnh tích
  -    Tiêu chảy, mất nước, suy yếu, đi phân kiểu lỵ hoặc có máu tươi, thú thường bị sốt do tổn thương niêm mạc và loét ruột, tiêu chảy nhiều và cách quảng, cũng có vài bê có phản ứng rặn do viêm ruột già, đi phân ra máu có thể gây thiếu máu.
  -    Protein tổng số và albumin có giảm, tình trạng thiếu máu do mất máu sẽ làm protein tổng số giảm.
  3.3. Phòng và trị bệnh
  3.3.1. Phòng bệnh
  -    Nếu xác định được nguyên nhân tiêu chảy là do AEEC hoặc SLTEC (lấy mẫu phân lập tìm nguyên nhân tiêu chảy) có thể làm autovaccin.
  -    Cần tiến hành các biện pháp quản lý phòng bệnh và cho bê bú sữa đầu đầy đủ.
  -    Vệ sinh quản lý chuồng trại sạch sẽ, khu vực chuồng đẻ, khu vực nuôi bê, mật độ không chật chội, tránh cho thú bị stress. Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng các sản phẩm NOVACIDE hoặc NOVASEPT hoặc NOVADINE.
  -    Thường xuyên bổ sung vào thức ăn tinh một trong các sản phẩm sau cho bò mẹ trước khi sanh và sau khi sanh.
  + NOVA-DAIRY MIX: Trộn 2,5 kg/tấn thức ăn, cho ăn liên tục.
  + NOVA-ADE.B COMPLEX: Trộn 1g /kg thức ăn, cho ăn liên tục.
  + NOVA-MULTIZYME: Trộn 2kg/tấn thức ăn, cho ăn liên tục.
  -    Đối với bê con mới sinh: Nếu sữa mẹ kém chất lượng, hoặc cho sữa kém thì có thể sử dụng 1 trong các sản phẩm sau để thay thế sữa:
  + NOVA-MILK: 1kg/ 2,5-3 lít nước ấm, cho uống tự do.
  + SUPER-MILK: Trộn 100g/100ml-200ml nước ấm cho bê uống ngày 4-5 lần.
  -    Có thể dùng kháng sinh để phòng bệnh. Sử dụng 1 trong các sản phẩm sau:
  + NOVA-FLOX 20%: 1ml/80 kg thể trọng, trong 2-3 ngày ( pha thuốc với nước hoặc 1ml/ 8 lít nước uống sạch cho bê uống).
  + NOVA-ENRO 10%: 11ml/4 lít nước hoặc 1ml/40 kg thể trọng, trong 2-3 ngày.
  + NOVA-AMPICOL: 1g/1,5 lít nước, trong 2-3 ngày.
  + NOVA-BACTRIM 48 %: 1g/3 lít nước uống, trong 2-3 ngày.
  + NOVA-SULMIX: 1g/lít nước uống, trong 2-3 ngày.
  + NOVA-ENROCOL: 1ml/20 kg thể trọng hoặc 1ml /2 lít nước uống, ngày 1 lần trong 2 ngày.
  3.3.2. Điều trị
  -    Việc điều trị cũng tương tự như ETEC ngoại trừ việc truyền máu (2 lít) cần thiết trong trường hợp đi tiểu ra máu nhiều hoặc lỵ.
  -    Bù đắp và giữ lượng dịch cho cơ thể là biện pháp đầu tiên điều trị AEEC hoặc SLTEC ở bê sơ sinh, điều chỉnh tình trạng acidosis và giảm glucose huyết, phục hồi cân bằng toan kiềm, lượng nước là yếu tố bắt buộc như:
  + Truyền dịch vào tĩnh mạch: dung dịch glucose 5% và NaHCO3 (2-4 lít/ tiêm bắp tùy theo tình trạng của thú).
  -    Cũng có thể cho bê uống các dung dịch cung cấp chất điện giải cộng glucose 5% nếu tình trạng thú khỏe hơn. Có thể sử dụng 1 trong các sản phẩm của ANOVA sau để cung cấp điện giải và tăng sức kháng bệnh:
  + NOVA-ELECTROVIT: 2g/lít nước uống, trong 3-5 ngày.
  + NOVA-AMINOLYTES: 1g/lít nước uống, trong 3-5 ngày.
  + NOVA-DEXTROLYTES: 2g/lít nước uống, trong 3-5 ngày.
  +NOVA-ELECJECT: 1ml/1-2 kg thể trọng, tiêm xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch, ngày 1-3 lần cho đến khi hết bệnh.
  -    Có thể dùng một trong các sản phẩm sau để điều trị:
  + NOVA-COLISPEC hoặc NOVA-COLI STOP: Cho uống 10-20ml/con/lần, ngày 2lần, trong 3-5 ngày.
  + NOVA-ENROCIN 10%: Tiêm dưới da 1ml/20 kg P, ngày 1 lần trong 3- 4 ngày.
  + NOVA-TICOGEN: Tiêm bắp 1ml/10-20 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 4-5 ngày.
  + NOVASONE: Tiêm bắp 1ml/12-15 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3- 4 ngày.
  + NOVA-FLOX 20%: 1ml/ 40kg P hoặc 1ml/4 lít nước uống, trong 4-5 ngày.
  + NOVA-ENRO 10%: 1ml/2 lít nước uống, trong 4-5 ngày.
  + NOVA-BACTRIM 48%: 1g/1,5 lít nước uống, trong 4-5 ngày.
  + NOVA-METOGEN: 1g/1,5 lít nước uống, trong 4-5 ngày.
  + NOVA-COLIGEN: Tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1 lần, trong 3- 4 ngày.
  + NOVA-LINCO SPECTIN: Tiêm bắp 1ml/20 kg thể trọng, ngày đầu tiêm 2 lần, các ngày sau tiêm 1 lần, trong 3- 4 ngày.
  -    Trong quá trình bê bị tiêu chảy mà chỉ cung cấp chất điện giải + glucose thì không đủ năng lượng cho thú phục hồi. Cần cung cấp thêm sản phẩm thay thế sữa như NOVA-MILK hoặc SUPER-MILK (cần chia nhỏ lượng thức ăn trong ngày ra để tránh tình trạng thú ăn khó tiêu do bị tiêu chảy nhiều vì ruột bị tổn thương). Ngoài ra cần sử dụng thêm 1 trong các sản phẩm sau để giúp thú tăng sức kháng bệnh mau chóng hồi phục bệnh như:
  + NOVA-C.VIT: Tiêm bắp 1ml/ 10kg thể trọng, ngày 1-2 lần, cho đến hết bệnh.
  + NOVA-B.COMPLEX: Tiêm bắp 10ml/con/lần, ngày 1 trong 4-5 ngày liên tục.
  + NOVA-ATP COMPLEX: Tiêm bắp 7-10 ml/con/lần, ngày 1 lần cho đến hết bệnh.
  + NOVASAL COMPLEX: Tiêm bắp 15-20 ml/con/lần, 2 ngày tiêm 1 lần đến hết bệnh.
  -    Không được dùng các sản phẩm chứa Methosopolamine, Atropin hoặc chất làm giảm nhu động ruột vì có thể gây chướng hơi dạ cỏ hoặc hồi tràng. Tăng cường việc sát trùng chuồng trại 2 ngày 1 lần bằng sản phẩm NOVACIDE hoặc NOVASEPT hoặc NOVADINE hoặc NOVA-MC.A30

(a)(b)    (c)

(d)    (e)    (f)

Hình 1: Mí mắt lõm xuống do bò mất nước nặng (a) ; Phân lỏng màu hơi trắng bám xung quanh hậu môn (b) ; Ruột giản, thành ruột non mỏng đi (hình thành sau khi bò chết) (c) ; Trên các tế bào biểu mô ở niêm mạc hồi tràng có nhiều Escherichia coli bám vào và nổi trồi lên (AEEC), nhuộm gram (d) ;  Viêm màng não mưng mủ (nhuộm HE) (e) ; Biểu thị độc tố ruột chịu nhiệt bằng cách cấy truyền trực khuẩn E.coli sinh độc tố đường (ETEC) vào dạ dày chuột nhắt trắng sơ sinh (f).

Nguồn: anova.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác