Thức ăn cho bò sữa

Nuôi dưỡng bò sữa - Nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa

1.1: Nhu cầu năng lượng

Bò sữa sử dụng năng lượng liên tục cho hàng loạt các phản ứng sinh hoá học cần thiết cho sự sống bao gồm: năng lượng cho duy trì, sinh trưởng, tiết sữa và mang thai... giá trị năng lượng thức ăn được tính bằng năng lượng tổng số (GE), năng lượng tiêu hoá (DE), năng lượng trao đối (ME), năng lượng thuần (NE), đương lượng tinh bột (SE), đơn vị thức ăn Scandinavian (SFU hoặc FU), đơn vị yến mạch (OU) và tổng các chất dinh dưỡng tiêu hoá được (TDN). ở Việt Nam quy định dùng năng lượ.ng trao đổi làm đơn vị năng lượng biểu thị bằng kilocalo (Kcal) cho các loại gia súc, gia cầm.

1.1.1. Nhu cần năng lượng duy trì ở bò sữa

Nhu cầu năng lượng duy ta là số lượng cần thiết giữ cho gia súc có khối lượng và thành phần mô bào không đổi, không sản xuất sữa và không sinh sản. Trong thực tế bò sữa hậu bị có thể vừa mang thai, vừa sinh trưởng; còn bò sữa trưởng thành đương tiết sữa lại vừa mang thai. Như vậy, việc xác định năng lượng cần thiết cho duy trì là sự phân chia có tính lý thuyết từ tổng năng lượng cần thiết của bò sữa trong 1 khoảng thời gian xác định. Nhu cầu năng lượng duy trì của bò sữa tỷ lệ với luỹ thừa 0,75 khối lượng cơ thể theo

luật diên tích bề mặt, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, trong đó có mức hoạt động của bò sữa. Nhu cầu năng lượng duy trì của bò sữa cao hơn 10-15% so với bò cạn sữa không mang thai. Mức năng lượng duy trì cho bò cái không tiết sữa là 118 Kcal Me/kg W0.75, trong thời gian tiết sữa là 132 Kcal Me/kg W0.75 . Nhu cầu năng lượng duy trì cần được tăng thêm khoảng 10% cho bò sữa gặm cỏ trên đông cỏ tốt và khoảng 20% khi chúng phải tự gặm cỏ trên đông cỏ xấu. Trong điều kiện mùa đông giá lạnh, nhu cầu duy trì cần tăng thêm 8%

1.1.2 Nh u cầu năng lượng sinh trưởng

Nhu cầu năng lượng cho sinh trưởng tuỳ thuộc vào thành phần của phần tăng trọng tích luỹ ở bê con, khối lượng tăng trọng chứa nhiều protein, nước và các chất khoáng, tỷ lệ mỡ thấp, còn ở gia súc già, sự tăng trọng chứa nhiều mỡ, tỷ lệ nước, protein và khoáng thấp hơn. Như vậy bò càng lớn nhu cầu năng lượng cho 1 đơn vị tăng trọng càng cao. Cần tránh không để bò cái sữa quá béo, khó đáp ứng nhu cầu năng lượng sinh trưởng.

1.1.3. Nhu cầu năng lượng cho bò cái mang thai

Trong những tháng đầu của thời kỳ mang thai, nhu cầu năng lượng ở bò cái rất thấp. Sang giai đoạn 2 nhất là 2 tháng trước khi đẻ, thai, nhau thai và tử cung tăng rất nhanh. Để cung cấp năng lượng cho bò sữa mang thai cần cung cấp cho bò cái trong thời gian mang thai 3 tháng đâu là 40 Kcal Me/ngày, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 là 235 Kcal Me/ngày, thời kỳ cuối nhu cầu tăng lên 1000 Kcal Me/ngày.

1.1.4. Nhu cầu năng lượng cho tiết sữa

Nhu cầu năng lượng cho tiết sữa phụ thuộc vào năng lượng chứa trong sữa. Tỷ lệ mỡ sữa với lượng năng lượng của sữa có tương quan chặt chẽ. Vì vậy phải dựa vào tỷ lệ mỡ thực tế trong sữa để tính nhu cầu năng lượng sản xuất sữa cho bò cái. Để đơn giản hơn, người ta đổi khối lượng sữa hàng ngày của bò cái có tỷ lệ mỡ khác nhau thành khối lượng sữa có tỷ lệ mơ tiêu chuẩn quy đổi 4% theo công thức sau:

STC (kg) = 0,4 STT (kg) + 15 MTT (kg)

STC: Sữa tiêu chuẩn 4% mỡ (kg)

STT: Sữa thực tế (kg)

MTT: Khối lượng mỡ thực tế (kg)

Tiêu chuẩn năng lượng cho bò sản xuất 1kg STC là 1144 Kcal NLTĐ.

1.2. Nhu cầu protein

1.2.1 Nhu cầu protein cho duy trì

Nhu cầu protein cho duy trì ở bò sữa được chia làm 3 phần (1) protein trao đổi mất theo phân khoảng 6,8% vật chất khô của phân, (2) protein nước tiểu nội sinh được tính là 2,75 W0.50 (w là khối lượng cơ thể, kg), (3) protein bài tiết ở da, lông và mô bào chết được tính bằng 0,2 WG0.60 (w là khối lượng cơ thể, kg). Tổng hợp 3 nhu cầu trên tính được nhu cầu protein duy trì cho bò sữa Zebu và bò lai là 2,84g P.t.h/kg W0.75, cho bò sữa nhiệt đới là 2,86g P.t.h/kg W0.75 .

1.2.2. Nhu cầu protein cho sinh trưởng (tăng trọng)

Tỷ lệ phần trăm của protein cần thiết trong thức ăn của bò sữa đang sinh trưởng giảm dần theo tuổi. Sự giảm thấp này một phần là do tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn của tổng số thức ăn sử dụng cho sự sinh trưởng tế bào, phần khác có liên quan đến tỷ lệ phần trăm cao hơn của mỡ tích luỹ vào mô bào. Khi xác định nhu cầu protein cho bò đang sinh trưởng thường gặp một số khó khăn, vì sự tích luỹ ni tơ phụ thuộc vào thành

phần hoá học của thức ăn và tuổi của bò. Để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng protein cho bò đang sinh trưởng ta dùng công thức sau:

Pt.h (g/n) = 2,86 W0.75 kg + 0,218g (TT) + 0.6631kg (W) - 0,001142kg (W)2

Pt.h: Protein tiêu hoá (g)

W: Khối lượng cơ thể (kg)

TT: Tăng trọng (g/ngày)

Giá trị này sẽ đáp ứng nhu cầu protein tiêu hoá cho bê đang lớn, bò vỗ béo không mang thai và bò cái mang thai 6 tháng đầu.

1.2.3. Nhu cầu protein cho bò cái mang thai

Sinh trưởng của thai thường đi kèm theo với tăng trưởng của thai ở bò mẹ. Nhu cầu protein cho bò cái trong thời gian mang thai là đáp ứng các nhu cầu trên. Trong 6-7 tháng đầu của thời kỳ mang thai, sự sinh trưởng cua bào thai tương đối thấp, có thể đáp ứng nhu cầu protein cho bò dựa vào công thức tính toán tại mục 1.2.2 ở trên. Tuy nhiên, trong 2-3 tháng cuối cùng của thời gian mang thai, cùng với sự sinh trưởng nhanh chóng của bào thai và bầu vú nhất là ở bê hậu bị có thai lần đầu. Cần cung cấp cho nhu cầu này khoảng 45g

Pt.h/ngày. Nhu cầu Pt.h cho bò mang thai trong giai đoạn này khoảng 80g Pt.h/ngày, nhằm đáp ứng tăng khối lượng của bào thai 400 g/ngày.

1.2. 4. Nhu cầu protein cho bò cái tiết sữa

Thoả mãn nhu cầu protein cho bò cái sinh tổng hợp sữa phụ thuộc vào lượng chứa protein trong sữa, nhưng sự biến đổi tỷ lệ mỡ và protein trong sữa thường đi cùng chiều, nên nhiều tác giả thường dựa vào tỷ lệ mỡ trong sữa để tính nhu cầu protein cho bò. Tiêu chuẩn này đề nghị sử dụng giá trị trung bình của các nghiên cứu cho bò các nước đang phát triển là 55g Pt. h/kg sữa có tỷ lệ mỡ tiêu chuẩn 4%.

1.3. Nhu cầu các chất khoáng

Bò sữa cần cung cấp 2 loại các chất khoáng, đó là các nguyên tố đa lượng và các nguyên tố vi lượng. Các nguyên tố đa lượng bao gồm Ca, P, Mg, K, Na, Cl, S... còn các nguyên tố vi lượng bao gồm Fe, Co, Cu, Ma, Zn, I2' s... Nhu Cầu các chất khoáng đa lượng thường được tính theo tỷ lệ % còn các nguyên tố vi lượng tính theo ppm hoặc ppb so với VCK của khẩu phần. Các chất khoáng cung cấp cho bò sữa thường ở dạng hỗn hợp với thức ăn tinh hoặc trong thức ăn hỗn hợp. Khi bò không được cung cấp thức ăn tinh, việc cung cấp khoáng cho bò thường dưới dạng thức ăn viên hoặc tảng liêm. Mức an toàn tối đa và mức nhu cầu tối thiểu các chất khoáng cho bò sữa như sau:

Mức an toàn tối đa một số chất khoáng cho bò sữa liên quan đến nhu cầu tối thiểu

Loại bò

Khoáng

Nhu cầu tối thiểu

Mức an toàn tối thiểu

Biến động an toàn (tối đa/tối thiểu)

Bò tiết sữa

Sodiumchloride (%)

0,46

5

11

Không tiết sữa

Sodiumchloride (%)

0,25

5

20

Iron (ppm)

100

1000

10

Bò trưởng thành

Iron (ppm)

50

1000

20

Tất cả các loại bò

Cobalt (ppm)

0,1

20

200

Tất cả các loại bò

Copper (ppm)

10

80

8

Tất cả các loại bò

Manganese (ppm)

40

1000

25

Bò non

Zine (ppm)

40

500

12

Bò trưởng thành

Zine (ppm)

40

1000

25

Bò cái

Selenium (ppm)

0,5

50

100

Tất cả các loại bò

 

0,1

5

50

 1.4 Nhu cầu vitamin

Bò sữa cũng yêu cầu các loại vitamin như các loại gia súc khác. Tuy nhiên, do hệ vi sinh vật dạ cỏ có khả năng tổng hợp được vitamin nhóm B và K, thoả mãn nhu cầu thường xuyên của bò sữa về các loại vitamin này. ở bê trước khi dạ cỏ bắt đầu hoạt động, chúng cân được cung cấp vitamin B và K từ thức ăn. Vitamin C được tổng hợp trong mô bào của bò, nên không cần thiết phải có trong thức ăn. Bò sữa ở tất cả các lứa tuổi cần được cung cấp vitamin A và E trong khẩu phần. Vitamin cần được cung cấp cùng thức ăn hoặc có thể được tống hợp ở da dưới tác động của tia tử ngoại mặt trời.

Trong thực tế nuôi dưỡng bò sữa, sự thiếu hụt vitamin không phải là vấn đề lớn. .Tuy nhiên việc bổ sung vitamin vẫn cần thiết để đảm bảo sức khoẻ và sức sản xuất tôi ưu trong một số loại thức ăn nào đó. Cần nói thêm rằng giữa mức cần thiết tối thiểu và mức an toàn tối đa của vitamin rất rộng. Bò có thể dự trữ đủ các vitamin hoà tan trong dầu mỡ (A, D, E và K) để thoả mãn nhu cầu/ của chúng trong một khoảng thời gian nhất định, nên việc bồ sung liên tục cho bò là không cần thiết.


(Cẩm nang chăn nuôi gia súc-gia cầm-Hội chăn nuôi Việt Nam-NXBNN)
Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác